Eximbank chính thức có Trưởng ban Kiểm soát mới

Trước đó, tại ĐHĐCĐ bất thường ngày 28/11/2024, ông Ngo Tony, Trưởng Ban kiểm soát Eximbank đã bị miễn nhiệm theo đề xuất của một nhóm cổ đông nắm trên 5% vốn.

Eximbank chính thức có Trưởng ban Kiểm soát mới
Hình minh họa.

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Eximbank vừa thông báo bổ nhiệm bà Doãn Hồ Lan, thành viên Ban Kiểm soát giữ chức vụ Trưởng Ban Kiểm soát nhiệm kỳ VII (2020-2025) kể từ ngày 5/3.

Bà Doãn Hồ Lan sinh năm 1981, có trình độ cử nhân kinh tế, thạc sĩ Quản trị điều hành cao cấp (EMBA) Đại học Kinh tế Quốc dân. Bà từng đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau tại các doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức tín dụng (TCTD), công ty chứng khoán cũng như công ty quản lý nợ của các TCTD, đơn cử như VPBank, ABS, ABBA.

Trước khi đảm nhận vai trò mới tại Eximbank, bà Lan giữ chức vụ Tổng Giám đốc kiêm Thành viên Hội đồng Quản trị CTCP Quản lý Quỹ Amber (Amber Capital), tuy nhiên, đã từ nhiệm tất cả chức vụ này từ ngày 5/3/2025.

Trước đó, tại ĐHĐCĐ bất thường ngày 28/11/2024, ông Ngo Tony, Trưởng Ban kiểm soát Eximbank đã bị miễn nhiệm theo đề xuất của một nhóm cổ đông nắm trên 5% vốn. Sau khi ông Ngo Tony bị miễn nhiệm, Ban kiểm soát của Eximbank chỉ có hai thành viên, gồm bà Doãn Hồ Lan và Phạm Thị Mai Phương.

Đến ngày 26/2, tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2025, Eximbank đã bầu bổ sung 3 thành viên BKS là ông Lâm Nguyễn Thiện Nhơn, bà Trần Thị Minh Lý và ông Nguyễn Trí Trung, nâng tổng số thành viên BKS lên 5 thành viên.

Trong một diễn biến khác, dự kiến ngày 29/4 tới, Eximbank sẽ tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2025. Nội dung chính và cũng là điểm nóng của kỳ đại hội năm nay của Eximbank tiếp tục xoay quanh vấn đề về nhân sự, bầu Hội đồng Quản trị (HĐQT) và Ban kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ mới (2025-2030). Bên cạnh đó là các vấn đề quan trọng khác theo thẩm quyền như việc chuyển trụ sở chính, mục tiêu kinh doanh năm 2025, chia cổ tức,...

Quảng cáo

Về vấn đề nhân sự, sau khi miễn nhiệm hai thành viên HĐQT là ông Nguyễn Hồ Nam và bà Lương Thị Cẩm Tú tại đại hội bất thường vào tháng 11/2024, HĐQT của Eximbank hiện còn 5 thành viên, trong đó Chủ tịch là ông Nguyễn Cảnh Anh, hai Phó Chủ tịch là bà Đỗ Hà Phương và ông Trần Tấn Lộc, thành viên độc lập là ông Trần Anh Thắng và thành viên còn lại là ông Phạm Quang Dũng. Ban kiểm soát của ngân hàng hiện đã có đủ 5 thành viên theo đúng quy định tại Luật các TCTD mới.

Về vấn đề chuyển trụ sở chính, tại lần họp bất thường vào tháng 11/2024, ĐHĐCĐ Eximbank đã thông qua tờ trình về việc thay đổi địa điểm Trụ sở chính từ TP HCM ra Hà Nội với tỷ lệ khá suýt soát, 58,73% cổ đông tán thành và 41,23% phản đối. Ngân hàng sau đó quyết định dừng dự án xây dựng trụ sở chính tại Số 7 Lê Thị Hồng Gấm với tổng mức đầu tư ước 3.000 - 4.000 tỷ đồng.

Đến đầu tháng 1/2025, HĐQT đã ngân hàng chấp thuận đề xuất của quyền Tổng giám đốc Nguyễn Hoàng Hải về việc ký kết hợp đồng thuê một phần diện tích sàn xây dựng trong công trình của Tập đoàn Gelex tại 27-29 Lý Thái Tổ, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội để đặt trụ sở chính mới.

