Ông Trần Anh Thắng chỉ giữ ghế Tổng Giám đốc tại Chứng khoán VFS

Ngày 20/3/2025, CTCP Chứng khoán Nhất Việt (mã VFS) đã tổ chức ĐHĐCĐ năm 2025 thông qua kế hoạch kinh doanh 2025, kế hoạch tăng quy mô vốn điều lệ, trả cổ tức bằng cổ phiếu và phê duyệt đơn từ nhiệm của hai nhân sự cấp cao trong Hội đồng quản trị (HĐQT).

Ông Trần Anh Thắng chỉ giữ ghế Tổng Giám đốc tại Chứng khoán VFS

Theo báo cáo của Ban Tổng Giám đốc, năm 2024, doanh thu VFS đạt 293,67 tỷ đồng, tăng 20,1% so với năm 2023 và hoàn thành 104% so với kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận đạt 125,17 tỷ đồng, hoàn thành 101% và tăng trưởng mạnh 46% so với năm 2023.

Ông Trần Anh Thắng chỉ giữ ghế Tổng Giám đốc tại Chứng khoán VFS
Kết quả kinh doanh theo quý của VFS.

Các mảng kinh doanh chủ lực đều đạt kết quả tích cực: hoạt động tự doanh VFS đạt 129,14 tỷ đồng, tăng trưởng 34%; doanh thu dịch vụ tài chính đạt 96,64 tỷ đồng, tăng 76%; doanh thu môi giới đạt 48,82 tỷ đồng, tăng 8%.

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt với xu hướng miễn phí giao dịch, VFS vẫn duy trì sức hút với lượng tài khoản mở mới tăng 26% so với cuối năm 2023.

Nhìn lại năm 2024, định hướng Ban Lãnh đạo VFS tiếp tục tập trung phát triển theo hướng từng bước chiếm lĩnh thị phần thông qua các gói sản phẩm/dịch vụ, đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghệ, số hóa vận hành trong quản lý, tối ưu hệ thống.

Năm 2025, VFS duy trì quan điểm khả quan đối với thị trường chứng khoán. VN-Index kỳ vọng dao động trong biên độ 1.260 - 1.400 điểm với thanh khoản cải thiện, khoảng 18 - 20 nghìn tỷ đồng/phiên khi dòng tiền có sự dịch chuyển từ các kênh đầu tư như tiền gửi, vàng… sang thị trường chứng khoán.

Ngoài ra, việc hệ thống KRX kỳ vọng đi vào vận hành chính thức và câu chuyện nâng hạng sẽ là động lực thúc đẩy thị trường cũng như dòng vốn ngoại quay trở lại sau năm 2024 liên tiếp bán ròng.

VFS đặt mục tiêu kế hoạch tổng doanh thu năm 2025 là 515,155 tỷ đồng, tăng 75% so với năm 2024; trong đó lợi nhuận sau thuế là 137,98 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2024.

Cũng trong khuôn khổ đại hội, HĐQT trình ĐHĐCĐ thông qua phương án chi trả cổ tức bằng cổ phiếu 8% năm 2024. Con số này trong năm 2025 dự kiến là 10%.

Ngoài ra, công ty sẽ triển khai đợt tăng vốn lớn nhất từ trước đến nay với việc chào bán 120 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, sau khi kết thúc đợt phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2023, 2024.

Ông Trần Anh Thắng chỉ giữ ghế Tổng Giám đốc tại Chứng khoán VFS
Biến động vốn điều lệ của VFS từ năm 2020.
Quảng cáo

Trước đó, VFS đã có một quá trình tăng vốn điều lệ "thần tốc". Trong hai năm 2018, 2019, công ty đã có hai lần tăng vốn lên 200 tỷ đồng và 410 tỷ đồng. Sau khi đưa cổ phiếu lên UPCOM vào năm 2020, VFS tiếp tục đẩy mạnh quá trình tăng vốn thêm 2 lần nữa vào năm 2021 và 2023.

Với các đợt tăng vốn vừa được thông qua, vốn điều lệ của VFS sẽ được tăng từ 1.200 tỷ đồng lên gần 2.600 tỷ đồng.

Ông Trần Anh Thắng chỉ giữ ghế Tổng Giám đốc tại Chứng khoán VFS
Quy mô vốn điều lệ của VFS có thể vượt qua hàng loạt đối thủ trong ngành như như BSC, AGR, CTS, EVS, PHS.

Nội dung đáng lưu ý khác triển khai các nghiệp vụ thị trường chứng khoán phái sinh và thông qua việc miễn nhiệm hai nhân sự cấp cao trong bộ máy HĐQT.

Cụ thể, Đại hội thống nhất thông qua đơn từ nhiệm của hai nhân sự cấp cao trong HĐQT vì lý do cá nhân, bao gồm ông Trần Anh Thắng – Phó Chủ tịch thường trực HĐQT và ông Nguyễn Xuân Điệp – Thành viên HĐQT độc lập.

