Doanh nghiệp ngành điện đang làm ăn ra sao trước khi có thể tăng giá bán lẻ điện?

Năm 2022, lợi nhuận doanh nghiệp ngành điện nhìn chung khá khả quan, đặc biệt doanh nghiệp thủy điện tiếp tục lãi lớn nhờ điều kiện thủy văn thuận lợi.

Theo Quyết định 02/2023/QĐ-TTg vừa được Chính phủ ban hành, từ ngày 3/2/2023, mức giá bán lẻ điện bình quân (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) sẽ theo khung giá mới với mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 1.826,22 đồng/kWh; mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444,09 đồng/kWh, lần lượt tăng 220 và 538 đồng/kWh.

Việc điều chỉnh khung giá này chưa tác động tới giá điện bán lẻ điện hiện hành (bình quân là 1.864,44 đồng/kWh). Tuy nhiên, việc nới khung giá điện cùng với việc Bộ Công Thương trước đó yêu cầu EVN khẩn trương hoàn thành quyết toán chi phí sản xuất kinh doanh điện, báo cáo tài chính năm 2022 để làm căn cứ hoàn thành tính toán phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023, cho thấy khả năng tăng giá điện trong thời gian tới là rất cao.

Những diễn biến này cũng được cho là sẽ hỗ trợ tích cực cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành điện, đặc biệt là giúp giảm lỗ cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khi doanh nghiệp này báo lỗ tới gần 29 nghìn tỷ đồng trong năm 2022.

Thậm chí, theo ước tính của EVN, năm 2023, nếu giá bán lẻ điện giữ nguyên theo giá điện hiện hành, thì số lỗ dự kiến lên đến 64.941 tỷ đồng; trong đó 6 tháng đầu năm sẽ lỗ 44.099 tỷ đồng và 6 tháng cuối năm lỗ 20.842 tỷ đồng. Như vậy, tổng lỗ sản xuất kinh doanh của EVN lũy kế 2 năm 2022 và 2023 là 93.817 tỷ đồng. Với số lỗ dự kiến như vậy, EVN cho rằng, nếu năm 2023 không được tăng giá điện ở mức phù hợp, EVN sẽ bị mất cân đối dòng tiền hoạt động.

Dù tình hình kinh doanh của EVN năm 2022 gặp nhiều khó khăn song không hẳn tất cả các đơn vị thành viên của tập đoàn cũng như các doanh nghiệp ngành điện đều có kết quả kinh doanh u ám. Báo cáo tài chính quý 4 và cả năm 2022 của các doanh nghiệp ngành điện niêm yết cho thấy, lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành vẫn rất khả quan và có sự phân hóa rõ nét giữa nhóm nhiệt điện và thủy điện.

lndn-1509.png

Theo báo cáo tổng hợp của VNDirect, trong quý 4 lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp ngành điện vẫn tăng 9% so với cùng kỳ và cả năm 2022 vẫn tăng 23,4% so với năm ngoái.

Giá vốn cao cộng lỗ tỷ giá kéo giảm lợi nhuận doanh nghiệp nhiệt điện

Trong quý 4/2022 giá vốn tăng cao đã khiến lợi nhuận của hầu hết các doanh nghiệp nhiệt điện thụt lùi, thậm chí thua lỗ, song tính chung cả năm lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp vẫn vượt mức đề ra.

Điển hình, một công ty thành viên của EVN là Tổng công ty Phát điện 3 - CTCP (EVNGENCO3, mã PGV) công bố doanh thu thuần quý 4/2022 đạt 12.348 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ nhưng lãi sau thuế giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2022, đạt 624 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm 2022, công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 47.279 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, do doanh thu tài chính giảm tới 77%, còn 5.431 tỷ đồng trong khi chi phí tài chính tăng vọt 111%, lên hơn 2.572 tỷ đồng nên lãi sau thuế của công ty chỉ đạt hơn 2.360 tỷ đồng, giảm 26% so với thực hiện năm 2021 song vẫn vượt 27,7% mục tiêu lợi nhuận cả năm 2022.

CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh (QTP) dù ghi nhận doanh thu giảm nhẹ 3%, đạt 2.262 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế (LNST) giảm tới 86%, đạt 25,4 tỷ đồng song tính chung cả năm 2022, công ty vẫn đạt doanh thu 10.417 tỷ đồng, tăng 21,5% so với năm ngoái, LNST đạt hơn 770 tỷ đồng, tăng 33,3% so với năm 2021 và vượt 76,7% kế hoạch.

