Giao dịch nhiều tần suất lớn có thể vào diện chống rửa tiền?

Có ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng, giao dịch số lượng nhiều, tần suất lớn trong thời gian ngắn, dù giá trị không lớn vẫn cần phải báo cáo về hoạt động rửa tiền.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trước phiên thảo luận tại hội trường về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) vào sáng nay (1/11), ngày 31/10 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có báo cáo giải trình ý kiến thảo luận tại tổ của đại biểu Quốc hội về dự án Luật này.

Trước đó, thảo luận tại tổ ngày 24/10, nhiều đại biểu lo ngại nguy cơ rửa tiền qua tiền ảo tại Việt Nam rất lớn và đề nghị cân nhắc điều chỉnh tại dự thảo luật nhằm hạn chế rủi ro về rửa tiền và tài trợ khủng bố trong lĩnh vực này.

Nêu thực tế, nhiều người tham gia vào các hoạt động của các sàn tiền ảo, đại biểu Quốc hội đề nghị cần làm rõ để tạo hành lang pháp lý kiểm soát hành vi có thể lợi dụng thông qua rửa tiền để tài trợ khủng bố, chuyển đổi tiền thu được bằng các hoạt động bất hợp pháp thành tiền séc hoặc chuyển qua các tài khoản thông qua mua bán, trao đổi tiền ảo, nhất là các đối tượng có yếu tố nước ngoài.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng nếu đưa quy định về tài sản ảo, tiền ảo vào dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền thì đã thừa nhận các loại hình này trong khi chưa có khuôn khổ pháp lý. Với những hành vi mới phát sinh, Điều 16 dự thảo luật đã giao Chính phủ quy định và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi ban hành nghị định để xử lý vấn đề mới phát sinh.

Một số ý kiến đề nghị bổ sung hành vi rửa tiền qua công nghệ sử dụng tiền ảo, tiền điện tử, tài sản ảo là một tội danh, chứ không phải tình tiết tăng nặng như quy định Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) nghiên cứu bổ sung điều khoản quy định về tịch thu các tài sản ảo, tiền ảo theo chuẩn mực quốc tế, để có thêm tính răn đe, ngăn ngừa và xử lý hành vi rửa tiền bất hợp pháp.

Đại biểu cũng đề nghị Chính phủ cũng cần xây dựng hệ thống cơ sở quản trị, đánh giá mức độ cảnh báo có dấu hiệu liên quan tới hành vi rửa tiền qua mức độ giao dịch hoặc các giao dịch liên quan tới tiền ảo.

Giải trình, Ngân hàng Nhà nước cho hay, quá trình xây dựng luật để đáp ứng khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính và đánh giá của Nhóm đánh giá châu Á - Thái Bình Dương về chống rửa tiền tại báo cáo đánh giá đa phương, đồng thời từ thực tiễn nhu cầu quản lý nhà nước về phòng chống rửa tiền, cơ quan chủ trì soạn thảo đề xuất bổ sung đối tượng báo cáo mới là tổ chức cung cấp dịch vụ tài sản ảo, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian kết nối người đi vay và cho vay dựa trên nền tảng công nghệ…

Tuy nhiên, sau khi tổng hợp ý kiến các cơ quan, tổ chức và đánh giá tính khả thi trong điều kiện chưa có quy định pháp luật điều chỉnh các hoạt động này, đồng thời để đảm bảo quy định luật có tính bao quát các hoạt động phát sinh trong tương lai, dự thảo luật được điều chỉnh lại theo hướng giao Chính phủ quy định các hoạt động mới phát sinh có rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo ngoài các hoạt động cụ thể được nêu trong luật.

Đồng thời, tiếp thu ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, dự thảo luật quy định Chính phủ quy định các hoạt động mới phát sinh có rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo sau khi được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Thảo luận tại tổ, có ý kiến cũng đề nghị giao Chính phủ quy định chi tiết về vấn đề tiền ảo, để có phương án tiếp cận linh hoạt, thận trọng. Giải trình, Ngân hàng Nhà nước cho hay, năm 2017 Thủ tướng ban hành Quyết định 1255 phê duyệt đề án “Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo”.

