ĐHĐCĐ PC1: Lãnh đạo PC1 lý giải nguyên nhân xoay trục sang BĐS khu công nghiệp thay vì năng lượng tái tạo

Từng xây dựng chiến lược 2021-2025 tập trung vào năng lượng nhưng khi nhận thấy triển vọng ngành thay đổi với quy định về giá FIT, tập đoàn đã quyết đoán xoay trục, ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT PC1 cho biết.

ĐHĐCĐ thường niên PC1 diễn ra vào ngày 26/4
ĐHĐCĐ thường niên PC1 diễn ra vào ngày 26/4

Ngày 26/4, CTCP Tập đoàn PC1 (mã PC1) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024 thông qua kế hoạch kinh doanh năm với mục tiêu doanh thu 10.822 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 525 tỷ đồng, lần lượt tăng 39% và 73% so với thực hiện năm 2023.

Để đạt được các mục tiêu kinh doanh đã đề ra, PC1 sẽ thực hiện loạt giải pháp đối với các mảng kinh doanh cốt lõi. Với khối năng lượng, PC1 sẽ đảm bảo vận hành phát điện các nhà máy thuỷ điện, điện gió tối ưu, an toàn và theo sát tình hình phụ tải hệ thống. Đồng thời, sẵn sàng khởi công 2 dự án thuỷ điện Bảo Lạc A và thuỷ điện Thượng Hà trong quý III/2024, cũng như nghiên cứu, tìm kiếm cơ hội đầu tư năng lượng tái tạo, năng lượng mới trong thời gian tới.

Với khối bất động sản khu công nghiệp, tại Dự án Khu công nghiệp Nomura Giai đoạn 2 (quy mô khoảng 200 ha), PC1 sẽ đẩy nhanh việc hoàn thiện các thủ tục pháp lý và hoàn thành thiết kế, xin phê duyệt quy hoạch 1/2.000. Dự án này sẽ được phát triển theo mô hình khu công nghiệp sinh thái.

Về vấn đề quản lý vốn đầu tư, PC1 sẽ tham gia quản lý và cùng thúc đẩy tiến độ, hiệu quả đầu tư các dự án tại Công ty CP Western Pacific (PC1 nắm 30,8% vốn). Đồng thời, tập đoàn này tiếp tục thúc đẩy đổi mới quản lý vận hành khu công nghiệp tại Công ty Phát triển Khu Công nghiệp Nhật Bản - Hải Phòng (NHIZ).

Trả lời câu hỏi của cổ đông về định hướng đầu tư, phát triển 10 năm tới, ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT PC1 cho biết, việc đầu tư phải nhìn vào dài hạn nhưng cũng cần phải linh hoạt với tình hình thực tế. Theo ông Tuấn, PC1 từng xây dựng chiến lược 2021-2025 tập trung vào năng lượng nhưng khi nhận thấy triển vọng ngành thay đổi với quy định về giá FIT, tập đoàn đã quyết đoán xoay trục sang đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực tiềm năng là khu công nghiệp.

“Ưu tiên đầu tư hàng đầu của PC1 hiện nay là tập trung nguồn lực cho KCN và BĐS dân dụng với tầm nhìn đến 2030. Tập đoàn đang đầu tư theo hướng xanh và thông minh với nhiều lợi thế sẵn có”, ông Tuấn nói.

Theo ông Tuấn, Ưu tiên thứ hai là khối tổng thầu EPC cho các dự án lớn ở Việt Nam và nước ngoài. Ưu tiên thứ ba với mức độ vừa phải là đầu tư mảng khoáng sản. Ông Tuấn cho biết khẳng định lĩnh vực này không thể vào một cách "ào ào" mà phải chắc chắn từng bước. Ưu tiên thứ tư là lĩnh vực phát điện. Đây là lĩnh vực được PC1 đầu tư xuyên suốt hướng đến dài hạn. Tập đoàn đang tiếp tục nghiên cứu và tìm các cơ hội đầu tư mới.

Ban lãnh đạo PC1 đánh giá kinh tế thế giới năm 2024 sẽ ổn định hơn năm trước nhưng tăng trưởng được dự báo sẽ thấp, các vấn đề bên ngoài như xung đột địa chính trị, lạm phát, giảm phát tại các quốc gia phát triển... sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam. Tỷ giá cao cũng tác động đến các doanh nghiệp. Thời tiết không thuận lợi cho chuỗi thuỷ điện. Tuy nhiên, Chủ tịch HĐQT Trịnh Văn Tuấn vẫn tự tin PC1 sẽ hoàn thành kế hoạch và nỗ lực vượt mục tiêu đề ra.

Quảng cáo

"Theo kế hoạch, đến năm 2025 tăng trưởng của PC1 sẽ cao hơn nhiều. Động lực đến từ chiến lược đầu tư dài hạn ngay từ bây giờ. Tài sản tăng trưởng nhờ hoạt động đầu tư. Tập đoàn luôn hướng đến gây dựng khối tài sản có giá trị, sinh ra tiền", ông Tuấn nói.

