Giá dầu tăng trong phiên giao dịch ngày thứ Hai khi mà những sự lạc quan liên quan đến việc Trung Quốc nới lỏng các biện pháp kiểm soát COVID-19 lớn hơn nỗi sợ về suy thoái kinh tế trước đó đã gây ra nhiều sức ép lên nhu cầu năng lượng.
Trung Quốc, nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, hiện đang trải qua ba đợt lây nhiễm COVID-19 sau khi giới chức Bắc Kinh nới lỏng các biện pháp kiểm soát đi lại, tuy nhiên cùng lúc đó vẫn khẳng định chắc chắn về khả năng duy trì các biện pháp hỗ trợ cho nền kinh tế trong năm 2023.
Chuyên gia phân tích tại tổ chức môi giới Avatrade, ông Naeem Aslam, nhận xét: “Rõ ràng không còn nghi ngờ gì nữa, nhu cầu dầu đang chịu ảnh hưởng tiêu cực. Tuy nhiên, không phải điều gì cũng tiêu cực khi mà giới chức Trung Quốc đã thề sẽ ngăn mọi yếu tố bi quan liên quan đến nền kinh tế và sẽ làm tất cả những gì cần thiết để kích thích kinh tế tăng trưởng”.
Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tăng 76 cent và đóng cửa ở mức 79,80USD/thùng trên thị trường London. Trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao hợp đồng tương lai tăng 90 cent lên 75,19USD/thùng.
Giá dầu để mất đà tăng trước đó và rồi tăng trở lại trong phiên giao dịch đầy biến động.
“Thực tế ở đây là chúng ta vẫn có nỗi sợ suy thoái chưa qua đi”, giám đốc bộ phận năng lượng tương lai tại Mizuho – ông Bob Yawger phân tích. Ông Yawger cũng dự báo từ thời điểm này giá dầu sẽ khó tăng nóng.
Vào đầu năm nay, giá dầu đã có lúc tăng vọt lên trên ngưỡng 147USD/thùng sau khi căng thẳng Nga – Ukraine leo thang vào tháng 2/2022. Từ đó đến nay, giá dầu đã để mất phần lớn thành quả tăng bởi nỗi lo nguồn cung trở nên lớn hơn nỗi sợ suy thoái kinh tế.
Bộ trưởng Năng lượng các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) vào ngày thứ Hai đã đồng ý với việc áp trần giá khí đốt sau nhiều tuần đối thoại về các biện pháp khẩn cấp đã gây chia rẽ trong khối trong nỗ lực ngăn khủng hoảng năng lượng.
Biện pháp áp trần giá khí đốt có thể được áp dụng ngay từ ngày 15/2/2023, theo tài liệu công bố. Thỏa thuận này sẽ được các nước chính thức chấp thuận và rồi sau đó sẽ chính thức có hiệu lực.
Trong tuần trước, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã nâng lãi suất và đã nói nhiều hơn về khả năng sẽ có thêm các đợt điều chỉnh lãi suất. Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ) trong khi đó lại nói đến quan điểm chính sách siêu nới lỏng trong cuộc họp vào ngày thứ Hai và thứ Ba tuần này.
Thị trường chứng khoán khu vực châu Á – Thái Bình Dương giảm điểm phiên đầu tuần, thị trường Trung Quốc đại lục giảm điểm sâu nhất bất chấp việc chính phủ cam kết bình ổn nền kinh tế trong năm 2023.
Đóng cửa phiên, chỉ số Shanghai Composite hạ 1,92% xuống 3.107,12 điểm khi mà chính quyền thành phố Thượng Hải công bố sẽ lại đóng cửa trường học từ ngày thứ Hai khi mà số lượng ca nhiễm COVID-19 tăng vọt.
Chỉ số Shenzhen Component của thị trường chứng khoán Thâm Quyến hạ 1,5% xuống 11.124,7 điểm còn chỉ số Hang Seng của thị trường Hồng Kông giảm 0,75% trong giờ giao dịch cuối cùng.
Giới chức Trung Quốc mới đây đã khẳng định cam kết mạnh mẽ về việc ổn định tình hình kinh tế trong năm 2023, đồng thời đảm bảo thanh khoản dồi dào trên thị trường tài chính để đáp ứng nhiều mục tiêu chủ chốt, theo tuyên bố mới nhất từ hội nghị kinh tế trung ương vào tuần trước.
Đóng cửa phiên, chỉ số S&P/ASX 200 tại thị trường Australia giảm 0,21% xuống 7.133,9 điểm. Tại Nhật, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,05% xuống còn 27.237,64 điểm còn chỉ số Topix hạ 0,76% xuống còn 1.935,4 điểm. Chỉ số Kospi của thị trường Hàn Quốc giảm 0,33% xuống còn 2.352,17 điểm.
Trong ngày thứ Sáu, thị trường chứng khoán phố Wall ghi nhận tuần giảm điểm thứ 2 liên tiếp lần đầu tiên tính từ tháng 9/2022 khi mà xuất hiện ngày một nhiều nỗi lo liên quan đến việc Fed vẫn tiếp tục nâng lãi suất cơ bản đồng USD.