Điện thoại Samsung Galaxy Z Fold 4 dùng linh kiện Hàn Quốc “nhiều bất thường”

Việc “mổ bụng” điện thoại màn hình gập cao cấp của Samsung cho thấy khoảng 50% bộ phận có nguồn gốc nội địa.

Phân tích chi tiết bên trong điện thoại thông minh mới nhất của Samsung cho thấy chi phí linh kiện ước tính chiếm khoảng 40% giá bán thiết bị, cao hơn tỷ lệ tương ứng của iPhone 14 Pro Max. Điều này cho thấy lợi nhuận thúc đẩy các nhà sản xuất tạo ra điện thoại thông minh màn hình gập. Samsung cũng đang tận dụng các bộ phận được sản xuất tại Hàn Quốc cho mẫu máy này, với tỷ lệ nội địa hóa khoảng 50%.

Nhu cầu về smartphone màn hình gập đang tăng lên sau sự khởi đầu chậm chạp. Theo Counterpoint Research, công ty nghiên cứu thị trường ở Hong Kong, điện thoại màn hình gập chiếm chưa đến 2% thị phần smartphone toàn cầu, nhưng các lô hàng được dự báo tăng trưởng 73% vào năm 2022 so với năm trước, lên 16 triệu chiếc.

Mới đây, mẫu smartphone màn hình gập mới nhất của Samsung Galaxy Z Fold 4 được “mổ bụng” và so sánh với các thiết bị đối thủ. Theo đó, chi phí linh kiện ước tính của Galaxy Z Fold 4 là 670 USD, chưa đến 40% giá bán của điện thoại. Với tỷ lệ chi phí thấp hơn so với mức 46% của iPhone 14 Pro Max, smartphone của Samsung có tỷ suất lợi nhuận cao hơn.

b420221212113544-5760.png Chi phí linh kiện ước tính của Samsung Galaxy Z Fold 4 khoảng 670 USD, bằng 40% giá bán

Galaxy Z Fold 4 có giá khoảng 1.800 USD, cao hơn 500 USD so với iPhone cao cấp nhất. Khi việc phân biệt điện thoại thông minh về mặt phần cứng trở nên khó khăn hơn, Samsung định vị điện thoại màn hình gập trở thành sản phẩm chủ lực với giá trị gia tăng cao.

Việc “mổ xẻ” Galaxy Z Fold 4 cũng cho thấy một số lượng lớn các bộ phận do Samsung sản xuất, bao gồm cả màn hình phát quang hữu cơ linh hoạt (OLED). Linh kiện này là chìa khóa để tạo ra điện thoại thông minh có thể gập lại.

Qualcomm của Mỹ là nhà cung cấp vi xử lý cho Galaxy Z Fold 4, trong khi chip lưu trữ và bộ nhớ flash cho thiết bị lưu trữ do Samsung tự cung cấp. Ngoài ra, hầu như bộ phận chính của điện thoại đều do các công ty Hàn Quốc sản xuất, trong đó LG Energy Solution cung cấp pin.

Tỷ lệ giá trị linh kiện do công ty Hàn Quốc cung cấp cho Galaxy Z Fold 4 khoảng 50%, gấp đôi con số tương ứng của iPhone. Các chuyên gia đánh giá tỷ lệ “nội địa” của Galaxy Z Fold 4 cao bất thường với một điện thoại cao cấp, không phải của Trung Quốc. Điện thoại do Huawei sản xuất phụ thuộc nhiều hơn vào các bộ phận trong nước do các hạn chế thương mại của Mỹ.

Quảng cáo

Trong khi Apple và các nhà sản xuất khác đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro địa chính trị, Samsung đang được hưởng lợi từ hoạt động mua sắm nội địa mạnh, đảm bảo nguồn cung cấp linh kiện ổn định và chi phí thấp hơn.

Bên trong Galaxy Z Fold 4, có 1 pin bên phải và 1 pin bên trái, ngoài ra còn có 1 đế lớn để cố định các module. Các thành phần gắn trên đế, như chip và tụ điện, không được bố trí dày đặc như trong mẫu iPhone nên thiết kế của Galaxy Z Fold 4 được cho là có chỗ cho nhiều tính năng bổ sung trong tương lai.

Điện thoại thông minh màn hình gập từ các nhà sản xuất Trung Quốc Mate Xs của Huawei và Mi Mix Fold của Xiaomi, cũng được “mổ bụng” để so sánh với Galaxy Z Fold 4. 2 thiết bị Trung Quốc có giá tương đối cao, từ 1.500-2.000 USD. Tỷ lệ chi phí linh kiện từ 30-40%.