Về mảng năng lượng, ông Vũ Ánh Dương, Tổng giám đốc PC1 cho biết, PC1 có 0 nhà máy điện gồm thuỷ điện và điện gió, vận hành liên tục, tạo ra dòng tiền ổn định. Tập đoàn đến nay đã cắt giảm được 3 triệu tấn C02 và đang liên hiện để bán chứng chỉ carbon từ các nhà máy xanh của mình. Riêng với mảng năng lượng tái tạo, PC1 chưa khuyến khích đầu tư thêm và đang chờ chu kỳ mới để tối ưu giá thành.

Đối với dự án Bảo Lạc A, ông Dương cho biết dự án có nguồn năng lượng cơ bản khá tốt, nguồn nước ổn định, ở mức khá. Chi phí đầu tư đang tính toán để tối ưu. Khi hoàn thành sẽ hỗ trợ điều tiết nước cho bậc dưới. Giai đoạn này đầu tư thì chi phí vốn khá thuận lợi. Dự kiến khởi công vào cuối năm nay, phát điện vào quý IV/2026.

PC1 đã làm tổng thầu đường dây 500kV tại Lào và dự kiến sẽ làm thêm nhiều dự án tại Úc, Philipines, Đài Loan (Trung Quốc)… với trình độ ngang quốc tế.

Về dự án Đường dây 500kV Mạch 3, ông Võ Hồng Quang, thành viên HĐQT – Phó Tổng Giám đốc PC1 cho biết trên cơ sở đánh giá nguồn lực, PC1 thành lập ban chỉ đạo điều hành, đang kiểm soát tiến độ tốt. Phần móng 13 gói thầu tham gia sẽ hoàn thành vào 30/4. Tiến độ theo kế hoạch là 30/6 sẽ không thay đổi nhưng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan.

Với thị trường hạ tầng KCN, đây là chiến lược phát triển dài hạn của PC1. Giai đoạn 2024-2025, tập đoàn hướng đến tổng thầu hàng đầu về hạ tầng KCN, tham gia cả các dự án PC1 đầu tư và FDI bên ngoài. PC1 hiện đã chào giá với các chủ đầu tư, mục tiêu sẽ xây dựng trở thành tổng thầu hàng đầu.

Với mảng KCN, PC1 đã mua 70% vốn Nomura, còn lại 30% của UBND thành phố Hải Phòng. Dự án được PC1 vận hành tốt, lợi nhuận tăng trưởng 2 chữ số so với giai đoạn trước, ước đạt trên 100 tỷ.

Về công ty liên kết Western Pacific, PC1 góp 30,6% vốn với giá trị hơn 1.100 tỷ đồng. Pháp nhân này là chủ đầu tư KCN Yên Phong quy mô 160ha đang bán và trong năm nay sẽ hạch toán, lợi nhuận ước tính 700 tỷ.

Năm 2023, PC1 ghi nhận doanh thu đạt 7.775 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 303 tỷ đồng, lần lượt bằng 93% và 56% năm 2022. Với kết quả đạt được, tập đoàn đã thực hiện 82% kế hoạch doanh thu và 59% mục tiêu lợi nhuận cả năm đề ra.

Tại Đại hội, cổ đông PC1 đã thông qua kế hoạch chia cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 15% bằng cổ phiếu. Theo đó, doanh nghiệp sẽ phát hành thêm 46,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức, thời gian thực hiện dự kiến trong quý IV/2024. Về kế hoạch phân phối lợi nhuận 2024, PC1 dự kiến sẽ tiếp tục duy trì tỷ lệ cổ tức 15%.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Giá chung cư ở TP. Hồ Chí Minh bất ngờ quay đầu giảm

Sự thay đổi về cơ cấu nguồn cung trong quý đã góp phần làm thay đổi giá bán sơ cấp trung bình của toàn thị trường. Hết quý III/2024, giá trung bình nguồn cung sơ cấp (bao gồm cả hàng tồn kho & nguồn cung mới) toàn TP. Hồ Chí Minh đạt 68 triệu đồng/m2 thông thủy.

Sẽ có gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho nhà xã hội ngay trong tháng 10 Siêu cảng 55.000 tỷ đồng của Việt Nam sẽ sở hữu cầu vượt biển dài gần 18km, gấp 3 lần cầu vượt biển dài nhất Đông Nam Á

Thêm 54 thửa đất ở huyện vùng ven Hà Nội chuẩn bị được mang ra đấu giá

Công ty Đấu giá hợp danh Số 5 - Quốc gia vừa thông báo, vào ngày 13/10 sẽ phối hợp với Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Quốc Oai tổ chức đấu giá 54 thửa đất tại khu đất đấu giá thôn Sơn Trung, xã Yên Sơn.

Tại sao dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô giảm 2.129 tỷ đồng vốn đầu tư? 70% căn hộ chung cư bán được ở Hà Nội có giá trên 4 tỷ đồng

70% căn hộ chung cư bán được ở Hà Nội có giá trên 4 tỷ đồng

9 tháng đầu năm 2024, các căn hộ trên 4 tỷ đồng chiếm 70% số lượng căn bán được, tăng mạnh từ mức 2% trong năm 2020. Các căn hộ từ 2 - 4 tỷ đồng chiếm 29% thị phần và chỉ 1% số căn hộ có giá dưới 2 tỷ đồng.

