Giá dầu giảm khoảng 2% trong phiên giao dịch ngày thứ Năm khi mà Trung Quốc kiên quyết duy trì chính sách không COVID-19, đồng thời lãi suất tại Mỹ tăng đẩy cao giá trị đồng USD, những yếu tố này khiến nhiều người lo sợ về khả năng suy thoái kinh tế sẽ làm suy giảm nhu cầu nhiên liệu.
Sự suy giảm của giá dầu, tuy nhiên, đã bị hạn chế bởi những lo lắng liên quan đến nguồn cung hạn chế.
Đóng cửa phiên giao dịch trên thị trường London, giá dầu Brent trên thị trường London hạ 1,49USD/thùng tương đương 1,5% xuống 94,67USD/thùng. Trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao hợp đồng tương lai giảm 1,83USD/thùng tương đương 2% xuống 88,17USD/thùng.
Cả hai loại giá dầu đã tăng hơn 1USD trong phiên giao dịch ngày thứ Tư, nguyên nhân chính do dự trữ tại Mỹ giảm dù rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản đồng thời chủ tịch Fed Jerome Powell nói rằng hiện vẫn còn quá sớm để hãm việc nâng lãi suất cơ bản đồng USD.
Đồng USD tăng giá trong phiên ngày thứ Năm, chủ tịch Fed nói rằng lãi suất tại Mỹ nhiều khả năng sẽ lập đỉnh cao hơn so với kỳ vọng của nhà đầu tư.
Đồng USD mạnh thường khiến cho nhu cầu dầu giảm bởi nói khiến cho dầu trở nên đắt đỏ hơn đối với nhà đầu tư sử dụng nhiều loại tiền tệ khác.
Chuyên gia phân tích tại công ty phân tích và dữ liệu OANDA, ông Edward Moya, nhận xét: “Giá dầu hiện đang phải đương đầu với triển vọng kinh tế toàn cầu suy yếu và đồng USD mạnh. Dường như tất cả những yếu tố bi quan này sẽ không sớm hạ nhiệt”.
Số lượng người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu bất ngờ giảm trong tuần vừa qua, nó cho thấy thị trường lao động vẫn vững vàng bất chấp việc nhu cầu nội địa suy giảm trong bối cảnh Fed nâng mạnh lãi suất để kiềm chế lạm phát.
Mỹ không phải nước duy nhất đang siết chặt chính sách tiền tệ. Ngân hàng Trung ương Anh nâng lãi suất mạnh tay nhất tính từ năm 1989, tuy nhiên cảnh báo Anh đương đầu với suy thoái kinh tế kéo dài.
Chuyên gia phân tích tại quỹ PVM Oil, ông Tamas Varga, nhận xét: “Lo lắng tăng dần về triển vọng tăng trưởng suy yếu sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu dầu toàn cầu và khả năng giảm dự báo nhu cầu dầu trong những dự báo tiếp theo không còn xa”.
Tại Trung Quốc, trong khi đó, số lượng các ca nhiễm COVID-19 lên mức cao nhất trong 2 tháng rưỡi sau khi giới chức y tế “mắc kẹt” trong chính sách kiểm soát COVID-19 chặt chẽ, nó làm tổn hại đến niềm hy vọng của nhà đầu tư về khả năng các biện pháp nới lỏng kiểm soát sẽ được áp dụng.
Không chỉ vậy, tiêu thụ khí đốt tại Trung Quốc năm 2022 được tính toán đã giảm sâu nhất trong 2 thập kỷ trong bối cảnh kinh tế đi xuống, nhu cầu khí đốt của mùa đông năm nay tăng nhẹ hơn so với những năm trước đó, theo các quan chức năng lượng nhà nước cho hay.
Giới chức kinh tế Trung Quốc vào ngày thứ Tư khẳng định rằng tăng trưởng sẽ vẫn là ưu tiên của chính phủ nước này.
Mức hạ của giá dầu, tuy nhiên, được hạn chế bởi kỳ vọng rằng thị trường sẽ vẫn thiếu nguồn cung trong nhũng tháng tới.
Quy định của Liên minh châu Âu (EU) trong việc cấm dầu Nga vì để leo thang căng thẳng Nga – Ukraine dự kiến sẽ bắt đầu vào ngày 5/12/2202, sau đó sẽ đến việc cấm xuất khẩu các sản phẩm dầu từ tháng 2/2022.