Địa chỉ trụ sở mới của Eximbank tại Hà Nội thuộc dự án phức hợp bao gồm văn phòng cho thuê, mặt bằng bán lẻ cho thuê và khách sạn sang trọng thuộc chuỗi Fairmont Hanoi Hotel, đang được Gelex đầu tư trên diện tích gần 1 ha với 241 phòng khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đồng.

Cập nhật tình hình mới nhất, tại ĐHĐCĐ bất thường hồi cuối tháng 2 vừa qua, ông Nguyễn Cảnh Anh, Chủ tịch HĐQT Eximbank cho biết, ngân hàng đã thành lập một ủy ban phụ trách sau khi đề xuất chuyển trụ sở được thông qua tại ĐHĐCĐ ngày 28/11/2024.

“Hiện chúng tôi đang thực hiện các thủ tục cần thiết, bao gồm ký kết hợp động nguyên tắc thuê địa điểm, tìm kiếm, làm việc với nhà thầu cung cấp dịch vụ triển khai các thủ tục liên quan cho việc chuyển địa điểm, các thủ tục với các cơ quan chức năng,…”, ông Cảnh Anh cho biết.

Về kế hoạch kinh doanh, Eximbank đặt mục tiêu đến cuối năm 2025, tổng tài sản ngân hàng sẽ đạt 265,5 nghìn tỷ đồng, tăng 10,8% so với cuối năm 2024. Huy động vốn đạt 206 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 15,5%; dư nợ tín dụng đạt 195,5 nghìn tỷ đồng, tăng 16,2%. Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng giảm xuống còn 1,99%, so với mức 2,53% cuối năm 2024. Ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm nay đạt 5.580 tỷ đồng, tăng 33,2% so với con số thực hiện năm 2024.

Theo Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Tỷ giá USD/VND có thể tăng 4% trong năm nay

Chuyên gia nhận định diễn biến tỷ giá trong thời gian tới sẽ tiếp tục phụ thuộc vào hai yếu tố chính bao gồm cung – cầu ngoại tệ, đặc biệt là các dòng vốn FDI, cán cân thương mại và kiều hối và xu hướng vận động của đồng USD trên thị trường quốc tế, thể hiện qua chỉ số DXY.

Trung Quốc hạ tỷ giá tham chiếu ngày thứ 6 liên tiếp, đồng Nhân dân tệ giảm xuống mức thấp nhất gần 2 thập kỷ UOB: Tỷ giá VND tiếp tục chịu áp lực trong ngắn hạn “Tỷ giá sẽ diễn biến tích cực hơn”

Lợi nhuận của LPBank tăng trưởng 10,2%

Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam - LPBank (mã LPB) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2025, trong đó lợi nhuận trước thuế đạt 3.175 tỷ đồng, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2024, LPBank đạt lợi nhuận 12.168 tỷ đồng, tổng tài sản tăng gần 35% Ông Phạm Phú Khôi đảm nhận vai trò Phó Chủ tịch HĐQT của LPBank LPBank lên kế hoạch chia cổ tức tỷ lệ 25% bằng tiền, thành lập LPBank AMC

ĐHĐCĐ MSB: Chia cổ tức 20%, đang đàm phán với 2-3 đối tác bán TNEX Finance

Sáng nay, ngày 21/4, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - MSB (mã MSB) tổ chức họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 nhằm thảo luận một loạt các vấn đề quan trọng bao gồm kết quả kinh doanh năm 2024, kế hoạch kinh doanh năm 2025, phương án phân phối lợi nhuận, tăng vốn điều lệ,…

9 cổ đông nắm gần 34% vốn của MSB Rox Key Holdings đăng ký bán hơn 24 triệu cổ phiếu MSB MSB lên kế hoạch thoái vốn TNEX Finance, mua lại một công ty chứng khoán

SHB lãi gần 4.400 tỷ đồng quý I, đạt 30% kế hoạch năm, dự kiến tổng tỷ lệ cổ tức 2024-2025 là 36%

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 với những dấu ấn tăng trưởng đầy ấn tượng, tiếp tục khẳng định sức bật nội tại mạnh mẽ với chiến lược phát triển được hoạch định đúng hướng, bài bản.