Ông Trần Anh Thắng chỉ giữ ghế Tổng Giám đốc tại Chứng khoán VFS
Bà Nghiêm Phương Nhi - Chủ tịch HĐQT

Theo đó, Hội đồng quản trị VFS năm 2025 sẽ tiếp tục hoạt động nhiệm kỳ 2024-2029 với 3 nhân sự: Bà Nghiêm Phương Nhi - Chủ tịch HĐQT, bà Nguyễn Thị Lan – Thành viên HĐQT độc lập, ông Hoàng Thế Hưng – Thành viên HĐQT. Ông Trần Anh Thắng vẫn tiếp tục giữ vai trò Tổng Giám đốc điều hành công ty.

Giải trình về nội dung này, HĐQT công ty hướng tới hoạt động tinh gọn với số lượng thành viên tối ưu nhất theo chuyên môn. Bên cạnh đó, HĐQT sẽ tăng cường sử dụng chuyên gia cấp cao, hội đồng chuyên môn để hỗ trợ trong việc ra quyết định và thực hiện việc giao quyền chủ động và linh hoạt đến Ban điều hành.

Đây là xu thế chung trong quản trị, với mong muốn tinh gọn bộ máy, tối giản các lớp ra quyết định & tách bạch vai trò quản trị chiến lược của HĐQT với vai trò điều hành của Ban Tổng Giám đốc.

Ông Trần Anh Thắng chỉ giữ ghế Tổng Giám đốc tại Chứng khoán VFS
Ông Trần Anh Thắng tiếp tục giữ vai trò Tổng Giám đốc Chứng khoán VFS.

Được biết, ông Trần Anh Thắng là một nhân vật nổi bật trong hệ sinh thái Amber Holdings, giữ vai trò quan trọng trong việc định hình và phát triển CTCP Chứng khoán Nhất Việt (VFS) kể từ khi nhóm Amber Holdings tiếp quản vào năm 2017.

Trong giai đoạn cuối năm 2024, ông Thắng đã có động thái giảm tỷ lệ sở hữu tại VFS từ 13,01% xuống còn 6,67%.

Ngoài vai trò Tổng Giám đốc của VFS, ông Thắng còn là thành viên HĐQT độc lập của EIB và từng đảm nhận Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Amber Capital Holdings và chủ tịch CTCP Đầu tư Du lịch Hà Nội Non Nước, hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và du lịch.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Kịch tính kiểm định đáy 2, thị trường đã có lúc giảm 70 điểm

Thị trường đã có một phiên biến động lớn khi có thời điểm chỉ số VN-Index giảm tới 70 điểm cùng nhiều Bluechips xuất hiện giá sàn. Dù vậy, cuối phiên, biên độ giảm đã kịp thời thu hẹp lại và VN-Index đóng cửa ở ngày đáy 2.

Thị trường tìm sự cân bằng giữa rủi ro thuế quan 2025 và cơ hội kết quả kinh doanh quý I Thị trường vẫn cần thêm thời gian để kiểm tra đáy 2

Margin cao kỷ lục, công ty chứng khoán còn bao nhiêu room cho vay?

Tỷ lệ Margin/VCSH tại ngày 31/3 tăng mạnh lên xấp xỉ 100%, cao nhất trong vòng 12 quý nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với giai đoạn VN-Index trên đỉnh 1.500 điểm hồi cuối 2021 đến đầu 2022.

HOSE và HNX cắt margin hơn 130 mã chứng khoán trong quý 2/2025 Cổ phiếu bật tăng kịch trần, mẹ con Chủ tịch DIC Corp Nguyễn Hùng Cường vẫn bị “call margin”

Góc nhìn chuyên gia: Thị trường không dành cho người nôn nóng "bắt sóng"

Theo chuyên gia, quý 2 sẽ là giai đoạn thử thách thực sự cho thị trường, không phải để kỳ vọng vào lợi nhuận tăng vọt, mà để đánh giá mức độ thích ứng và sức đề kháng của doanh nghiệp trong một môi trường có thể biến động rất nhanh.

Chứng khoán DNSE dẫn đầu thị phần tài khoản chứng khoán mở mới, đạt 33% toàn thị trường Quý I, Chứng khoán HSC đạt 863 tỷ đồng doanh thu, dư nợ cho vay 20.000 tỷ đồng

Quý I, Chứng khoán HSC đạt 863 tỷ đồng doanh thu, dư nợ cho vay 20.000 tỷ đồng

Doanh thu của HSC đạt 863 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2024. Kết quả này ghi nhận trong bối cảnh giá trị giao dịch bình quân toàn thị trường quý I/2025 giảm 24% so với cùng kỳ, xuống còn 18.000 tỷ đồng/ngày.

BSC đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 560 tỷ đồng trong năm 2025 VPBankS báo lãi quý I gần gấp đôi cùng kỳ, dư nợ margin kỷ lục hơn 12.760 tỷ đồng

VPBankS báo lãi quý I gần gấp đôi cùng kỳ, dư nợ margin kỷ lục hơn 12.760 tỷ đồng

Quý I/2025, VPBankS đạt doanh thu kỷ lục, chi phí hoạt động giảm mạnh giúp lợi nhuận gần gấp đôi cùng kỳ, đạt gần 351 tỷ đồng. Dư nợ margin tiếp tục lập kỷ lục mới, lên hơn 12.760 tỷ đồng trong khi tổng tài sản tăng mạnh.

Dư nợ của Chứng khoán TCBS vượt 30.000 tỷ đồng Chứng khoán châu Á biến động trái chiều giữa bất ổn thương mại