Vì sao bất động sản thương mại có thể tạo ra nhiều hệ lụy xấu lên kinh tế Mỹ?

Tính từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, định giá của các tòa nhà văn phòng đặc biệt đã giảm sâu bởi lãi suất cơ bản đồng USD tăng cao và việc nhiều nhân viên thích làm việc ở nhà.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Các ngân hàng Mỹ đang ngày một lo lắng về giá trị của các bất động sản thương mại và những rủi ro mà nó có thể gây ra với bảng cân đối kế toán của các ngân hàng cho vay, theo nhiều điều hành cao cấp của các ngân hàng chia sẻ trong tuần này, theo nội dung bài đăng mới được Financial Times chia sẻ.

Tính từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, định giá của các tòa nhà văn phòng đặc biệt đã giảm sâu bởi lãi suất cơ bản đồng USD tăng cao và việc nhiều nhân viên thích làm việc ở nhà.

Tuy nhiên, nhiều nhà điều hành trong lĩnh vực tài chính cố gắng trấn an nhà đầu tư rằng họ không hề nhận thấy có bất kỳ rủi ro hệ thống nào bởi các ngân hàng và định chế tài chính đều nắm bất động sản thương mại.

CEO tại ngân hàng State Street Bank, ông Ron O’Hanley, vào tuần này nói: “Những gì xảy ra với bất động sản thương mại, đặc biệt những bất động sản văn phòng là mối lo lớn nhất của những nhà điều hành ngành bất động sản Mỹ. Giá bất động sản loại A vẫn ổn định, giá thuê tuy giảm nhưng bất động sản nhóm này không đương đầu với vấn đề gì. Bất động sản loại B và loại C tuy nhiên lại là câu chuyện khác”.

“Câu hỏi mà chúng ta đều đang đặt ra chính là liệu những vấn đề trong lĩnh vực bất động sản văn phòng có lan ra những lĩnh vực khác. Không thể loại trừ khả năng sẽ đến lúc bất ngờ người ta có tâm lý bi quan chung về tất cả các mảng trong bất động sản và ứng xử như nhau”, trưởng bộ phận kinh doanh nợ bất động sản tại quỹ PGIM – ông Bryan McDonnell nói.

Mùa công bố kết quả kinh doanh của các ngân hàng Mỹ đã khởi động được hơn 10 ngày. Vào tuần trước, ngân hàng Wells Fargo công bố các khoản vay xấu trong lĩnh vực bất động sản của ngân hàng này tính từ cuối tháng 12/2022 đến nay đã tăng gần 50% lên 1,5 tỷ USD. Ngân hàng Morgan Stanley trong khi đó cũng lấy việc bất động sản thương mại suy giảm và triển vọng kinh tế xấu đi để lý giải cho việc ngân hàng này phải tăng dự phòng rủi ro nợ xấu.

“Theo quan điểm của tôi, chúng ta chưa rơi vào khủng hoảng ngân hàng, nhưng thực tế đã là như vậy và có thể đang xảy ra một cuộc khủng hoảng trong các ngân hàng”, CEO Morgan Stanley – ông James Gorman nói với các chuyên gia phân tích.

Tổng giá trị các khoản vay trong lĩnh vực bất động sản thương mại chiếm khoảng 40% trong tổng tín dụng của các ngân hàng nhỏ, trong khi đó tỷ lệ này trong nhóm các ngân hàng cho vay lớn nhất ước tính khoảng 13%.

Ngân hàng OZK trụ sở tại bang Arkansas, ngân hàng vốn có nhiều hoạt động cho vay trong lĩnh vực bất động sản, vào ngày thứ Sáu công bố cũng đã nâng dự phòng rủi ro nợ xấu thêm 10% trong quý 1/2023, con số này thậm chí đã tăng đến 10 lần so với cùng kỳ năm trước.

Ước tính khoảng 1/3 trong tổng số 4,5 nghìn tỷ USD nợ trong lĩnh vực bất động sản thương mại sẽ đáo hạn trước thời điểm cuối năm 2025, theo phân tích của các chuyên gia Morgan Stanley.

Trong tuần này, trưởng bộ phận chiến lược đầu tư tại quỹ California State Teachers’ Retirement System – ông Christopher Ailman nói với Financial Times rằng ông ước tính giá trị bất động sản thương mại đã giảm khoảng 20% và ông đang chuẩn bị cho khả năng danh mục bất động sản giá trị 52 tỷ USD sụt giảm sâu.

Nỗi lo sợ của nhà đầu tư đang ngày một lớn dần. Kết quả khảo sát của Bank of America vào tháng này cho thấy khoảng một nửa các chuyên gia cho rằng bất động sản thương mại có thể coi như nguồn gây ra rủi ro hệ thống tín dụng lớn nhất.

Nhiều quan chức trong ngành tài chính Mỹ cũng bắt đầu thể hiện quan điểm lo lắng. Quan chức hàng đầu tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào tháng này đã coi bất động sản thương mại như “điểm nóng”.

Báo cáo ổn định tài chính mới nhất của tổ chức đa phương này cảnh báo về việc các yếu tố kết hợp bao gồm giá trị bất động sản suy giảm, điều kiện tài chính siết chặt và thị trường thiếu thanh khoản có thể khiến cho các ngân hàng cho vay chật vật trong việc tái cấp vốn các khoản vay đáo hạn, như vậy tỷ lệ vỡ nợ sẽ tăng cao hơn.

Ba tháng đầu năm nay, giá trị các thương vụ liên quan đến bất động sản văn phòng rơi xuống ngưỡng thấp nhất trong hơn 1 thập kỷ, theo số liệu của MSCI Real Assets.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE