Ngân hàng nào hút tiền gửi nhiều nhất?

Dù lãi suất huy động trong nhóm thấp nhất nhưng nhóm ngân hàng quốc doanh lại huy động được lượng vốn lớn cho thấy lãi suất không phải là yếu tố hấp dẫn nhất với người gửi tiền.

Ngân hàng nào hút tiền gửi nhiều nhất?
Ảnh minh họa

Lãi suất tại các ngân hàng liên tục tăng kể từ cuối tháng 3 năm nay, mức lãi tiết kiệm 6%/năm trở lên xuất hiện ở nhiều nhà băng.

Theo đó, tại kỳ hạn 3 tháng, mức lãi suất cao nhất là 4,3%/năm hiện được niêm yết bởi Eximbank. Tại kỳ hạn 6 tháng, NCB và Bac A Bank đồng dẫn đầu với lãi suất 5,3%/năm. Tại kỳ hạn 12 tháng, ABBank vọt lên dẫn đầu, niêm yết mức lãi 6,0%/năm cho kỳ hạn này. Tại kỳ hạn 18 tháng, hiện có 3 ngân hàng cùng nhau dẫn đầu với mức lãi suất 6,1%/năm đó là NCB, HDBank và OceanBank.

Với đà tăng của lãi suất, tiền gửi ngân hàng cũng có sự tăng trưởng sau 6 tháng đầu năm 2024. Trong đó, nhóm ngân hàng quốc doanh vẫn đứng đầu toàn hệ thống với tổng số dư tiền gửi là hơn 6,4 triệu tỷ đồng.

Ngân hàng hút tiền gửi nhiều nhất gọi tên Agribank, tổng số dư tiền gửi tại ngân hàng này là 1,83 triệu tỷ đồng, tăng 0,9% so với cuối năm ngoái.

Xếp vị trí thứ hai là BIDV với tổng tiền gửi đạt 1,81 triệu tỷ đồng, tăng 6% so với hồi đầu năm. Theo sau là VietinBank với số dư là 1,47 triệu tỷ đồng, tăng 4%. Xếp vị trí thứ 4 là Vietcombank với 1,37 triệu tỷ đồng, giảm 1,5% so với cuối năm ngoái.

Mặc dù xét về quy mô các ngân hàng này dẫn đầu về lượng tiền gửi nhưng lại đang duy trì lãi suất ở mức thấp, cách xa các ngân hàng tư nhân khác. Điều này cho thấy lãi suất không phải là yếu tố hấp dẫn nhất đối với người gửi tiền.

Ngoài 4 ngân hàng quốc doanh, Top 10 về huy động khách hàng còn có MBBank với 619.000 tỷ đồng, tăng 8,34% so với cuối năm ngoái, Sacombank đạt 549.000 tỷ đồng, tăng 7,5%, ACB đạt 512.000 tỷ đồng, tăng 6,15%, Techcombank đạt 482.000 tỷ đồng, tăng 5,84%, VPBank đạt 471.000 tỷ đồng, tăng 6,6% và SHB đạt 459.000 tỷ đồng, tăng 2,4%.

Nếu xét về mức độ tăng trưởng tiền gửi, có 4 ngân hàng tăng trưởng tiền gửi hai con số là LPBank, tăng 21,4%, đạt 288.000 tỷ đồng, MSB tăng 14,7%, đạt 152.000 tỷ đồng, OCB tăng 12,4%, đạt 132.000 tỷ đồng và NCB tăng 11,1%, đạt 85.000 tỷ đồng.

Quảng cáo

Ở chiều ngược lại, ngoài Vietcombank ghi nhận giảm 1,5% so với cuối năm ngoái, các ngân hàng bị suy giảm về tiền gửi khách hàng so với cuối năm 2023 còn có TPBank (giảm 2,5%), PVCombank (giảm 1,44%), VietABank (giảm 0,34%), ABBank (giảm 14,52%) và Saigonbank (giảm 0,17%).

Saigonbank và PGBank là hai ngân hàng xếp cuối về con số huy động trong 6 tháng đầu năm, lần lượt đạt hơn 23.514 tỷ đồng và hơn 37.391 tỷ đồng.

Theo Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 24/6/2024, huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 1,5% so với cuối năm 2023.

Còn theo số liệu mới nhất của NHNN, tính đến cuối tháng 4/2024, tiền gửi của khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế tại các tổ chức tín dụng đạt 13,42 triệu tỷ đồng, tăng 0,9% so với tháng liền trước, tăng 0,4% tương đương khoảng 50.000 tỷ đồng so với cuối năm 2023.

Như vậy, số dư tiền gửi tại các tổ chức tín dụng trong 4 tháng đầu năm nay đã chính thức lập kỷ lục mới sau khi tăng trưởng âm so với cuối năm 2023. Trong đó, tiền gửi của người dân đã lên gần 6,72 triệu tỷ đồng, tăng 2,8% so với đầu năm và tiếp tục lập kỷ lục mới.

Theo các chuyên gia, một trong những yếu tố thúc đẩy lãi suất gửi tiết kiệm đi lên là do tín dụng đang tăng nhanh gấp 3 lần so với tốc độ huy động vốn.

Số liệu của NHNN cho thấy, đến hết tháng 6, tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng đạt khoảng 6%, tăng mạnh trong bối cảnh 2 tháng đầu năm tín dụng tăng trưởng âm.

Một số ngân hàng cho biết, việc điều chỉnh nhích lên lãi suất huy động nhằm chuẩn bị nguồn vốn đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng thường tăng cao vào giai đoạn cuối năm.

