Giảm lãi suất điều hành có còn là “át chủ bài”?

Chuyên gia cho rằng, việc giảm lãi suất điều hành không phải là phải là điều kiện đủ trong thời điểm hiện tại. Việc cải thiện đầu ra cho doanh nghiệp cũng như triển khai thực tế của các giải pháp từ Chính phủ sẽ có nhiều tác động hơn tới mặt bằng lãi suất

Đã giảm về tương đương giai đoạn nới lỏng

Ngày 16/6/2023, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phát đi tín hiệu giảm lãi suất điều hành lần thứ 4 kể từ đầu năm. Trong đó, hầu hết các các lãi suất điều hành đều được điều chỉnh giảm, bao gồm lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với TCTD giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5%/năm; lãi suất tái cấp vốn giảm từ mức 5,0%/năm xuống 4,5%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ mức 3,5%/năm xuống 3,0%/năm.

Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ mức 5,0%/năm xuống 4,75%/năm , riêng lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND tại Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5,25%/năm.

Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của TCTD đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế giảm từ mức 4,5%/năm xuống 4,0%/năm ; riêng lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của Quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5,0%/năm.

Như vậy, đa số lãi suất điều hành đều đã giảm về tương đương giai đoạn 2020 – trong thời điểm NHNN thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm hỗ trợ nền kinh tế trước đại dịch COVID – 19.

Không phải là điều kiện đủ?

Động thái này được Nhà điều hành đưa ra ngay khi Fed quyết định tạm hoãn tăng lãi suất, nhằm đẩy nhanh việc kéo giảm mặt bằng lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp, người dân, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế.

Quảng cáo

Theo đánh giá của TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, kiêm Giám đốc Viện đào tạo và nghiên cứu BIDV, việc giảm lãi suất sẽ hỗ trợ các TCTD trong việc tiếp cận vốn từ NHNN qua các công cụ như cho vay tái chiết khấu, tái cấp vốn, liên ngân hàng; qua đó, giúp các TCTD có điều kiện tiếp tục giảm lãi suất huy động và cho vay.

Đồng thời, tăng trưởng tín dụng được kỳ vọng sẽ khởi sắc hơn khi lãi suất giảm trong thời gian tới, qua đó góp phần tăng thu nhập từ tín dụng và các dịch vụ liên quan cho các TCTD.

Đối với bên vay vốn là người dân, doanh nghiệp, việc lãi suất giảm (đối với cả nợ cũ và vay mới) sẽ hỗ trợ giảm một phần chi phí tài chính. Doanh nghiệp cũng có thể huy động vốn mới (vay nợ, phát hành trái phiếu) với lãi suất thấp hơn, vừa góp phần tăng khả năng trả nợ, giảm rủi ro nợ xấu, giảm chi phí đầu vào, vừa tạo điều kiện giảm giá đầu ra tương ứng, qua đó kích thích tiêu dùng.

“Động thái chính sách này tiếp tục cho thấy thay đổi chính sách tiền tệ, từ thận trọng sang linh hoạt, nới lỏng, theo đó, doanh nghiệp và người dân có kỳ vọng lãi suất tiếp tục giảm, khiến họ có thể quyết định đầu tư, tiêu dùng nhiều hơn, góp phần hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội năm nay và năm tới”, chuyên gia nhận định.

Ở một góc nhìn khác, các chuyên gia phân tích tại SSI Research cho rằng, việc giảm lãi suất điều hành không phải là điều kiện đủ để giảm mặt bằng lãi suất.

“Mặc dù đây là động thái khá chủ động của NHNN trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, cũng như là tín hiệu cho việc lãi suất thị trường cần phải điều chỉnh thêm từ mức hiện tại để có thể về vùng hợp lý, chúng tôi cho rằng, việc giảm lãi suất điều hành không phải là phải là điều kiện đủ trong thời điểm hiện tại mà việc cải thiện đầu ra cho doanh nghiệp cũng như triển khai thực tế của các giải pháp từ Chính phủ sẽ có nhiều tác động hơn tới mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường”, các chuyên gia nhận định.

Bên cạnh đó, chuyên gia cũng lưu ý, áp lực về tỷ giá cần phải được cân nhắc đến khi lộ trình thực hiện lãi suất của Fed vẫn chưa rõ ràng hay áp lực về lạm phát khi lạm phát cơ bản vẫn đang ở mức cao.

“Chúng tôi duy trì quan điểm cho rằng áp lực sẽ tăng dần đối với tiền Đồng trong thời gian tới nếu Fed tiếp tục tăng lãi suất và áp lực mang tính mùa vụ đến từ việc chuyển lợi nhuận về nước của các doanh nghiệp FDI”, các chuyên gia cho biết.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

SeABank nâng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) chính thức hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng sau 2 đợt phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

SeABank chốt quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu và chia cổ phiếu thưởng Vinalines muốn bán hết cổ phiếu TJC, chồng bà Nguyễn Thị Nga hạ sở hữu tại SeABank

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) - thành viên Tập đoàn MUFG (Nhật Bản) vừa qua đã có đề nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) về việc muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance. Thương vụ chuyển nhượng sẽ đem lại nguồn thặng dư vốn đáng kể cho cổ đông của SHB cũng như nâng cao năng lực tài chính và vị thế của ngân hàng.

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ, cấp khoản vay mới chỉ 4,5%/năm SHB muốn huy động 5.000 tỷ đồng qua phát hành trái phiếu

Dễ dàng liên kết tài khoản Sacombank vào ứng dụng VNeID nhận an sinh xã hội

Hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong công tác thúc đẩy chi trả an sinh xã hội (ASXH) không dùng tiền mặt, đồng thời tăng cường số hóa hoạt động ngân hàng hướng đến nâng cao trải nghiệm cho khách hàng, Sacombank chính thức triển khai tính năng liên kết/cập nhật tài khoản thanh toán (TKTT) của khách hàng nhận chi trả ASXH trên ứng dụng VNeID.

Cập nhật giấy tờ và sinh trắc học trước ngày 1/1/2025 để không gián đoạn giao dịch tại Sacombank Sacombank báo lãi trong quý III/2024