Dự trữ dầu chiến lược của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1985

Dữ liệu mới của Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) cho thấy rằng lượng dầu thô trong Kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (SPR) của nước này đã giảm xuống mức chưa từng thấy kể từ năm 1985.

Theo đài Sputnik (Nga), dữ liệu mới cho biết tính đến ngày 24/6, lượng dầu thô trong Kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược của Mỹ chỉ còn tổng cộng khoảng 497,9 triệu thùng – bao gồm 234,43 triệu thùng dầu ngọt và 263,5 triệu thùng dầu chua.

Dữ liệu ước tính lượng dầu dự trữ đã giảm trong 6 tháng liên tiếp - lần lượt là 5,4; 9,4 và 13,4 triệu thùng dầu vào tháng 1, tháng 2 và tháng 3. Sau đó giảm 18,4; 24,1 và 25,2 triệu thùng dầu vào tháng 4, tháng 5 và tháng 6.

Theo hồ sơ của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), lần gần nhất lượng dầu thô trong kho SPR giảm ở mức dưới 500 triệu thùng là vào năm 1985. EIA ước tính Mỹ tiêu thụ khoảng 19,78 triệu thùng dầu mỗi ngày, có nghĩa là nước này hiện còn đủ dầu để sử dụng trong 25,17 ngày, nếu tất cả hoạt động sản xuất và nhập khẩu bị tê liệt vì bất cứ lý do gì.

SPR được thành lập vào năm 1975, là cơ sở dự trữ hàng triệu thùng dầu thô được đặt tại các địa điểm thuộc bang Texas và Louisiana. Tổng thống có quyền giải phóng lượng dự trữ dầu từ SPR nếu xảy ra “sự cố gián đoạn cung cấp năng lượng nghiêm trọng”, đe dọa nền kinh tế hoặc an ninh quốc gia của Mỹ.

Quảng cáo

Tổng thống Donald Trump đã cam kết sẽ lấp đầy kho dự trữ dầu chiến lược “ở mức đỉnh điểm” vào mùa xuân năm 2020, khi giá dầu lao dốc và thậm chí tạm thời chìm vào vùng âm chưa từng có. Tuy nhiên, nguồn dự trữ dầu chỉ tăng khoảng 4 triệu thùng, từ mức trung bình 634,9 triệu thùng năm 2019 lên 638 triệu thùng năm 2020. Năm 2021, dự trữ dầu chiến lược của Mỹ giảm xuống mức trung bình 593,6 triệu thùng, sau khi Nhà Trắng xả kho 50 triệu thùng vào cuối năm trong nỗ lực kiểm soát giá nhiên liệu tăng cao.

Hồi tháng 1, Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã giải phóng 13 triệu thùng dầu từ kho dự trữ. Đến tháng 3, với lý do khẩn cấp về năng lượng, ông đã công bố kế hoạch giải phóng 1 triệu thùng dầu mỗi ngày trong vòng 6 tháng, có nghĩa là dự trữ có thể giảm xuống 400 triệu thùng, mức thấp nhất kể từ năm 1983, với hy vọng các nhà sản xuất dầu thô trong nước sẽ tăng sản lượng và giảm giá.

Ông chủ Nhà Trắng đã bác bỏ mọi cáo buộc đổ lỗi cho Chính quyền của ông gây ra tình trạng giá khí đốt tăng cao, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân Mỹ. Ông cho rằng chiến dịch quân sự của người đồng cấp Nga Putin tại Ukraine mới chính là nguyên nhân đẩy giá khí đốt và thực phẩm leo thang, khiến lạm phát ở Mỹ tăng nhiều nhất trong 40 năm.

Ông giải thích: “Ukraine và Nga là hai trong số những nhà cung cấp lúa mì và ngô chính của thế giới nhưng hoạt động xuất khẩu đang bị đình trệ. Hiện Ukraine có 20 triệu tấn ngũ cốc phải lưu trữ trong các silo. Họ đang cố gắng tìm cách xuất khẩu và điều này sẽ làm giảm giá trên toàn thế giới”.

Ông Biden cũng nhấn mạnh chính quyền đang nỗ lực giảm giá cả cho người dân Mỹ, song kêu gọi Quốc hội cũng phải hành động. “Tôi đang làm mọi thứ trong khả năng của mình để chống lại sự tăng giá cả của ông Putin”, Tổng thống Mỹ nhấn mạnh.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chờ đợi thêm tín hiệu, các thị trường châu Á biến động “cầm chừng”

Hiện tại, các nhà đầu tư đang chờ báo cáo về Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 12 của Mỹ, dự kiến công bố ngày 31/1, để đánh giá xu hướng lạm phát.

Các thị trường chứng khoán châu Á thiếu lực đẩy phiên chiều 18/12 Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm theo đà của Phố Wall

FED giữ nguyên lãi suất, bất chấp sức ép từ Nhà Trắng

Sau cuộc họp chính sách đầu tiên của năm 2025, diễn ra trong hai ngày 28-29/1, Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản, tạm dừng xu hướng nới lỏng chính sách đã duy trì trong khoảng nửa năm qua khi các quan chức xem xét b

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát Chờ tin từ Fed, giá dầu thế giới tăng từ mức thấp nhất trong nhiều tuần

Yếu tố làm nên sức bật cho nền kinh tế “ngôi sao” của châu Âu

Tây Ban Nha đang nổi lên như một điểm đến du lịch hấp dẫn, đồng thời gây ấn tượng với tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc, cạnh tranh với cả Mỹ.

Đường ống mới Pháp - Tây Ban Nha có giải quyết được khủng hoảng năng lượng châu Âu? Tòa án Tây Ban Nha điều tra Meta về việc sử dụng dữ liệu cho AI

Trí tuệ nhân tạo sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế châu Á như thế nào?

AI có thể làm gia tăng sự bất bình đẳng, nhưng các nhà hoạch định chính sách có thể chống lại điều này bằng mạng lưới an toàn xã hội hiệu quả hơn, triển khai các chương trình đào tạo lại kỹ năng và ban hành các quy định để thúc đẩy việc sử dụng công nghệ

Trí tuệ nhân tạo đã thực sự tác động đến tăng trưởng kinh tế? Trí tuệ nhân tạo sẽ làm thay đổi hoàn toàn thị trường lao động thế giới

WB dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2025

Ngày 16/1, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ duy trì ổn định trong năm 2025 và 2026, nhưng ở mức thấp kỷ lục trong những năm gần đây, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu

Ấn Độ được dự báo sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2025 với GDP vượt mốc 5.000 tỷ USD và sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2029.

Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025 Những yếu tố sẽ chi phối chứng khoán châu Á trong năm 2025

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Số vụ phá sản doanh nghiệp tại Đức và Pháp đều tăng kỷ lục, dự trữ khí đốt của châu Âu giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 5 năm qua... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Điểm lại sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025