CEO JPMorgan Chase nhận 977 tỷ đồng tiền lương năm 2024, chuẩn bị từ chức

Giám đốc điều hành Jamie Dimon của JPMorgan Chase nhận mức lương kỷ lục 39 triệu USD, sau đó cho biết có thể từ chức trong 5 năm tới

Ông Jamie Dimon. (Nguồn: Bloomberg/Getty Images)

Ngân hàng JPMorgan Chase vừa thông báo gói lương năm 2024 của Giám đốc điều hành kỳ cựu (CEO) Jamie Dimon đã tăng 8,3% lên 39 triệu USD (tương đương với 977 tỷ đồng Việt Nam), sau khi ngân hàng này đạt lợi nhuận kỷ lục nhờ sự phục hồi của các hoạt động giao dịch và huy động vốn.

Mức lương này bao gồm 1,5 triệu USD lương cơ bản và 37,5 triệu USD tiền thưởng.

Năm 2024, JPMorgan đạt lợi nhuận tăng vọt một phần nhờ các nhà giao dịch và môi giới thu được lợi nhuận lớn từ sự hồi phục của thị trường trong quý 4 năm 2024.

Quảng cáo

Trước đó, CEO Dimon đã nhận mức lương 36 triệu USD vào năm 2023, và 34,5 triệu USD trong cả năm 2021 và 2022, thời điểm nền kinh tế đối mặt với nhiều bất ổn, căng thẳng địa chính trị và ảnh hưởng dai dẳng của đại dịch COVID-19.

Một số giám đốc điều hành cấp cao khác của ngân hàng cũng được tăng lương từ 4% đến 21% trong năm 2024.

Mức lương 39 triệu USD của ông Dimon tương đương với CEO David Solomon của Goldman Sachs trong năm 2024.

Sau 19 năm nắm quyền điều hành, CEO Jamie Dimon - người có tầm ảnh hưởng lớn trong giới tài chính - cho biết, ông có thể sẽ từ chức trong vòng 5 năm tới.

Ban quản trị của JPMorgan cũng đã lựa chọn được một số ứng cử viên tiềm năng kế nhiệm ông, bao gồm Marianne Lake (CEO mảng ngân hàng tiêu dùng và cộng đồng), Troy Rohrbaugh (CEO ngân hàng thương mại và đầu tư) và Mary Erdoes (CEO phụ trách mảng quản lý tài sản).

Bà Jennifer Piepszak, một giám đốc điều hành cấp cao khác, đã rút lui khỏi danh sách ứng viên cho vị trí CEO, theo thông báo của ngân hàng.

Theo vietnamplus.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giá dầu thế giới "về bờ" khi lo ngại đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran gia tăng

Phiên cuối tuần ngày 23/5 đã chứng kiến giá dầu tăng nhẹ nhờ lực mua kỹ thuật trước kỳ nghỉ lễ dài ngày tại Mỹ và tín hiệu không mấy lạc quan về đàm phán giữa Mỹ và Iran về chương trình hạt nhân.

Đàm phán Mỹ-Trung thúc đẩy giá dầu châu Á đi lên Giá dầu tăng 1,5% khi Mỹ-Trung Quốc dịu bớt căng thẳng thuế quan

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về nợ công của Mỹ

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên 23/5, giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm sau một tuần đầy biến động do lo ngại về việc các khoản nợ của Chính phủ Mỹ đang gia tăng.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau khi Trung Quốc hạ lãi suất Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên 21/5

Chính sách thuế của Mỹ gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp xuất khẩu

Theo một cuộc khảo sát toàn cầu của công ty bảo hiểm tín dụng Allianz Trade vừa công bố cho thấy, chính sách thuế quan của Mỹ đang ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tâm lý của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ TSMC gặp khó do chính sách thuế quan mới của Mỹ

Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5

Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.

Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình đàm phán thương mại Việt - Mỹ về thuế đối ứng Việt Nam-Hoa Kỳ đàm phán Hiệp định Thương mại đối ứng cấp Bộ trưởng