Giới chuyên gia cũng dự báo, từ nay đến cuối năm, lãi suất huy động có thể tiếp tục tăng từ 0,5 - 1%/năm trước áp lực việc các ngân hàng đẩy mạnh tín dụng và thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp có dấu hiệu phục hồi.

Theo các chuyên gia của Chứng khoán MBS, lãi suất đầu vào sẽ tiếp tục tăng trong nửa sau năm 2024 do cầu tín dụng sẽ tiếp tục xu hướng tăng lên mạnh hơn từ giữa năm 2024 khi sản xuất và đầu tư tăng tốc mạnh hơn trong những tháng cuối năm. Lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại lớn sẽ có thể nhích thêm 0,5 điểm %, quay về mức 5,2-5,5%/năm vào cuối năm 2024.

Theo thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tài chính

LPBS kiện toàn đội ngũ lãnh đạo, hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững

Vào ngày 26/12, Công ty Cổ phần Chứng khoán LPBank (LPBS) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường. Tại Đại hội, nhiều nội dung quan trọng đã được thông qua, trong đó có việc bổ sung hai thành viên HĐQT.

LPBank dự kiến chi 200 tỷ để mua cổ phần LPBS LPBank bất ngờ muốn chuyển trụ sở chính LPBank được chấp thuận tăng vốn lên gần 30.000 tỷ đồng

STB phá đỉnh thời đại, thị trường có thêm MBB, VIB "giữ lửa"

Cổ phiếu STB đã phá kỷ lục giá đóng cửa ở phiên hôm qua và còn tiếp tục phá tiếp kỷ lục thời đại trong hôm nay. Các mã VIB (+2,9%), MBB (+1,8%) cũng có sự khẩn trương để giúp Ngân hàng "giữ lửa" cho thị trường.

CTG và STB lập kỷ lục giá, thị trường lấy lại mốc 1.270 điểm MB chuẩn bị chia cổ tức 15%, nâng vốn lên 61.022 tỷ đồng

6 yếu tố có thể chi phối thị trường tiền điện tử năm 2025

Tổng giá trị thị trường tiền điện tử hiện đạt 3.400 tỷ USD, gần gấp đôi năm ngoái, bất chấp đợt bán tháo sau tuyên bố cứng rắn của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hồi tuần trước.

Bitcoin chinh phục "đỉnh" mới Giá Bitcoin vừa có "cú lượn siêu tốc", rơi về mốc hơn 92.000 USD trước khi tăng vọt lên 97.500 USD

Ngân hàng Nhà nước nói gì về việc bình ổn thị trường vàng?

Ngân hàng Nhà nước cho biết, đang hoàn thiện báo cáo đề xuất sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP, trong đó có nội dung về quản lý sản xuất vàng miếng để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Giá vàng châu Á tăng nhẹ trước kỳ nghỉ Giáng sinh Giá vàng thế giới lấy lại đà tăng Giá vàng trong nước "bất động" bất chấp giá vàng thế giới đi lên

Tăng trưởng tín dụng 2025: Cơ hội phục hồi trong áp lực xử lý nợ xấu

Tín dụng năm 2025 dự báo tăng trưởng 16%, nhờ sự phục hồi kinh tế và dòng vốn vào bất động sản. Tuy nhiên, nợ xấu vẫn là thách thức lớn, đòi hỏi giải pháp mạnh mẽ từ Chính phủ và ngân hàng.

Nhà băng nào được nới room tín dụng lần 2? Đến 13/12, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 12,5% Kỳ vọng tín dụng bán lẻ bứt phá năm 2025

Chứng khoán ORS chuyển đợt tăng vốn điều lệ lên gần 5.400 tỷ đồng sang năm 2025

CTCP Chứng khoán Tiên Phong (ORS) đã công bố sẽ triển khai phương án tăng vốn thêm 2.000 tỷ đồng trong giai đoạn quý I-quý III/2025. Đây là một trong những nội dung đã được ĐHĐCĐ thường niên 2024 thông qua đầu năm.

Nhà đầu tư vừa góp vốn vào ORS trong quý I/2024 sẽ sớm được nhận cổ tức 12% bằng cổ phiếu Cổ phiếu TPB: 7 năm niêm yết, 5 năm tăng trưởng dương

Cuộc đua phá kỷ lục của các cổ phiếu Ngân hàng vẫn còn nóng

Trong những ngày cuối năm 2024, nhóm cổ phiếu Ngân hàng vẫn đang ghi dấu ấn với nhiều mã lập kỷ lục giá đóng cửa. Ngoài 2 trường hợp đáng chú ý của CTG và STB, HDB và LPB cũng tiếp tục lầm lũi tăng giá.

Gần 60% cổ phiếu Ngân hàng đã chiến thắng thị trường sau 10 tháng năm 2024 Gỡ dần nút thắt, STB "ngược gió" thị trường

CTG và STB lập kỷ lục giá, thị trường lấy lại mốc 1.270 điểm

Thay vì chỉ xuất hiện điểm nổ ở nhóm cổ phiếu "ngách", dòng tiền đã khẩn trương bổ sung vào nhóm Bluechips. Nổi bật nhất thị trường là CTG và STB đã lập kỷ lục giá đóng cửa mới.

Gần 60% cổ phiếu Ngân hàng đã chiến thắng thị trường sau 10 tháng năm 2024 Gỡ dần nút thắt, STB "ngược gió" thị trường