Giới chức Mỹ chuẩn bị siết chặt kiểm soát với tổ chức tài chính quy mô nhỏ và vừa

FSOC sẽ quyết định doanh nghiệp đó tiềm ẩn những rủi ro nào về ổn định của tài chính Mỹ, nhìn từ góc độ bản chất, quy mô, mức độ liên kết hoặc tất cả những yếu tố trên.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Các nhà quản lý ngành tài chính hàng đầu nước Mỹ thông báo về nhiều đề xuất nhằm củng cố cho hoạt động giám sát, theo đó tất cả các quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm và các doanh nghiệp tài chính phi ngân hàng thuộc diện kiểm soát chặt chẽ hơn, theo nội dung bài báo mới được Financial Times đăng tải.

Hướng dẫn mới nhất từ Hội đồng Giám sát Ổn định Tài chính Quốc gia Mỹ (FSOC), tổ chức quản lý ngành tài chính hàng đầu nước Mỹ dẫn đầu bởi Bộ Tài chính Mỹ, diễn giải chi tiết về việc FSOC có kế hoạch kiểm soát các tổ chức tài chính phi ngân hàng như thế nào trong thời gian tới, chắc chắn theo hướng chặt chẽ hơn rất nhiều.

FSOC sẽ quyết định doanh nghiệp đó tiềm ẩn những rủi ro nào về ổn định của tài chính Mỹ, nhìn từ góc độ bản chất, quy mô, mức độ liên kết hoặc tất cả những yếu tố trên.

Lần đầu tiên, FSOC sẽ đưa ra khung nhận diện, đánh giá và ứng phó với các rủi ro tiềm tàng.

“Đề xuất mới nhất rất quan trọng nhằm đảm bảo rằng FSOC có cách tiếp cận tốt nhằm đánh giá được rủi ro với hệ thống tài chính”, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen nói vào ngày thứ Sáu.

Chủ tịch Fed – Jerome Powell nói rằng những thay đổi mới nhất là cần thiết để tạo ra cách tiếp cận cân bằng nhằm xử lý rủi ro tiềm tàng và đảm bảo rằng tất cả các công cụ cần thiết dành cho FSOC sẽ có thể được tiếp cận phù hợp.

Các đề xuất trên được đưa ra sau khi ngành tài chính Mỹ trải qua cuộc khủng hoảng ngành ngân hàng tồi tệ nhất tính từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hơn 1 thập kỷ trước. Để ngăn rủi ro lây lan, giới chức quản lý ngành tài chính Mỹ đã buộc phải can thiệp nhằm vực dậy ngành, họ đảm bảo rằng những người gửi tiền được thanh toán đồng thời đưa ra kênh cho vay khẩn cấp nhằm đảm bảo các ngân hàng có thể đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền.

Dưới thời kỳ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, quy định về thanh khoản và kiểm soát vốn áp dụng với các ngân hàng có quy mô tài sản từ 100 tỷ USD đến 250 tỷ USD đã được nới lỏng. Từ đó đến nay, chính quyền Joe Biden đã kêu gọi thay đổi hiến pháp nhằm siết chặt quản lý hơn với các ngân hàng cho vay quy mô trung bình.

Bà Yellen và nhiều nhà quản lý khác cho rằng hệ thống ngân hàng Mỹ vẫn đang vững vàng, một phần bởi những thay đổi trong dự luật cải tổ ngành tài chính Dodd-Frank năm 2010. Tuy nhiên vào ngày thứ Sáu, bà lại thừa nhận rằng việc này chưa được hoàn tất.

Giám đốc Ủy ban Chứng khoán và Ngoại hối Quốc gia (SEC), ông Gary Gensler, cũng ủng hộ cho dự thảo này. Ông nói đến việc cần phải hành động mạnh tay hơn nhằm đảm bảo sự vững vàng của thị trường trái phiếu chính phủ Mỹ cũng như các quỹ thị trường tiền tệ.

Nhóm ba công ty bảo hiểm lớn bao gồm AIG, Prudential và Metlife cũng như GE Capital vốn được coi như có tầm quan trọng mang tính hệ thống dưới chính quyền Obama.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen khẳng định rằng khung chính sách mới mang đến sự đảm bảo quan trọng. Đồng thời nó cũng sẽ khiến cho việc trừng phạt nhà điều hành của các ngân hàng Mỹ thất bại dễ dàng hơn.

Những tổ chức tài chính lớn của Mỹ bao gồm Charles Schwab, State Street và M&T đã phải chứng kiến tình trạng rút mạnh tiền gửi trong quý 1/2023, tổng số tiền bị người dân và doanh nghiệp rút ra khỏi nhóm ba ngân hàng này ước tính khoảng 60 tỷ USD.

Theo Financial Times, tình trạng tiền gửi bị rút mạnh có nguyên nhân trực tiếp từ vụ việc sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley Bank và 2 ngân hàng cho vay khác. Tiền mặt bị chuyển ra khỏi các tài khoản ngân hàng ở tốc độ chưa từng thấy tính từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Hệ thống ngân hàng truyền thống của Mỹ hiện đang đương đầu với thêm nhiều áp lực về vấn đề tiền gửi khi mà vào ngày thứ Hai tuần này, Apple và Goldman Sachs đã thông báo về việc sẽ có loại tài khoản tiết kiệm mới tại Mỹ, người nhận tiền sẽ được hưởng lãi suất cao lên đến 4,15%/năm.

Từ trước đó, người gửi tiền tại Mỹ đã không ngừng rút tiền khỏi tài khoản ngân hàng lợi suất thấp và đổ tiền vào các sản phẩm thay thế ví như quỹ tiền tệ hay tín phiếu Bộ Tài chính Mỹ vốn mang lại lợi suất cao hơn.

Bằng cách này, họ cũng tận dụng được lợi thế kiếm tiền khi mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) không ngừng nâng lãi suất cơ bản đồng USD. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong tài khoản ngân hàng của Mỹ ước tính chỉ khoảng 0,37%, theo số liệu của chính phủ Mỹ. Trong khi đó lãi suất cơ bản đồng USD của Fed ở mức khoảng từ 4,75% cho đến 5%.

Vào ngày thứ Hai, ngân hàng Schwab công bố tổng tiền gửi tại ngân hàng giảm ước tính khoảng 11% tương đương khoảng 41 tỷ USD trong quý đầu tiên và 30% so với cùng kỳ năm xuống còn 325,7 tỷ USD. Tổng tiền gửi tại ngân hàng State Street giảm 5% trong quý 1/2023 xuống còn 224 tỷ USD, mức giảm sâu hơn so với kỳ vọng.

Tổng tiền gửi tại ngân hàng M&T giảm 3% từ mức 163,5 tỷ USD ở thời điểm cuối năm 2022 xuống còn 159,1 tỷ USD.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Lãi suất trên thế giới đang mỗi nơi một đường

Lãi suất trên thế giới đang mỗi nơi một đường

Các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đã từng sát cánh hợp tác cùng nhau chống lạm phát. Nhưng đến nay, họ bắt đầu có xu hướng phân tán. Trong khi các cơ quan hoạch định chính sách ở châu Âu trở nên ôn hòa hơn thì Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vẫn thận trọng về việc cắt giảm quá sớm.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Chat với BizLIVE