Doanh nghiệp Việt "đua nhau" xuất khẩu online

Số lượng công ty Việt Nam xuất khẩu hàng hoá qua kênh thương mại điện tử dự kiến tăng 80% trong năm nay và có thể đạt có số 10.000 doanh nghiệp vào năm 2026.

Theo thống kê được công bố tại Hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới do Amazon Global Selling tổ chức, năm 2022, có 1.300 doanh nghiệp Việt bán hàng xuyên biên giới. Con số này có thể tăng lên 2.000 trong năm nay. Dự kiến, 10.000 công ty trong nước sẽ xuất khẩu hàng hoá ra thị trường quốc tế qua kênh thương mại điện tử vào năm 2026.

Năm 2022, 10 triệu sản phẩm từ doanh nghiệp Việt được bán trên Amazon. Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam bán hàng trên Amazon tăng hơn 45% năm 2022.

Hiện tại, các doanh nghiệp Việt đạt doanh số tốt trên trang thương mại điện tử hàng đầu Amazon là gốm sứ Minh Long, đồ gia dụng Sunhouse, nông sản Lafooco, rong nho Trường Thọ, nhựa Aneco, mũ bảo hiểm Royal Helmet, đồ gỗ nội thất Beefurni, cói xiên Mỹ Nghệ, ống hút Equo, văn phòng phẩm Thiệp 3D. Đây cũng là các công ty kinh doanh trong lĩnh vực được coi là thế mạnh của Việt Nam khi ra thị trường quốc tế thuộc ngành nhà cửa, trang trí nội thất, thời trang phụ kiện làm đẹp, nông sản…

cc2-4000.jpg

Ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam chia sẻ về các xu hướng dự báo cho hàng hóa và thương hiệu Việt Nam bước ra thế giới

Những thị trường xuất khẩu chính của doanh nghiệp Việt qua thương mại điện tử xuyên biên giới là khu vực Đông Nam Á và Đài Loan (Trung Quốc), Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Mỹ, Anh. Theo khảo sát của Amazon Global Selling, thời gian tới, các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam muốn đẩy mạnh khai thác tiềm năng lớn của các thị trường Mỹ, Nhật Bản, Anh.

Theo các chuyên gia, thương mại điện tử xuyên biên giới đang tái thiết chuỗi cung ứng toàn cầu, làm thay đổi cuộc chơi xuất nhập khẩu hàng hoá. Theo đó, chuỗi cung ứng truyền thông đưa hàng hoá từ nhà sản xuất qua nhà xuất khẩu - nhà nhập khẩu - nhà bán buôn - nhà bán lẻ đến tay khách hàng. Hành trình phức tạp, qua nhiều khâu trung gian làm tốn chi phí, thời gian. Trong khi ở mô hình thương mại điện tử xuyên biên giới, hàng hoá đi thẳng từ nhà máy, nhà xuất khẩu hay chủ thương hiệu đến tay khách hàng (B2C, B2B). Điều này giúp tối ưu hoá chuỗi cung ứng sản phẩm.

Phát biểu tại hội nghị, bà Lại Việt Anh - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Việt Nam (iDEA) cho biết: “Thương mại điện tử xuyên biên giới đang là xu hướng bùng nổ tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử bán lẻ trên 20%/năm, đây là một ngành mới được đánh giá có nhiều tiềm năng và phù hợp với chủ trương phát triển nền kinh tế số của Chính phủ.

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đa dạng hóa các chương trình để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, hoàn thiện các chính sách xuất khẩu trực tuyến, tìm hiểu các rào cản mà MSMEs gặp phải, đồng thời cung cấp tài nguyên giáo dục và các chương trình đào tạo để giúp các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng kinh doanh quốc tế và đạt được thành công trên quy mô toàn cầu”.

Quảng cáo

Tiềm năng thương mại điện tử của Việt Nam

Theo thống kê của Bộ Công Thương, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam trung bình 20%/năm, được xếp vào nhóm 5 quốc gia hàng đầu thế giới. Trong đó, doanh thu xuất khẩu qua thương mại điện tử tại Việt Nam đạt 80,7 nghìn tỷ đồng năm 2022 (số liệu từ Global Consumers 2022). Con số này dự kiến đạt 256,1 nghìn tỷ đồng (11,1 tỷ USD) vào năm 2026.