CTCP Nhiệt điện Hải Phòng (HND) thậm chí lỗ sau thuế gần 7,6 tỷ đồng trong quý 4 dù doanh thu tăng nhẹ lên 2.238 tỷ đồng. Tính chung cả năm 2022, công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 10.511 tỷ đồng và LNST đạt gần 571 tỷ đồng, lần lượt tăng 16% và 25,5% so với năm 2021.

nhietdien1-1331.png

Đáng chú ý, năm 2022 nếu khoản chênh lệch tỷ giá không tăng mạnh thì lợi nhuận của các doanh nghiệp nhiệt điện có thể còn tăng cao hơn. Theo đó, năm 2022 EVN GENCO3 ghi nhận lỗ ròng chênh lệch tỷ giá lên đến 938 tỷ đồng, trong khi năm 2021 lãi 991 tỷ đồng. Khoản lỗ này làm gia tăng chi phí tài chính của EVNGENCO3, kéo theo lợi nhuận giảm.

Tương tự, Nhiệt điện Hải Phòng cũng lỗ tỷ giá 60,9 tỷ đồng trong năm 2022, đảo chiều so với mức lãi 53,4 tỷ đồng trong 2021. Khoản lỗ tỷ giá của Nhiệt điện Quảng Ninh ít hơn, chỉ 1,1 tỷ đồng.

Ngoài ra, một doanh nghiệp ngành điện khác là Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power, mã POW) cũng ghi nhận khoản lỗ tỷ giá 63,5 tỷ đồng trong năm 2022.

Quảng cáo

Quý 4 vừa qua, PV Power công bố lãi lớn với LNST đạt 732 tỷ đồng gấp 39 lần con số 19 tỷ đồng của cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế trong năm 2022, công ty ghi nhận doanh thu đạt 28.235 tỷ đồng và LNST đạt 2.323 tỷ đồng, lần lượt tăng 15% và 13% so với thực hiện trong năm 2021.

Cùng ở nhóm điện khí, CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) lại có quý 4 kinh doanh bết bát khi doanh thu đạt hơn 1.923 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ nhưng lãi sau thuế chỉ vỏn vẹn 5,8 tỷ đồng, giảm tới 95% so với quý 4 năm ngoái.

Dù vậy, lũy kế cả năm 2022, doanh thu của NT2 vẫn đạt gần 8.786 tỷ đồng và lãi sau thuế đạt hơn 729 tỷ đồng, lần lượt tăng 43% và 36,5% so với năm ngoái. So với kế hoạch của cả năm, NT2 đã vượt gần 56% mục tiêu lợi nhuận.

Thủy văn thuận lợi, lợi nhuận doanh nghiệp thủy điện “về theo con nước”

Năm 2022, với điều kiện thủy văn thuận lợi (La Nina), các doanh nghiệp thủy điện có một năm “xuôi chèo, mát mát” với lợi nhuận vượt xa kỳ vọng.

Trong đó, CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) dẫn đầu về doanh thu trong nhóm thủy điện, đạt 3.085 tỷ đồng, tăng trưởng 91% so với năm 2021, trong khi giá vốn chỉ tăng 33,4% lên 1.062 tỷ đồng, giúp lợi nhuận gộp tăng gấp gần 2,5 lần lên hơn 2.022 tỷ đồng. Kết quả công ty lãi sau thuế 1.264 tỷ đồng, tăng gần 3,3 lần con số đạt được năm 2021.

thuydien-6685.png

Tuy nhiên, nếu xét về lợi nhuận, CTCP Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi (DNH) mới là “quán quân” với mức LNST đạt 1.521 tỷ đồng, tăng 11% so với năm ngoái và cũng là mức lãi kỷ lục trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp này. Còn nếu xét về mức tăng trưởng lợi nhuận, CTCP Thuỷ điện Hủa Na (HNA) gây ấn tượng nhất với lãi sau thuế cao gấp 4,4 lần so với năm ngoái, đạt kỷ lục hơn 583 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp thủy điện khác cũng ghi nhận lợi nhuận hàng trăm tỷ đồng trong năm 2022 như Thủy điện Thác Mơ (TMP) với LNST đạt 583 tỷ đồng, tăng 62% so với năm 2021; Thủy điện Sông Ba Hạ (SBH) lãi sau thuế hơn 642 tỷ đồng, tăng 36%; Thủy điện A Vương (AVC) lãi ròng 882 tỷ, tăng 75%; Thủy điện Thác Bà (TBC) lãi ròng 379 tỷ, tăng hơn 81%; Thủy điện Srok Phu Mieng IDICO lãi ròng 113 tỷ, tăng 18%,…

Giải trình kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh trong thời gian qua, các doanh nghiệp thủy điện cho biết phần lớn là nhờ yếu tố thuỷ văn thuận lợi, lượng nước mưa lớn đổ về hồ chứa của các công ty lớn. Ngoài ra, nền kinh tế trong nước dần phục hồi cũng giúp lượng tiêu thụ điện tăng, tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của các công ty.

