Nhà lãnh đạo các nước tại Liên minh châu Âu (EU) đối đầu việc việc áp trần giá dầu Nga trong ngày thứ Tư, kết quả, các nhà lãnh đạo đã không thể thống nhất được với nhau về mức giá dầu Nga phù hợp từng được tính toán để làm suy giảm nguồn cung dầu Nga ra thị trường thế giới.
Theo thông tin được chia sẻ bởi các chính trị gia có tham gia vào các cuộc đối thoại, họ từng kỳ vọng rằng chính phủ 27 nước thuộc EU cuối cùng sẽ ký vào thỏa thuận áp trần giá dầu để quy định này có hiệu lực từ ngày 5/12/2022, khi đó cả quy định áp trần giá dầu và cấm dầu của EU sẽ có hiệu lực. Các cuộc đối thoại dự kiến sẽ được tiếp tục trong ngày thứ Năm.
Mức giá dầu áp trần dự kiến sẽ ở mức khoảng 70USD/thùng. Việc áp trần giá dầu hiện đang ở trọng tâm trong những nỗ lực của phương Tây liên quan đến việc trừng phạt Nga vì đã để leo thang căng thẳng Nga – Ukraine. Phương Tây dự kiến sẽ cấm các bên liên quan đến việc vận chuyển dầu Nga sử dụng dịch vụ như tài chính và bảo hiểm trong nhóm các nước G7 trừ khi dầu được bán dưới mức giá được quy định.
Quyết định áp trần giá dầu Nga sẽ cần phải có được sự ủng hộ của toàn bộ 27 nước thành viên EU. Các quan chức nhóm các nước công nghiệp phát triển G7 dự kiến sẽ ủng hộ lựa chọn của EU không lâu sau khi các cuộc đối thoại kết thúc. Australia cũng cho biết sẽ tham gia vào việc áp trần giá dầu này.
Theo các nhà ngoại giao, hiện đang có khá nhiều điểm mà các nhà hoạch định chính sách không thể thống nhất trong ngày thứ Tư trong đó có bao gồm việc phối kết hợp để áp trần giá dầu trong nội bộ khu vực EU, những nỗi lo về khả năng áp trần giá dầu lên dịch vụ hàng hải của nhiều nước Nam Âu cũng như việc Hungary không ủng hộ áp thêm các biện pháp trừng phạt chống Nga.
Tuy nhiên, yếu tố gây tranh cãi lớn nhất chính là mức giá dầu được áp trần là bao nhiêu.
Liên minh châu Âu, cơ quan quản lý EU với nhiều thành viên trong nhóm G7, thông báo với các nước thành viên rằng họ đang có kế hoạch áp trần giá dầu trong ngưỡng khoảng từ 65USD – 70USD/thùng, ngưỡng này cao hơn ngưỡng giá bán dầu hiện tại.
Phiên giao dịch ngày thứ Tư, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai giảm 2,6% xuống 85,34USD/thùng, các cuộc đối thoại về áp trần giá dầu Nga kéo dài nhiều tháng cuối cùng vẫn bế tắc. Dầu Nga vẫn giao dịch ở mức thấp hơn khá nhiều so với dầu Brent trong năm nay dù rằng các chuyên gia phân tích và nhà đầu tư đối đầu về mức giảm thực tế.
Ba Lan và các nước vùng Baltic vốn đã giữ quan điểm trừng phạt Nga mạnh tay từ khi Nga – Ukraine leo thang căng thẳng từ ngày 24/2/2022, đã kêu gọi áp trần dầu Nga ở mức thấp hơn, ước tính khoảng 20USD/thùng.
Theo một số nguồn tin, vào chiều ngày thú Tư, đại sứ Ba Lan tại EU cảnh báo rằng Ba Lan sẽ không chịu ký vào thỏa thuận áp trần giá dầu Nga ở ngưỡng khoảng 70USD/thùng.
Các nước Latvia, Estonia, Luthuania đều ủng hộ quan điểm của Ba Lan. Trong khi đó, quan điểm của Malta lại được Hy Lạp và đảo Síp ủng hộ.
Tình thế bế tắc của EU trong ngày thứ Tư cho thấy những lo lắng trong nội bộ EU về khả năng áp giá trần, mục tiêu vốn được nhiều chính trị gia khác ví như Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ủng hộ.
Các quan chức Mỹ đã vận động áp trần giá dầu Nga như một cách để nới lỏng quy định cấm của EU với dịch vụ hàng hải phục vụ cho hoạt động vận chuyển dầu Nga. Quy định cấm này được đồng thuận vào tháng 6/2022 tuy nhiên sẽ có hiệu lực từ tháng tới. Chính quyền Biden lo ngại quy định cấm của EU sẽ đẩy cao giá dầu và khiến cho Nga có thêm tiền từ bán dầu.
Trong suốt năm vừa qua, quan chức các nước G-7 đã tính toán sẽ áp trần giá dầu ở mức khoảng 45USD/thùng. Họ đã đẩy giá dầu lên những ngưỡng cao trong các tháng gần đây khi mà họ cố gắng theo sát mức giá bán của Nga. Nhiều quan chức Mỹ lo ngại rằng Nga sẽ ngừng cung dầu ra thế giới nếu mức giá trần quá thấp.