Theo nghiên cứu của Access Partnership, doanh thu xuất khẩu thương mại điện tử của Việt Nam có thể tăng tiếp lên 296,3 nghìn tỷ đồng vào năm 2027 nếu như các doanh nghiệp trong nước được hỗ trợ đầy đủ và đẩy nhanh tốc độ áp dụng thương mại điện tử để xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ.

Nghiên cứu được thực hiện bằng khảo sát với 300 doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) tại Việt Nam cho thấy, 86% cho rằng không thể thực hiện hoạt động xuất khẩu nếu không có thương mại điện tử.

Các doanh nghiệp Việt thừa nhận những rào cản khi gia nhập sân chơi mới. Đầu tiên là rào cản về chi phí gồm chi phí hành chính và tiếp thị, vận chuyển, thanh toán quốc tế, chuyển đổi ngoại tệ. Ngoài ra, các công ty cũng đối mặt với rào cản về quy định (luật bảo vệ người tiêu dùng, thuế hải quan, quy định nhập khẩu phức tạp), rào cản về thông tin (thông tin vận tải quốc tế, cách bán hàng trực tuyến ra nước ngoài, các lựa chọn thanh toán quốc tế), rào cản về năng lực (khó cạnh tranh trong khu vực và toàn cầu, không đáp ứng sở thích của người tiêu dùng nước ngoài, ngoại ngữ yếu).

Những khó khăn của doanh nghiệp Việt được giải quyết phần nào tại Hội nghị Thương mại Điện tử xuyên biên giới 2023. Tại đây, nhiều doanh nghiệp từ khu vực Đông Nam Á có mặt và chia sẻ kinh nghiệm triển khai xuất khẩu online trên nền tảng thương mại điện tử.

Ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam nói về những trở ngại cho hàng hóa và thương hiệu Việt Nam bước ra thế giới: “Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp bán hàng Việt Nam trên Amazon tăng 45% trong năm 2022. Tuy vậy, còn nhiều doanh nghiệp Việt sẵn sàng xuất khẩu trực tuyến nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu và làm sao để mở rộng quy mô. Chúng tôi hiểu được những câu hỏi mà doanh nghiệp đang gặp phải”.

Đại diện Amazon Global Selling chia sẻ cách thức hỗ trợ doanh nghiệp Việt lần đầu mở rộng ra thị trường quốc tế với dịch vụ FBA (Fulfillment By Amazon). Vị này chia sẻ với thương mại điện tử, mức độ hài lòng của người mua với sản phẩm phụ thuộc lớn vào dịch vụ vận chuyển, với tốc độ nhanh, đóng gói cẩn thận, giao hàng chu đáo, hậu mãi.

Vì thế, FBA hỗ trợ người bán chỉ cần gửi sản phẩm đến kho. Amazon lưu trữ hàng trong kho và vận chuyển trực tiếp đến khách hàng. Đặc biệt, Amazon còn hỗ trợ chăm sóc khách hàng hiệu quả. Người bán không cần lo lắng về câu hỏi của khách hàng sẽ không được trả lời hoặc mất thời gian trên máy tính để trả lời các câu hỏi và xử lý các vấn đề phát sinh.

Amazon sẽ xử lý tất cả vấn đề của khách hàng, bao gồm cả hoàn tiền. Khách mua hàng được hưởng chế độ chăm sóc khách hàng 24/7 và được sự hỗ trợ đổi trả của Amazon. Điều này giúp khách hàng yên tâm lựa chọn sản phẩm của bạn hơn so với đối thủ.