Xoay chiều trong năm 2023 – sự trở lại của nhiệt điện

Trong báo cáo triển vọng ngành điện công bố gần đây, Công ty Chứng khoán SSI nhận định năm 2023 sẽ là năm chứng kiến “sự trở lại của nhiệt điện”. Sự trở lại này, xuất phát từ dự báo thủy điện sẽ duy trì tích cực cho đến hết quý 1/2023 và có thể trở nên kém thuận lợi hơn trong 6 tháng cuối năm 2023. Điều này có thể khiến sản lượng tiêu thụ của các nhà máy thủy điện giảm 8% so với cùng kỳ trong năm 2023 và để bù đắp lại nhiệt điện sẽ được huy động với hiệu suất cao hơn.

Bên cạnh đó, SSI lưu ý khả năng căng thẳng giữa Nga và Ukraine có thể dịu đi trong năm nay, thậm chí đi đến thỏa thuận đình chiến, có thể khiến giá dầu khí và giá than giảm. Điều này có lợi cho nhiệt điện bởi đây là các nguyên liệu đầu vào quan trọng nhất.

nhucaudien-1654.png

Tương tự, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng hiện tượng La Nila đã kéo dài khoảng 3 năm từ năm 2020 nên nhiều khả năng sẽ bắt đầu suy yếu vào nửa đầu năm 2023, nhường chỗ cho hiện tượng El Nino, gây bất lợi cho các doanh nghiệp thủy điện. Các doanh nghiệp nhiệt điện với các nhà máy có tuổi đời còn mới, vận hành ổn định được kỳ vọng sẽ được huy động sản lượng cao hơn.

Tuy nhiên, VCBS cho biết thêm giá than toàn cầu được dự báo hạ nhiệt nhưng vẫn duy trì ở mức cao trong năm tới. Lý do là Trung Quốc hiện đang chiếm hơn 50% sản lượng cung – cầu than, mặc dù đang có những tín hiệu khởi sắc trong việc nới lỏng kiểm soát COVID-19 nhưng thị trường bất động sản, xây dựng vẫn ảm đạm nên nhu cầu tiêu thụ than chỉ tăng nhẹ. Trong khi đó, nhu cầu than của EU được dự báo vẫn ở mức cao khi nguồn cung khí đốt từ Nga bị siết chặt.

Trong khi đó, triển vọng hạ nhiệt của giá khí đốt còn phụ thuộc vào diễn biến xung đột giữa Nga và Ukraine, bởi Nga đang là quốc gia xuất khẩu LNG lớn thứ 4 thế giới. Trước đó, xung đột giữa hai quốc gia này đã đẩy giá LNG tăng vọt lên mức 70 USD/mmBTU vào đầu tháng 3/2022 trước khi hạ nhiệt về mức khoảng 30 USD/mmBTU.

Còn về nỗi lo chênh lệch tỷ giá, một số công ty chứng khoán cho rằng việc tỷ giá USD/VND hạ nhiệt có thể giúp giảm bớt gánh nặng lỗ chênh lệch tỷ giá của các doanh nghiệp ngành điện bởi đặc thù vay nợ quốc tế để đầu tư các dự án điện.

Theo đó, đến đầu năm 2023, tỷ giá USD/VND đã về vùng 23.500 đồng. Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo, năm nay, tiền đồng sẽ không mất giá mạnh như năm 2022 bởi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ kết thúc chu kỳ tăng lãi suất vào giữa năm 2023; cùng với đó là trợ lực từ việc cán cân thanh toán cải thiện nhờ thặng dư thương mại; ngoài ra, chỉ số USD (DXY) được kỳ vọng đã lập đỉnh vào quý 4/2022 và xu hướng chủ đạo là giảm trong năm 2023. Do đó, VDSC kỳ vọng tỷ giá USD/VND dao động trong biên độ hẹp +/-3% trong năm 2023.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Giá chung cư cao cấp tại một tỉnh "sát vách" TP.HCM đang nằm ở "vùng trũng", thấp hơn từ 30-200% so với Hà Nội

Ở Bình Dương, căn hộ từ 45-50 triệu đồng/m2 đã có tiêu chuẩn bàn giao cao cấp, và duy trì tỷ lệ lấp đầy cho thuê 80-90%, với giá thuê hàng tháng khoảng 15 triệu đồng/căn 2PN. Tuy nhiên, tại Hà Nội hay TP.HCM, căn hộ giá từ 80-90 triệu đồng/m2 mới có thể

Gần 80% các thương vụ M&A bất động sản diễn ra trong phân khúc công nghiệp, vì sao? Một phân khúc bất động sản cả năm “im ắng” bỗng “trỗi dậy” vào cuối năm với lượng tiêu thụ bất ngờ tăng 2-3 lần

Hà Nội tạm dừng đào đường từ ngày 22/1

Nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và tạo thuận lợi cho nhu cầu đi lại của người dân trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 trên địa bàn thành phố, Sở Giao thông vận tải Hà Nội yêu cầu, từ ngày 22/1, tạm dừng thi công đào đường, hè các công trình trên địa bàn.