Theo đó, Bộ Tư pháp được giao chủ trì rà soát, đánh giá thực trạng về tiên ảo và lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tiền ảo, tài sản ảo. Thủ tướng cũng giao Bộ Tài chính làm đầu mối triển khai nhiệm vụ “xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tiền ảo, tài sản ảo” và tiền khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn giao dịch của các sàn giao dịch tài sản ảo, tiền ảo.

Liên quan đến một số ý kiến khác về lượng hoá tối đa các mức độ rửa tiền, theo Ngân hàng Nhà nước, dự luật hiện đã lượng hoá tối đa các tiêu chí, gồm mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là 300 triệu đồng; các giao dịch phải thực hiện nhận biết khách hàng với nhóm tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính, mức giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước, quốc tế phải báo cáo.

Về ý kiến đề nghị bổ sung quy định liên quan tới kiểm soát khách hàng giao dịch không qua ngân hàng, bởi thực tế nhiều giao dịch dùng tiền mặt để trao đổi để tránh bị thu thuế (giao dịch mua nhà, mua bất động sản…), Ngân hàng Nhà nước giải thích, việc kiểm soát thanh toán không dùng tiền mặt không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng chống rửa tiền. Thay vào đó các giao dịch không dùng tiền mặt được rà soát, nghiên cứu, quy định tại các văn bản pháp luật chuyên ngành như Luật Kinh doanh bất động sản…

Về giám sát giao dịch đặc biệt, quá trình thảo luận đại biểu Quốc hội đề nghị không chỉ các giao dịch có giá trị lớn, bất thường hoặc phức tạp, mà giao dịch số lượng nhiều, tần suất lớn trong thời gian ngắn, dù giá trị không lớn vẫn cần phải báo cáo về hoạt động rửa tiền.

Theo cơ quan soạn thảo, Điều 20 của dự thảo luật chỉ đề cập tới giám sát đặc biệt một số giao dịch, trong đó có giao dịch giá trị lớn, phức tạp. Với giao dịch số lượng nhiều, hoặc với tần suất lớn trong thời gian ngắn, giá trị không cao thuộc một trong các dấu hiệu đáng ngờ được quy định tại Điều 28, tức là khi phát sinh, đối tượng báo cáo cần thu thập, phân tích thông tin thêm để xem xét báo cáo giao dịch đáng ngờ.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Ảnh minh họa.

Vàng đồng loạt tăng giá mạnh

Cùng chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng trong nước đồng loạt tăng cao và giá bán tại SJC lại vượt lên trên 81 triệu đồng một lượng.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Giá vàng phục hồi nhẹ, tỷ giá trung tâm tăng

Giá vàng miếng SJC có thời điểm tuột mốc 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra song đã nhanh chóng lấy lại mốc này. Trong khi giá USD niêm yết tại các ngân hàng thương mại cũng quay đầu tăng nhẹ.

Tháo gỡ khó khăn cùng khách hàng, OCB tăng dự phòng rủi ro, giảm lợi nhuận, bảo đảm hoạt động

Tháo gỡ khó khăn cùng khách hàng, OCB tăng dự phòng rủi ro, giảm lợi nhuận, bảo đảm hoạt động

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023. Theo đó, lợi nhuận trước thuế đạt 4.139 tỷ đồng. So với báo cáo quản trị, lợi nhuận trước thuế của OCB giảm 1.088 tỷ đồng đến từ việc chi phí dự phòng tăng 501 tỷ đồng và điều chỉnh một số khoản mục thu nhập đã thực thu từ khách hàng trong năm 2023 sẽ được hạch toán trong năm 2024.

Chat với BizLIVE