Habeco dự chi gần 350 tỷ đồng trả cổ tức

Habeco dự kiến thanh toán cổ tức năm 2022 bằng tiền với tỷ lệ 15%/mệnh giá (1 cổ phiếu được nhận 1.500 đồng). Với 231,8 triệu cổ phiếu đang lưu hành, doanh nghiệp này sẽ phải chi ra số tiền gần 348 tỷ đồng.

habeco-.jpg
Cổ đông nhà nước nắm giữ gần 82% vốn tại Habeco (Ảnh minh hoạ)

Tổng Công ty CP Bia – Rượu – Nước Giải khát Hà Nội (Habeco, mã BHN) vừa thông báo ngày 16/8 tới đây sẽ là ngày đăng ký cuối cùng thực hiện chi trả cổ tức năm 2022 bằng tiền và lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 15/8.

Habeco dự kiến thanh toán cổ tức năm 2022 bằng tiền với tỷ lệ 15%/mệnh giá (1 cổ phiếu được nhận 1.500 đồng), ngày thanh toán dự kiến vào ngày 15/10/2024. Với 231,8 triệu cổ phiếu đang lưu hành, doanh nghiệp này sẽ phải chi ra số tiền gần 348 tỷ đồng.

Về cơ cấu cổ đông của Công ty, Bộ Công Thương là công ty mẹ sở hữu gần 189,6 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 81,79% sẽ nhận về tương ứng hơn 284 tỷ đồng. Carlsberg Breweries A/S là cổ đông lớn thứ 2 nắm giữ gần 40,2 triệu cổ phiếu dự kiến nhận về hơn 60 tỷ đồng.

Quảng cáo

Ngoài ra, Habeco sẽ lấy ý kiến cổ đông về việc bầu 2 thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2024-2029, tuy nhiên nội dung chi tiết chưa được công bố.

Về kết quả kinh doanh, quý II/2024, Habeco đạt doanh thu thuần 2.306 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023. Giá vốn tăng chậm hơn giúp lãi gộp tăng 21% lên 643 tỷ đồng, biên lãi cải thiện từ mức 26% lên 28%.

Sau khi trừ đi các chi phí, Habeco lãi trước thuế 221 tỷ đồng, giảm nhẹ 4% so với cùng kỳ nhưng cải thiện đáng kể so với mức lỗ 13 tỷ trong quý I/2024. Theo đó, Bia Hà Nội đã ngắt mạch 3 quý liên tiếp lợi nhuận sụt giảm so với quý liền trước. Lợi nhuận sau thuế tương ứng đạt 172 tỷ, giảm 9% so với quý II/2023.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu thuần của Habeco đạt 3.614 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 151 tỷ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2024, theo đánh giá của Ban lãnh đạo Habeco, vấn đề sức mua yếu và những ảnh hưởng từ sự hồi phục chậm của nền kinh tế vẫn ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp bán lẻ; Rủi ro lạm phát, chi phí vận hành cao, lượng hàng tồn kho lớn tiếp tục là những áp lực đối với các doanh nghiệp. Những yếu tố này sẽ tạo nên thách thức không nhỏ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Habeco.

Habeco đặt mục tiêu doanh thu tiêu thụ sản phẩm chính là 6.543,3 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 248,7 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 202 tỷ đồng.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Hòa Phát trở thành doanh nghiệp duy nhất ở Đông Nam Á sản xuất ray tàu cao tốc

Tập đoàn Hòa Phát và Tập đoàn SMS group (Đức) ký hợp đồng cung cấp công nghệ và dây chuyền sản xuất thép ray và thép hình với công suất 700.000 tấn/năm. Theo đó, Hòa Phát sẽ trở thành doanh nghiệp duy nhất ở Đông Nam Á sản xuất được thép ray cho đường sắt

Hòa Phát, Đức Giang, Vinamilk... sẽ chi thêm bao nhiêu sau khi giá điện điều chỉnh tăng 4,8%? Hòa Phát đầu tư sản xuất ván sàn cao cấp, mục tiêu lọt top 3 doanh nghiệp lớn nhất sau 5 năm

Cổ phiếu “đại gia” bán vàng, trang sức tăng nóng

Trước tình trạng nguồn nguyên liệu gặp khó khăn và nguồn cung sản phẩm 24K bị hạn chế kéo dài từ nửa cuối năm 2024 đến nay, PNJ đã chủ động ưu tiên phân bổ nguồn lực cho mảng trang sức bán lẻ – lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của công ty.

Giá vàng giảm mạnh, cổ phiếu PNJ "bốc đầu" kịch trần, điều gì đang diễn ra? Doanh thu bán vàng sụt giảm mạnh, Dragon Capital không còn là cổ đông lớn tại PNJ

Vietnam Airlines và quy trình vệ sinh máy bay chuẩn 5 sao

Sau mỗi chuyến bay, đội ngũ nhân viên vệ sinh máy bay phải nhanh chóng hoàn thiện công việc dọn dẹp trong khoang để mang đến không gian sạch sẽ, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ tốt nhất cho hành khách.

Vietnam Airlines báo lãi hơn 3.600 tỷ đồng trong quý I/2025 nhờ khách quốc tế và giá nhiên liệu Cuộc đua tăng vốn của các “ông lớn” hàng không ACV, Vietnam Airlines, Vietjet Vietnam Airlines được tăng vốn thêm 9.000 tỷ đồng, chuẩn bị mua 50 tàu bay mới

Bộ Công an bổ nhiệm Trung tá Lê Cảnh Duy làm Thành viên Hội đồng thành viên Mobifone

Ông Lê Cảnh Duy sinh năm 1981, hiện là Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghệ - Viễn thông Toàn cầu (Gtel) - một doanh nghiệp thuộc Bộ Công an, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại MobiFone về Bộ Công an MobiFone chính thức cung cấp dịch vụ 5G

PV Gas đặt kế hoạch kinh doanh “đi lùi”, dự kiến phát hành thêm 70 triệu cổ phiếu thưởng

Năm 2025, PV Gas đặt mục tiêu đạt tổng doanh thu hợp nhất 74.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế dự kiến 5.300 tỷ đồng, lần lượt giảm 29% và 50% so với năm 2024. Kế hoạch này được xây dựng theo phương án giá dầu 70 USD/thùng.

Vốn hoá FPT đã vượt PV GAS, chỉ còn sau Vietcombank, BIDV, Hòa Phát PV Gas đạt doanh thu cao nhất lịch sử, mỗi ngày thu về khoảng 4 tỷ đồng lãi tiền gửi ngân hàng

Thuduc House (TDH) bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế gần 89 tỷ đồng

Thuduc House (TDH) bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế quá hạn gần 89 tỷ đồng.

Sau thay Tổng Giám đốc, Chủ tịch Thuduc House đăng ký bán gần hết cổ phiếu sở hữu Thuduc House bị cưỡng chế thuế gần 100 tỷ đồng

Chủ tịch Tasco lý giải việc "bắt tay" đối tác Trung Quốc, không chỉ phân phối, Tasco có thể sửa chữa, rửa xe

Theo Chủ tịch Tasco, chiến lược “tích hợp theo chiều dọc” của công ty là phát triển cả “thượng nguồn” lẫn “hạ nguồn”, không chỉ phân phối mà còn tiến tới làm những dịch vụ mà khách hàng sử dụng hàng ngày như sửa chữa, rửa xe...

Tasco thâu tóm doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối Volvo duy nhất tại Việt Nam Tasco bắt tay Geely lập liên doanh làm dự án lắp ráp ô tô gần 170 triệu USD