SHB chốt quyền trả cổ tức tỷ lệ 11% Quỹ ETF ngoại quy mô gần 11.000 tỷ thêm mới một cổ phiếu ngân hàng, dự kiến bán mạnh SHB, gom HPG SHB lên kế hoạch lợi nhuận 14.500 tỷ đồng, chia cổ tức 18%

ĐHĐCĐ PVcomBank: Bước chuyển mạnh mẽ từ nền tảng số đến hiệu quả kinh doanh

Ngày 18/4, tại Quảng Ninh, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025. Đại hội đã thống nhất thông qua tất cả các nội dung quan trọng, trong đó xác định mục tiêu tăng trưởng có chọn lọc, tập trung nâng cao chất lượng hoạt động, đảm bảo hiệu quả kinh doanh gắn liền với kiểm soát rủi ro, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững trong thời gian tới.

Vietnam Report vinh danh PVcomBank là doanh nghiệp phát triển nhanh nhất Việt Nam 2024 PVCombank báo lợi nhuận trước thuế gần 70 tỷ đồng sau 6 tháng PVcomBank và những dấu ấn

Phó Thủ tướng: Không để trục lợi, làm giá, đầu cơ trên thị trường vàng

Ngày 18/4, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 3332/VPCP-KTTH truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.

Giá vàng rời đỉnh do hoạt động chốt lời Giá vàng thế giới đột ngột sụt giảm Xô đổ mọi kỷ lục, giá vàng SJC tăng lên 120 triệu đồng/lượng

VietABank báo lợi nhuận quý I đạt 353 tỷ đồng, tăng trưởng 42,5%

Ngân hàng TMCP Việt Á – VietABank vừa công bố BCTC hợp nhất quý I/2025 với lợi nhuận trước thuế đạt gần 353 tỷ đồng, tăng 42,5% so với cùng kỳ năm trước.

8 cổ đông nắm hơn 29% vốn VietABank VietABank (VAB) bị xử phạt và truy thu hơn 4,1 tỷ đồng tiền thuế VietABank tăng mạnh vốn điều lệ, chuẩn bị kế hoạch lên sàn

PGBank báo lợi nhuận quý I giảm 17%

Dù các mảng kinh doanh chính đều tăng trưởng, PGBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế quý I/2025 đạt 96 tỷ đồng, giảm 17,3% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chính do ngân hàng tăng mạnh trích lập dự phòng.

PGBank đạt 76% mục tiêu lợi nhuận trong năm 2024 PGBank chuẩn bị phát hành 80 triệu cổ phiếu, tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng PGBank đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 70% năm 2025

“Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế vừa là cơ hội, vừa là áp lực với ngân hàng Việt”

Việc xây dựng trung tâm tài chính quốc tế được xem là bước đi chiến lược để Việt Nam thu hút dòng vốn toàn cầu và nâng tầm vị thế tài chính. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Việt Nam đang đối mặt không ít rào cản về khung pháp lý, năng lực hạ tầng và áp lực cạnh tranh, đòi hỏi một lộ trình bài bản, thận trọng và đột phá chính sách.

Đề xuất thí điểm thành lập trung tâm tài chính quốc tế tại thành phố Đà Nẵng Phó Chủ tịch TTC Group: Cần sớm xây dựng trung tâm tài chính quốc tế để hỗ trợ thị trường vốn Ngân hàng số thế hệ mới – Cơ hội sở hữu “viên ngọc quý” cho nhà đầu tư ngoại?

Xây trung tâm tài chính quốc tế: Cần cơ chế đột phá và hành động cấp tốc

Việt Nam đang đứng trước cơ hội chiến lược để hình thành trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM và trung tâm tài chính khu vực tại Đà Nẵng. Tuy nhiên, để không bị tụt lại trong cuộc đua khu vực, các chuyên gia cho rằng cần khẩn trương cải thiện thể chế, hoàn thiện hạ tầng và thiết lập cơ chế kết nối xuyên biên giới, nhằm thu hút dòng vốn toàn cầu và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Đề xuất thí điểm thành lập trung tâm tài chính quốc tế tại thành phố Đà Nẵng Phó Chủ tịch TTC Group: Cần sớm xây dựng trung tâm tài chính quốc tế để hỗ trợ thị trường vốn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phản hồi kiến nghị vay ngoại tệ của EVN