Diễn biến lãi suất huy động của các ngân hàng vẫn phức tạp

Tính đến hiện tại, mặt bằng lãi suất huy động của nhiều ngân hàng đã về lại vùng trước đại dịch COVID - 19, thậm chí cao hơn, với mức tăng trung bình 300-400 điểm cơ bản so với cuối năm 2021.

Sau các lần tăng lãi suất điều hành, lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại hiện vẫn phức tạp, theo đánh giá trong báo cáo vừa phát hành của khối nghiên cứu Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research).

Trong bối cảnh áp lực tỷ giá gia tăng khi các yếu tố trong và ngoài nước đều không thuận lợi, ngày 24/10, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thực hiện tăng lãi suất điều hành thêm 100 điểm cơ bản trước kỳ họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào tháng 11.

Với mức điều chỉnh kể trên, mặt bằng lãi suất đã cao hơn thời điểm trước đại dịch COVID – 19 khoảng 50-100 điểm cơ bản. Việc tăng lãi suất này không gây quá nhiều bất ngờ cho thị trường, tuy nhiên diễn biến lãi suất huy động ở các NHTMCP vẫn còn khá phức tạp.

Các NHTM trong hệ thống đều đã đồng loạt điều chỉnh tăng 30 – 100 điểm cơ bản tùy kỳ hạn, trong đó kỳ hạn dưới 6 tháng ở hầu hết các NHTMCP đã đẩy lên mức trần 6%. Không chỉ tăng lãi suất, các ngân hàng còn đẩy mạnh chương trình khuyến mại, cộng thêm lãi suất để thu hút dòng tiền nhàn rỗi từ dân cư.

Theo các chuyên gia phân tích tại SSI Research, tính đến hiện tại, mặt bằng lãi suất huy động của nhiều ngân hàng đã về lại vùng trước đại dịch COVID - 19, hoặc thậm chí cao hơn, với mức tăng trung bình 300-400 điểm cơ bản so với cuối năm 2021.

screen-shot-2022-11-01-at-112531-am20221101112724-5618.png

Về tăng trưởng tín dụng, số liệu mới cập nhật từ NHNN cho thấy, tính đến ngày 20/10, và so với cuối năm 2021, tín dụng tăng 11,38%, M2 tăng 3,09% và huy động vốn tăng 4,8%. Như vậy, chênh lệch huy động – tín dụng vốn đã rơi vào trạng thái âm kể từ tháng 7 và phần nào có sự cải thiện nhẹ (mặc dù chưa quá rõ ràng), sau khi mặt bằng lãi suất huy động đã tăng mạnh trong 2 tháng qua.

Trong cuộc họp thường kỳ của Chính phủ, NHNN cũng cho biết diễn biến huy động vốn và tín dụng trong năm 2022 đã đặt ra thách thức đối với hệ số sử dụng vốn của hệ thống ngân hàng rất cao, gây quan ngại về thanh khoản của hệ thống ngân hàng.

Quảng cáo

Do vậy, việc NHNN điều chỉnh các mức lãi suất điều hành trong tháng 9 và tháng 10 là phù hợp nhằm bảo đảm cho các tổ chức tín dụng có khả năng huy động thêm được nguồn vốn để bảo đảm an toàn thanh khoản, và có điều kiện để cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế.

screen-shot-2022-11-01-at-112541-am20221101112729-6127.png Nguồn: Bloomberg, SBV, SSI tổng hợp

Trong tuần trước, thanh khoản trên hệ thống ngân hàng cải thiện và NHNN sử dụng linh hoạt các nghiệp vụ thị trường mở nhằm điều tiết trạng thái thanh khoản ở mức phù hợp. Khối lượng tín phiếu phát hành mới đạt 73,1 nghìn tỷ đồng ở kỳ hạn 7 ngày và phương thức đầu thầu tín phiếu duy trì là đấu thầu khối lượng với lãi suất trúng thầu ở 6%/năm (tăng 1% so với tuần trước đó).

Nghiệp vụ mua kỳ hạn cũng được sử dụng, với 37 nghìn tỷ được bơm mới ở kỳ hạn 7 ngày và lãi suất 6%. Kết tuần, với lượng tín phiếu đáo hạn lớn, NHNN đã bơm ròng 46,6 nghìn tỷ đồng thông qua hoạt động OMO. Mặt bằng lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm cũng nhích tăng nhẹ lên 4,79% (+15 điểm cơ bản).

Tỷ giá USD/VND vẫn duy trì ở mức cao

Trên thị trường ngoại hối, trái ngược với diễn biến quốc tế, tỷ giá USD/VND vẫn chưa có nhiều sự cải thiện ngay cả khi NHNN tăng lãi suất điều hành. Theo đánh giá từ NHNN, diễn biến này chủ yếu là do tác động bởi tâm lý kỳ vọng, và điều này khó có thể giải quyết ngay lập tức.

Tỷ giá niêm yết tại các NHTM vẫn duy trì ở mức kịch trần biên độ mới (5%) so với tý giá trung tâm, quanh mốc VND 24.880 (tương đương mất giá 8,5% so với cuối năm ngoái). Tỷ giá liên ngân hàng ghi nhận ở gần mức giá bán của NHNN (VND 23.870) và tỷ giá trên thị trường tự do duy trì trên VND 25.000/USD xuyên suốt tuần.

