Doanh nghiệp thép 37 năm tuổi là "chủ nợ" của Novaland có nguy cơ bị huỷ niêm yết trên HOSE

HOSE lưu ý về việc cổ phiếu này có khả năng bị huỷ niêm yết bắt buộc nếu Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 của công ty có kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ.

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã thông báo về việc cổ phiếu SMC của CTCP Đầu tư Thương mại SMC có khả năng bị huỷ niêm yết. Theo đó, cổ phiếu SMC đang thuộc diện chứng khoán bị kiểm soát do lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán trong 2 năm gần nhất (2022,2023) của doanh nghiệp là số âm, thuộc trường hợp chứng khoán bị đưa vào diện kiểm soát.

Ngày 24/1, HOSE đã nhận được báo cáo tài chính riêng và hợp nhất quý 4/2024 của SMC. Lợi nhuận sau thuế năm 2024 của công ty trên báo cáo tài chính riêng và hợp nhất lần lượt âm 223 tỷ đồng và âm 287 tỷ đồng. Theo quy định, cổ phiếu công ty đại chúng bị huỷ niêm yết khi xảy ra trường hợp: “Kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong 3 năm liên tục hoặc tổng số lỗ luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp hoặc vốn chủ sở hữu âm trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét”.

Do đó, HOSE lưu ý về việc cổ phiếu SMC có khả năng bị huỷ niêm yết bắt buộc nếu Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 của công ty có kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ.

Về kết quả kinh doanh hợp nhất quý 4/2024, SMC ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.177 tỷ đồng, giảm 65% so với cùng kỳ 2023. Kinh doanh dưới giá vốn khiến SMC lỗ gộp hơn 9 tỷ đồng, tăng mạnh so với khoản lỗ hơn 700 triệu đồng cùng kỳ. Trừ đi các chi phí, SMC lỗ sau thuế gần 294 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ hơn 517 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm 2024, SMC ghi nhận doanh thu thuần đạt 8.924 tỷ đồng, giảm 35% so với cùng kỳ. Công ty báo lỗ sau thuế gần 287 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 925 tỷ đồng, kéo dài chuỗi 3 năm thua lỗ liên tiếp.

Doanh nghiệp cho biết trong năm 2024 đã nghiêm túc thực hiện nhiều giải pháp để cải thiện tình hình và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh thanh lý tài sản và các khoản đầu tư tài chính, bám sát diễn biến tình hình vĩ mô và ngành thép để có chiến lược kinh doanh phù hợp, tích cực và quyết liệt xử lý các khoản công nợ.

Tuy nhiên, thị trường thép trong và ngoài nước còn quá nhiều khó khăn, giá thép và nhu cầu tiêu thụ liên tục giảm mạnh, trong nước ngành bất động sản chưa thực sự ổn định nên ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Quảng cáo

Sang năm 2025, SMC đặt kế hoạch sản xuất kinh doanh với chỉ tiêu sản lượng tiêu thụ là 620.000 tấn thép các loại. Công ty kỳ vọng mức lãi ròng năm 2025 là 30 tỷ đồng.

Không chỉ phải đối mặt với khoản lỗ lớn, SMC còn đang "ngập" trong nợ xấu. Tại ngày 31/12/2024, tổng tài sản của SMC ở mức 4.511 tỷ đồng, giảm gần 27% so với hồi đầu năm. Khoản nợ xấu của doanh nghiệp giảm chủ yếu là nợ ngắn hạn, có giá gốc 1.289 tỷ đồng.

untitled-1738256850435-17382568505381389079298.png

Trong đó, các đơn vị đang nợ SMC bao gồm: Công ty TNHH Delta - Valley Bình thuận (441 tỷ đồng), Công ty TNHH Bất động sản Đà Lạt Valley (169 tỷ đồng), Công ty TNHH The Forest City (132 tỷ đồng), CTCP Hưng Thịnh Incons (63 tỷ đồng) và các đối tượng khác (484,6 tỷ đồng).

Công ty TNHH Delta - Valley Bình thuận, Công ty TNHH Bất động sản Đà Lạt Valley và Công ty TNHH The Forest City nằm trong hệ sinh thái của Novaland (NVL) có tổng nợ xấu gần 742 tỷ, trích lập dự phòng 357 tỷ đồng, tăng 59 tỷ so với khoản trích lập hồi cuối tháng 9/2024.

Bên cạnh đó, công ty cũng chấp nhận chuyển các khoản nợ thành cổ phiếu hay bất động sản để cấn trừ. Như, Thép SMC chấp nhận chuyển công nợ với Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã: HBC) thành cổ phiếu. Song, do cổ phiếu HBC giảm sâu năm 2024 nên công ty đang phải dự phòng 49,5 tỷ đồng cho khoản đầu tư này.

CTCP Đầu tư Thương mại SMC được thành lập từ năm 1988, tiền thân là Cửa hàng vật liệu xây dựng số 15 thuộc trung tâm Bán buôn bán lẻ vật liệu xây dựng miền Nam.