Cả Xiaomi và Huawei đều sử dụng màn hình OLED do Samsung sản xuất cho các thiết bị cầm tay có thể gập lại. Các bộ phận của Hàn Quốc lần lượt chiếm khoảng 50% và 36% tổng số linh kiện được sử dụng trong Mate Xs và Mi Mix, phản ánh sự phụ thuộc nặng của các hãng Trung Quốc vào những nhà cung cấp Hàn Quốc.

b120221212113549-1257.jpg Điện thoại màn hình gập có tiềm năng tăng trưởng mạnh

Có 2 loại điện thoại thông minh có thể gập lại, gập theo chiều dọc với màn hình lớn mở ra như cuốn sách và gập theo chiều ngang với màn hình vuông kích thước thông thường trở nên nhỏ hơn và dễ mang theo hơn khi gập lại.

Nhu cầu về thiết bị cầm tay màn hình gập đang tăng lên ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ so với các thị trường khác. Ngoài Samsung và Huawei, các nhà sản xuất khác như Oppo của Trung Quốc, cũng đang tham gia vào cuộc cạnh tranh. Giảm chi phí thông qua sản xuất số lượng lớn và cải tiến thiết bị sẽ rất quan trọng đối với việc phổ cập smartphone màn hình gập.

15 năm sau khi iPhone đầu tiên ra đời, những cải tiến về phần cứng trong điện thoại thông minh đang chậm lại. Các chuyên gia nhận định những đổi mới công nghệ đạt được thông qua quá trình thử nghiệm như màn hình gập, công nghệ xác thực dấu vân tay trên màn hình và máy ảnh hiệu suất cao, đang chuyển sang các nhà sản xuất châu Á.

“Apple ngày nay trở nên bảo thủ về công nghệ”, Hideaki Yokota, người đứng đầu Viện nghiên cứu MM có trụ sở tại Tokyo, cho biết. “Các hãng trong nhóm Android, trong đó có nhiều nhà sản xuất phần cứng, đang nhanh hơn trong việc áp dụng các tính năng mới”.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Công nghệ

Xe hơi Nhật Bản cũng phải dựa vào công nghệ Trung Quốc, từ Toyota, Nissan cho đến Honda đều nhận thua

Việc bắt tay với Huawei, Momenta, CATL… đang giúp các hãng xe hơi Nhật rút ngắn lộ trình phát triển công nghệ buồng lái thông minh và ADAS, đảm bảo không bị tụt hậu quá xa so với Tesla, BYD.

5 dự án cao tốc sẽ thông xe kỹ thuật vào 19/4 ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu lợi nhuận tăng 7,4%, lên kế hoạch tham gia các dự án đường sắt cao tốc, sân bay

Người Mỹ tranh thủ “mua vét” ô tô do lo ngại thuế quan

Theo đại lý ô tô và các phân tích trong ngành, nguồn cung xe mới và xe đã qua sử dụng tại Mỹ đang giảm nhanh chóng, khi người tiêu dùng đổ xô mua ô tô và xe tải trước khi giá có thể tăng do thuế quan.

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu rung chuyển do thuế quan của Mỹ Thuế quan sẽ gây thiệt hại hơn 100 tỷ USD cho ngành ô tô Mỹ

EU có thể trả đũa thuế quan bằng cách nhắm vào các "ông lớn" công nghệ Mỹ

Thủ tướng Đức Olaf Scholz mới đây đã chỉ trích các mức thuế quan mới của Mỹ “về cơ bản là sai” khi Đức cảnh báo rằng Liên minh châu Âu (EU) có thể trả đũa bằng cách nhắm vào các ông lớn công nghệ Mỹ.

Bitcoin rơi thẳng đứng xuống dưới 77.000 USD trong 'cơn bão' thuế quan của ông Trump Chứng khoán châu Á ổn định trở lại sau cú sốc thuế quan

Áp dụng trí tuệ vào bất động sản công nghiệp Việt Nam nhiều thách thức

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) được đánh giá là yếu tố thiết yếu trong tương lai của thị trường bất động sản công nghiệp. Tuy nhiên, việc áp dụng AI tại Việt Nam vẫn còn gặp thách thức.

Điểm danh những cổ phiếu hạ tầng khu công nghiệp “hút” nhà đầu tư Liên tiếp cấp phép dự án lớn, bất động sản công nghiệp hưởng lợi

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu rung chuyển do thuế quan của Mỹ

Thông tin về việc Mỹ thông báo mức thuế 25% đối với ô tô và xe tải nhẹ nhập khẩu vào Mỹ kể từ ngày 3/4 nhập khẩu đã lan rộng khắp thế giới khi các nhà cung cấp xe toàn cầu cảnh báo về việc tăng giá ngay lập tức và các đại lý bày tỏ lo ngại về tình trạng

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu ô tô, khí hóa lỏng LNG Mỹ áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu từ ngày 2/4

Mỹ áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu từ ngày 2/4

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 26/3 đã thông báo quyết định áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu - điều mà ông đã cam kết từ lâu với các cử tri Mỹ và được áp dụng từ ngày 2/4 tới.

Không bị áp thuế bán phá giá, tập đoàn thép lớn nhất VN tiết lộ bí quyết làm việc với cơ quan điều tra EU EU lùi thời hạn áp thuế trả đũa Mỹ