Thị trường bất động sản Việt Nam tiếp tục tăng trưởng và duy trì triển vọng tích cực Chung cư tiếp tục dẫn dắt thị trường, giá tăng từ 7-10%

Chung cư tiếp tục dẫn dắt thị trường, giá tăng từ 7-10%

Chuyên gia của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam nhận định, thị trường bất động sản nhà ở năm 2025 sẽ có bước phát triển. Chung cư vẫn dẫn dắt thị trường, giá căn hộ sẽ tiếp tục tăng từ 7-10% so với năm 2024.

Giá bán chung cư cũ Hà Nội tăng cao chưa từng thấy Gần 10.000 căn hộ chung cư có giá từ 80 triệu đồng/m2 đổ bộ vào thị trường trong năm 2024

Metro số 1 "lăn bánh", cơ hội cho bất động sản từ khu vực ít ai ngờ tới

Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) chính thức lăn bánh cuối tháng 12/2024 sau hơn 10 năm chờ đợi được xem là “cú hích” cho thị trường bất động sản dọc tuyến hạ tầng này. Tâm lý “bao xa không bằng bao lâu” của người mua nhà Tp.HCM cùng tiềm năng tăng giá

TP. Hồ Chí Minh vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức hoạt động "đẩy" giá căn hộ chung cư dọc tuyến tăng nóng 35 - 70%, cao vượt trội so với thị trường

Gần 80% các thương vụ M&A bất động sản diễn ra trong phân khúc công nghiệp, vì sao?

Tại Việt Nam, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào bất động sản (BĐS) tăng mạnh trong năm 2024, bất động sản công nghiệp và hậu cần duy trì triển vọng tích cực. Nhu cầu về nhà xưởng và nhà kho xây sẵn tăng nhờ sự tăng trưởng của thương mại điện tử và dòng vốn FDI.

Tân Hoàng Minh đề xuất xây khu du lịch nghỉ dưỡng rộng 1.655ha ở Quảng Bình

Đề xuất được Công ty TNHH thương mại dịch vụ và khách sạn Tân Hoàng Minh đưa ra tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Bình khi đến tìm hiểu, nghiên cứu đầu tư dự án trên địa bàn tỉnh chiều ngày 15/1/2025.

Triển vọng sáng của Nhà ở xã hội trong năm 2025 Giá chung cư mới ở Hà Nội cao gấp 3 - 5 lần so với thu nhập của người dân, thiết lập mức tăng kỷ lục trong vòng 8 năm

Triển vọng sáng của Nhà ở xã hội trong năm 2025

Theo các chuyên gia và doanh nghiệp việc các địa phương ráo riết vào cuộc cũng như sự “mở cửa” của hàng loạt chính sách mới hứa hẹn sẽ mở ra nhiều triển vọng tích cực cho thị trường nhà ở xã hội trong năm 2025.

Long An tìm nhà đầu tư xây 2 dự án nhà ở xã hội hơn 7.640 tỷ đồng ở Đức Hòa Dư nợ cho vay nhà ở xã hội theo Nghị quyết 33/NQ-CP không tính vào chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hằng năm của ngân hàng

Hà Nội cho phép gia hạn sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất dự án 148 Giảng Võ

Ông Nguyễn Trọng Đông, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội ngày 14/1 đã ký ban hành Quyết định số 241/QĐ-UBND về việc cho phép Công ty Cổ phần Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam điều chỉnh tên người sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng 68.382,9 m2 (hơn 6,8 ha) đất tại 148 Giảng Võ, phường Giảng Võ, quận Ba Đình để thực hiện dự án Tổ hợp hỗn hợp trung tâm thương mại, dịch vụ, văn hóa.

Đề xuất đầu tư tuyến đường gần 800 tỷ, dài 5,7km kết nối với cao tốc Tp.HCM Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu, đề xuất chính sách thuế nhằm hạn chế đầu cơ bất động sản

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu, đề xuất chính sách thuế nhằm hạn chế đầu cơ bất động sản

Bộ trưởng Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất chính sách thuế nhằm hạn chế hoạt động đầu cơ bất động sản, bảo đảm phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam và thông lệ quốc tế...

Đề xuất đầu tư tuyến đường gần 800 tỷ, dài 5,7km kết nối với cao tốc Tp.HCM Thủ tướng chỉ đạo “nóng” xử lý việc thao túng giá, đầu cơ bất động sản