Từ ngày 7/10 tới đây, Hà Nội áp dụng quy định mới về tách thửa, giá nhà đất có tăng cao? Siêu dự án 12 tỷ USD ngoài khơi của Việt Nam tăng tốc, “đại gia” dầu khí được dự báo lãi có thể vượt xa kế hoạch

Hà Nội: Nguồn cung căn hộ mới trong quý 3 tăng mạnh nhưng giá trung bình vẫn 70 triệu đồng/m2, dự báo giá còn tiếp tục tăng

Căn hộ ở Hà Nội vẫn thu hút nhờ tổng giá trị phù hợp hơn, tính đa dụng và tiềm năng sinh lời so với các kênh đầu tư khác, nhận định của bà Đỗ Thu Hằng - Giám đốc Cấp Cao, Bộ Phận Nghiên cứu và Tư vấn Savills Hà Nội.

Chung cư phía Nam bước vào cuộc đua cuối năm Giá nhiều chung cư tăng thêm tới 15% sau khi các tuyến metro đi vào hoạt động

Đề xuất loạt tiêu chí xác định giá từng thửa đất theo giá thị trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Thông tư quy định chi tiết về xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn.

Quốc hội yêu cầu tập trung triển khai đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội Phát Đạt chốt thời gian phát hành cổ phiếu hoán đổi khoản nợ 30 triệu USD

Từ ngày 7/10 tới đây, Hà Nội áp dụng quy định mới về tách thửa, giá nhà đất có tăng cao?

Theo giới chuyên môn, việc tăng diện tích tách thửa tối thiểu của TP Hà Nội sẽ giúp hạn chế việc phân lô bán nền manh mún làm xấu bộ mặt đô thị. Tuy nhiên, quy định này cũng tác động đến các nhà đầu tư và những người mua bán bất động sản, nhất là những

Đất nền tách thửa phân lô ven đô vẫn "đóng băng" dù giá giảm sâu 40% Hà Nội: Quyết định tách thửa trở lại – "cơn gió mát" cho đất nền vùng ven

“Ông lớn” bất động sản Singapore muốn rút 70% vốn tại “siêu dự án” Saigon Sports City

Saigon Sports City là dự án khu phức hợp lớn gồm nhà ở cao cấp, khu thương mại dịch vụ và khu thể thao công cộng với quy mô lên đến 64 ha. Đây được xem là một trong những khu phức hợp lớn nhất TP.HCM, thuộc khu liên hợp thể thao Rạch Chiếc, phường An Phú, TP. Thủ Đức.

Bộ GTVT: Tốc độ 350km/h sẽ "hút khách" cao hơn khoảng 12,5% so với tốc độ 250 km/h Hạ tầng Gelex sắp “bỏ túi” hơn 280 tỷ đồng cổ tức từ Viglacera

Không đảm bảo quỹ đất xây nhà ở xã hội, dự án 1.800 tỷ đồng ở Thanh Hóa bị khai tử

UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 3835/QĐ-UBND bãi bỏ Văn bản số 4636/QĐ-UBND ngày 18/11/2021 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu dân cư mới và chợ kết hợp thương mại tại phường Quảng Thọ, TP. Sầm Sơn và phường Quảng Tâm, TP. Thanh Hóa.

Đánh thuế người sở hữu nhiều nhà đất có ngăn chặn được tình trạng đầu cơ, găm giữ với tư duy “không gì giàu bằng buôn đất”? Gần 60.000 tỷ nợ vay của Novaland gồm những gì, ai đang là chủ nợ lớn nhất?

Ứng dụng AI, “siêu cảng” logistics của T&T - YCH giảm 95% thời gian vận chuyển trong kho

“Siêu cảng” ICD Vĩnh Phúc sẽ được tích hợp công nghệ AI hiện đại bậc nhất trên thế giới, kết hợp cùng giải pháp công nghệ đột phá để nâng cao hiệu quả của hệ thống logistics tại Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một mắt xích chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Lợi nhuận quý III của nhiều ngân hàng dự báo tăng trưởng 40-70% Đánh thuế người sở hữu nhiều nhà đất có ngăn chặn được tình trạng đầu cơ, găm giữ với tư duy “không gì giàu bằng buôn đất”?

Đánh thuế người sở hữu nhiều nhà đất có ngăn chặn được tình trạng đầu cơ, găm giữ với tư duy “không gì giàu bằng buôn đất”?

Ông Nguyễn Văn Đỉnh - Chuyên gia pháp lý bất động sản cho rằng, nếu chính sách đánh thuế bất động sản được áp dụng thì hiện tượng đầu cơ bất động sản sẽ gần như bị ngăn chặn.

Đánh thuế bất động sản cần xác định theo giá thị trường Đánh thuế bất động sản bỏ hoang luỹ tiến theo năm?