Dù vậy, nhìn về các yếu tố cơ bản trong nước vẫn ghi nhận tích cực với giải ngân FDI tăng trưởng tốt trong 10 tháng 2022 hay cán cân thương mại thặng dư 9,4 tỷ USD. Về cung ứng ngoại tệ, NHNN cũng cam kết đảm bảo cung ứng trong nước nhằm ổn định sản xuất trong nước. Riêng 9 tháng đầu năm, đối với một số doanh nghiệp xăng dầu như Nghi Sơn, Bình Sơn, Tập đoàn xăng dầu… lượng ngoại tệ bán ra lên đến 10 tỷ USD cho các doanh nghiệp này.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài: Động lực mới cho các ngân hàng tư nhân tái cơ cấu

Từ ngày 19/5/2025, các ngân hàng tham gia phương án tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém sẽ được phép nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên tối đa 49%, thay vì mức 30% như trước đây. Đây được xem là cú huých lớn giúp HDBank, MBBank và VPBank tăng khả năng huy động vốn, duy trì đà tăng trưởng tài sản mạnh mẽ trong bối cảnh nhu cầu vốn bổ sung ngày càng cấp thiết.

Nới room ngoại lên 49%: Ngân hàng nào sẽ “nổ phát súng” đầu tiên? Cuộc đua phá kỷ lục của cổ phiếu Ngân hàng đã trở lại Ngành ngân hàng đẩy mạnh báo cáo phát triển bền vững: AI là chìa khóa minh bạch dữ liệu

Tài chính xanh – Xu hướng toàn cầu và cơ hội cho Việt Nam

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang trở thành thách thức sống còn đối với nhân loại, tài chính xanh đã nổi lên như một xu hướng tất yếu trong việc tái cấu trúc các dòng vốn đầu tư.

WEF 2023: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự đối thoại về tài chính xanh HDBank đạt 13.017 tỷ lợi nhuận, đẩy mạnh tài chính xanh và chuyển đổi số toàn diện Thúc đẩy tài chính xanh

Ngành ngân hàng đẩy mạnh báo cáo phát triển bền vững: AI là chìa khóa minh bạch dữ liệu

AI không chỉ giúp tự động hóa việc thu thập và tổng hợp dữ liệu, mà còn hỗ trợ phân tích chuyên sâu, phát hiện xu hướng, và đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng báo cáo và hiệu quả quản trị bền vững.

"ESG là cuộc chơi bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn đi dài hơi" Vì sao phần lớn doanh nghiệp tại Việt Nam mới chỉ bắt đầu hành trình ESG? Vì sao thực thi ESG vẫn khó trong ngân hàng Việt?

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm rời ghế Tổng Giám đốc Sacombank sau gần 8 năm điều hành

Ngày 20/5, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, mã STB), đã gửi thư chia tay cán bộ nhân viên, chính thức rời cương vị điều hành sau gần 8 năm gắn bó với vai trò "người cầm lái" trong quá trình tái cơ cấu toàn diện của ngân hàng.

ĐHĐCĐ Sacombank: Không mua lại SBS, đã thu hồi hơn 25,6 nghìn tỷ nợ nhóm ông Trầm Bê Sacombank kinh doanh ra sao sau khi vừa phải nộp 196,9 tỷ đồng tiền thuế và nghĩa vụ bổ sung theo yêu cầu của Cục Thuế Mối liên hệ tín dụng giữa Sacombank và “hệ sinh thái” Him Lam

Ngày 10/6, SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2024

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa thông báo về ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%. Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, SHB chi trả cổ tức năm 2024 với tổng tỷ lệ 18%, gồm 5% bằng tiền và 13% bằng c

Bứt phá từ nội lực - SHB viết tiếp hành trình đồng hành cùng đất nước vươn xa SHB - Nơi hơn 100.000 cổ đông đặt niềm tin, đồng hành cùng phát triển, bứt phá trong kỷ nguyên mới

BIDV triển khai “Nâng hạng ưu tiên – Đặc quyền đẳng cấp” dành cho khách hàng cá nhân

Từ nay đến hết ngày 31/12/2025 khách hàng khi gửi tiền tiết kiệm hoặc duy trì số dư trong tài khoản đạt đủ điều kiện có cơ hội trở thành khách hàng ưu tiên BIDV Premier và nhận quà tặng đến 1 triệu đồng, cùng nhiều đặc quyền trải nghiệm dịch vụ đẳng cấp.

Chủ tịch BIDV: Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý về xử lý nợ xấu BIDV dự kiến tăng trưởng tín dụng 15-16%

Cổ phiếu SHB bật tăng hơn 5%, khối ngoại mua ròng hơn 22 triệu cổ phiếu

Kết phiên ngày 15/5, cổ phiếu SHB có giá 13.700 đồng/cp, tăng 5,4%, lũy kế tăng 48% so với đầu năm. Khối lượng giao dịch gần 168 triệu đơn vị, cao thứ 2 từ đầu năm, trong đó, khối ngoại mua ròng kỷ lục hơn 22 triệu cổ phiếu. Trong 2 tháng gần đây, khối lượng giao dịch trung bình của SHB đạt 77 triệu cổ phiếu, hơn gấp đôi so với 3 tháng đầu năm.

ĐHĐCĐ SHB: Có thể hoàn thành chuyển nhượng SHBFC sớm hơn dự kiến Bứt phá từ nội lực - SHB viết tiếp hành trình đồng hành cùng đất nước vươn xa SHB - Nơi hơn 100.000 cổ đông đặt niềm tin, đồng hành cùng phát triển, bứt phá trong kỷ nguyên mới

PGBank chuẩn bị họp đại hội bất thường để bầu bổ sung nhân sự cấp cao

PGBank dự kiến tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường vào tháng 7 tới để bầu bổ sung nhân sự vào Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2025–2030, sau khi một số ứng viên rút hồ sơ.

Ba cổ đông lớn bất ngờ “xả” gần 6,5% vốn điều lệ PGBank (PGB) PGBank có nữ Chủ tịch mới ĐHĐCĐ PGBank: Mục tiêu lợi nhuận hơn 1.000 tỷ đồng, tăng gấp đôi vốn điều lệ