Ngoài ra, ông Gijae Seong cũng khuyến nghị các doanh nghiệp Việt sớm thực hiện việc bảo vệ hình ảnh thương hiệu sản phẩm khi bắt đầu bán ra thị trường quốc tế. Điều này giúp công ty phát triển bền vững, tăng doanh số trong tương lai và tránh các rủi ro về pháp lý. Amazon Global Selling cũng đưa ra hàng loạt tài liệu tham khảo, thông tin về quy trình đăng ký bản quyền thương hiệu cho doanh nghiệp Việt trước khi lên sàn thương mại điện tử xuyên biên giới.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Công nghệ

One Mount Group nhận nhiệm vụ xây dựng mạng Blockchain Layer 1 “Make in Vietnam”

Công ty CP One Mount Group - Thành viên của Hiệp hội Blockchain Việt Nam, cam kết đầu tư 200 - 500 triệu USD để làm chủ công nghệ chuỗi khối nền tảng và triển khai mạng blockchain Layer 1, nhằm xây dựng hạ tầng chuỗi khối quốc gia, bao gồm mạng Blockchain

Ứng dụng Blockchain và AI vào học tập để làm chủ tương lai Ông Phan Đức Trung làm Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam

Nóng các từ khóa "phạt nguội", "nghị định 168"

Báo cáo mới đây của Cốc Cốc đã phân tích mức độ quan tâm của người dùng internet đối với Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HHV) 'mua thêm' 2 dự án cao tốc 23.000 tỷ Năm 2025 sẽ khởi công 10 dự án giao thông lớn tại Tp.HCM

"Ông lớn" công nghệ Meta gặp rắc rối tại Mỹ

Quyết định về việc chấm dứt chương trình kiểm chứng thông tin của bên thứ ba tại Mỹ của Meta (công ty mẹ của Facebook) đã gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ từ các nhà nghiên cứu và chuyên gia.

Meta có nguy cơ bị phạt hàng tỷ USD vì vi phạm đạo luật kỹ thuật số EU Tòa án Tây Ban Nha điều tra Meta về việc sử dụng dữ liệu cho AI

Ông Phan Đức Trung làm Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam

Ngày 3/1/2025, Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA) tổ chức thành công Phiên họp lần thứ 4 của Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2022 - 2027. Ông Phan Đức Trung - Phó Chủ tịch Thường trực được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam kể từ ngày 3/1/2025.

Hiệp hội Blockchain Việt Nam đưa Dự án chống lừa đảo vào trọng tâm hoạt động Ứng dụng Blockchain và AI vào học tập để làm chủ tương lai

Ứng dụng Blockchain và AI vào học tập để làm chủ tương lai

Theo Microsoft, cứ 4 người thì có 3 người đang sử dụng AI tại nơi làm việc và mức sử dụng AI tăng gần gấp đôi trong sáu tháng qua. Thực tế, các nghiên cứu toàn cầu dự báo rằng AI sẽ tăng năng suất lao động toàn cầu thêm 40% vào năm 2035, mở ra cơ hội lớn

Thúc đẩy hợp tác đầu tư công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực Blockchain Ứng dụng Blockchain trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng đứng trước nhiều "chông gai"

Tăng cường phòng ngừa, xử lý lừa đảo công nghệ cao trên không gian mạng

Tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang diễn biến phức tạp, với nhiều thủ đoạn hoạt động mới, tinh vi, nhất là tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng, gây thiệt hại lớn về tài sản của người dân.

Cẩn trọng với các hình thức lừa đảo qua giao dịch thẻ FBI: Các vụ lừa đảo liên quan đến tiền kỹ thuật số gây thiệt hại 5,6 tỷ USD Thái Lan thiệt hại hơn 20 triệu USD do lừa đảo trực tuyến

Thanh tra Chính phủ “nhắc tên" Tập đoàn Hoàng Huy tại 2 dự án bất động sản đối ứng BT tại Hải Phòng

Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa có kết luận chỉ ra nhiều hạn chế, thiếu sót tại 02 dự án bất động sản đối ứng BT là dự án Hoàng Huy Sở Dầu và dự án Hoàng Huy Green River tại Hải Phòng.

Thanh tra Chính phủ nhắc tên, cổ phiếu họ “Hoàng Huy” nằm sàn Pyn Elite Fund chi trăm tỷ đồng mua cổ phiếu NTL, Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy có cổ đông lớn mới