Năm 2004, đơn vị này cổ phần hóa và chính thức hoạt động dưới tên gọi CTCP Đầu tư Thương mại SMC. Hai năm sau, công ty này niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) với mã chứng khoán là SMC.

Lĩnh vực hoạt động chính của SMC là thương mại, gia công Coil Center và sản xuất các sản phẩm thép. SMC chủ yếu tập trung vào thương mại trong nước, khách hàng là các công ty xây dựng, chủ đầu tư lớn.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Quý I, doanh thu dịch vụ, khách sạn Vinpearl tăng 45% so với cùng kỳ 2024, lên hơn 2.400 tỷ đồng

Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của Vinpearl tăng 45% so với cùng kỳ năm 2024, lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh này cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 83%.

Quý I, VinFast bàn giao hơn 36.000 ô tô điện trên toàn cầu, gấp gần 4 lần cùng kỳ Quý I/2025, Vingroup báo doanh thu tăng 287%, lên hơn 84.000 tỷ đồng

Lợi nhuận của Sabeco về mức thấp nhất 14 quý

Cạnh tranh gia tăng cùng với "tác động kép" của Nghị định 168 và việc tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với Tập đoàn Bia Bình Tây sau khi hợp nhất đã khiến doanh thu của Sabeco sụt giảm, kéo theo lợi nhuận về mức thấp nhất kể từ quý IV/2021.

Sabeco báo lãi sau thuế 4.495 tỷ đồng năm 2024 Sabeco dự chi 6.400 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt, gấp 1,3 lần lợi nhuận mục tiêu năm 2025

Sacombank kinh doanh ra sao sau khi vừa phải nộp 196,9 tỷ đồng tiền thuế và nghĩa vụ bổ sung theo yêu cầu của Cục Thuế

BCTC hợp nhất quý 1/2025 cho thấy, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HOSE: STB) lãi trước thuế hơn 3,674 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ năm trước dù vừa phải phải nộp 196,9 tỷ đồng tiền thuế và nghĩa vụ bổ sung theo yêu cầu của Cục Thuế.

Sacombank chưa chia cổ tức, đặt mục tiêu lãi 14.560 tỷ đồng trong 2025 Sacombank bất ngờ lên kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu sau 10 năm

Hòa Phát cung cấp thép dự ứng lực cho dự án cao tốc hơn 14.000 tỷ đồng

Dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh kết nối hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng được thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP), có tổng chiều dài 121 km. Trong đó, giai đoạn 1 có tổng vốn đầu tư 14.300 tỷ đồng.

Thừa nhận kế hoạch năm 2025 tham vọng, Chủ tịch Hòa Phát nói sẽ không điều chỉnh dù thị trường có nhiều biến động Vẫn còn nhiều dự định với "át chủ bài" thép, Hòa Phát có mở rộng mảng bất động sản và nông nghiệp?

Quý I/2025, Vingroup báo doanh thu tăng 287%, lên hơn 84.000 tỷ đồng

Tổng doanh thu thuần hợp nhất trong quý I/2025 của Vingroup đạt 84.053 tỷ đồng, tăng trưởng 287% so với cùng kỳ năm 2024 nhờ ghi nhận tăng trưởng tích cực từ các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và phát triển và kinh doanh bất động sản.

Ông Phạm Nhật Vượng: “VinFast sẵn sàng cạnh tranh, giá nào chơi giá đó” Quý I, VinFast bàn giao hơn 36.000 ô tô điện trên toàn cầu, gấp gần 4 lần cùng kỳ

ĐHĐCĐ FECON: Lợi nhuận năm 2025 chủ yếu từ mảng bất động sản, tâm điểm là dự án Square City

Theo lãnh đạo FECON, trong cấu trúc lợi nhuận sau thuế 200 tỷ đồng đặt ra cho năm 2025, dự kiến khoảng 55 tỷ đồng sẽ đến từ mảng thi công, 145 tỷ đồng từ mảng đầu tư bất động sản.

FECON bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới Coteccons, Fecon và 1 thành viên Liên danh Vietur trúng gói thầu nghìn tỷ tại “siêu dự án” cảng hàng không Long Thành

Tận hưởng “chuyến du hành xanh” mỗi ngày tại Vinhomes Wonder City

Tại đô thị của những trải nghiệm thời thượng Vinhomes Wonder City (Đan Phượng, Hà Nội), mỗi ngày của cư dân đều như một “chuyến du hành xanh” kỳ thú. Nơi đây, màu xanh hiện hữu từ vườn riêng sau nhà đến tổ hợp công viên, mặt nước rộng lớn, đi cùng các tiệ

ĐHĐCĐ Vinhomes: Kế hoạch lãi kỷ lục, Vinhomes Cần Giờ là động lực tăng trưởng doanh số trong 3 năm tới Chủ dự án Vinhomes Global Gate lãi trước thuế hơn 18.600 tỷ đồng trong quý I/2025