ĐHĐCĐ DIG: "Định vị lại doanh nghiệp, không sa vào tăng trưởng lợi nhuận, cổ phiếu"

Lãnh đạo DIG cho biết, DIC bước vào nhiệm kỳ mới theo hướng đi mới, không sa vào tăng trưởng lợi nhuận, cổ phiếu mà hướng đến phát triển bền vững.

Chiều ngày 21/7, Tổng Công ty CP Đầu tư Phát triển Xây dựng - DIC Group (mã chứng khoán DIG) tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2023 lần 2 tại TP.Vũng Tàu, sau khi tổ chức bất thành một lần.

Năm 2022, doanh thu hợp nhất của doanh nghiệp đạt 2.012 tỷ đồng, hoàn thành 40% kế hoạch và lợi nhuận trước thuế thuế hợp nhất đạt 199 tỷ đồng, đạt 10,5% kế hoạch.

Năm 2023, trước tình hình sức tiêu thụ thị trường giảm, chi phí đầu vào tăng, cạnh tranh ngày càng gay gắt, tiếp cận vốn khó khăn, tập đoàn định hướng không đề cao việc tăng trưởng đầu tư phát triển mà chú trọng bảo toàn vốn, phấn đấu có lợi nhuận để chia cổ tức. Trong năm, khi xuất hiện thời cơ tốt sẽ tăng tiến độ sản xuất và giải ngân để đạt mức tăng trưởng cao hơn.

DIG đề ra mục tiêu doanh thu 2023 ở mức 4.000 tỷ, tăng trưởng 98% so với thực hiện 2022; lợi nhuận trước thuế 1.400 tỷ, tăng trưởng 604%; cổ tức 8-15%, vốn điều lệ 6.500-7.000 tỷ.

Trong năm, công ty tiếp tục tập trung thu hồi công nợ tại các dự án Gateway, CSJ giai đoạn 1, Khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước, Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên… Tập trung khai thác các quỹ đất tại Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên, Khu dân cư thương mại Vị Thanh… Hoàn thành các thủ tục đất đai, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và mở bán sản phẩm Khu nhà ở Lam Hạ Center Point.

DIG cũng có kế hoạch kêu gọi có chọn lọc các nhà đầu tư cấp 2 trong và ngoài nước để thực hiện các dự án thành phần tại các dự án đô thị, nhà ở do DIG làm chủ đầu tư để đẩy nhanh tiến độ đầu tư, hiện thực hóa quy hoạch được duyệt.

Về kế hoạch vốn đầu tư phát triển trong năm, công ty dự kiến là 4.138 tỷ đồng, gồm các dự án đang triển khai chiếm gần 2.760 tỷ đồng; các dự án nghiên cứu đầu tư gần 96 tỷ đồng; tiền thuê đất, sử dụng đất 1.253 tỷ đồng…

Công ty dự kiến vay vốn trong năm 2023 để đầu tư cho các dự án, như khu phức hợp Cap Sant Jacques (khối khách sạn C3) gần 424 tỷ đồng; khách sạn và hội nghị DIC Star Vị Thanh, Hậu Giang 290 tỷ đồng; chung cư DIC Emera (A5) – khu trung tâm Chí Linh gần 1.044 tỷ đồng và nhà ở xã hội thuộc khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên (Lô E4-29) 430 tỷ đồng.

HĐQT DIG cũng trình cổ đông việc điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án khu trung tâm Chí Linh, TP. Vũng Tàu từ hơn 1.100 tỷ đồng lên hơn 9.600 tỷ đồng. Trong đó, vốn huy động từ các tổ chức tín dụng hơn 4.143 tỷ đồng, chiếm 43,05% tổng vốn đầu tư; vốn tự bổ sung của doanh nghiệp là hơn 5.480 tỷ đồng.

DIC đang nghiên cứu đầu tư các dự án như Khu phức hợp đô thị nghỉ dưỡng sân golf DIC Quảng Bình; Khu đô thị Tây Bắc – Thuận Thành – Bắc Ninh; Khu đô thị Quảng Xương – Thanh Hóa; Khu phức hợp đô thị nghỉ dưỡng cao cấp sông Cầu – Phú Yên; các dự án tại Bà Rịa, Đồng Nai;…

Kế hoạch cho giai đoạn 5 năm 2023 – 2027, các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, vốn đầu tư, cổ tức tăng trưởng 15 – 30% so với giai đoạn 2018 – 2022.

DIG trình cổ đông danh sách ứng viên đề cử vào HĐQT nhiệm kỳ 2023 – 2027 gồm 5 thành viên, trong đó có 2 thành viên mới là ông Nguyễn Quang Tín, Tổng giám đốc DIG và ông Đinh Hồng Kỳ, ứng viên thành viên HĐQT độc lập.

Ông Kỳ hiện là Chủ tịch HĐQT hệ thống Công ty Secoin, Phó chủ tịch Hội Vật liệu Xây dựng Việt Nam (VABM), Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA), Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TP.HCM (SACA).

Quảng cáo

6 giải pháp tái định vị lại doanh nghiệp

Chia sẻ tại đại hội, ông Kỳ nêu 7 thách thức với DIG hiện nay. Thứ nhất là biến đổi khí hậu, DIC cần đầu tư vào các khu đô thị xanh, trên nền tảng bền vững. Hai, cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay lập lại một trật tự kinh tế mới, tạo các mô thức kinh tế mới.

Ba, các dự án bất động sản hiện nay cực kỳ khó khăn, các doanh nghiệp chỉ lo sinh tồn, tập trung chiến lược ngắn hạn. Chủ đầu tư tập trung giá rẻ để bán hàng, một số doanh nghiệp bán tống bán tháo doanh nghiệp cho nước ngoài để sinh tồn, một số chuyển hướng cho nhà ở xã hội trong khi nền tảng pháp lý dự án chưa cao.

Bốn, hiện Chính phủ đang thanh tra một số doanh nghiệp bất động sản, tồn tại các vấn đề pháp lý còn nặng nề gây cản trở lớn tới sự phát triển thị trường bất động sản cũng như DIC.

Năm, chiến lược của DIC trước đây tập trung giành dự án, sau đó nhượng lại cho đối tác, chưa chú trọng phát triển dự án cho chính mình, dù doanh nghiệp đã có một số dự án tại Vũng Tàu, Hà Nam, Hậu Giang… nhưng chưa phải là hướng trọng tâm, nếu tiếp tục đi theo hướng này không phải hướng phát triển bền vững.

Sáu, cấu trúc công ty thành viên vẫn còn đơn vị hoạt động chưa hiệu quả, cần cơ cấu nhất là trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay.

Cuối cùng là về cổ phiếu DIC, hiện số lượng cổ đông lớn, lượng giao dịch cao. Giá cổ phiếu 2 năm qua thay đổi biên độ rõ, năm 2022 có lúc giá cổ phiếu lên đỉnh sau đó xuống đáy, tạo tâm lý bất ổn cho cổ đông khi đầu tư, không phải là yếu tố tốt trên thị trường, giá cổ phiếu cần có sự ổn định.

Ông Kỳ đề xuất các giải pháp tái định vị, xây dựng chiến lược mới cho doanh nghiệp trong tình hình mới.

Trong đó, công ty cần xây dựng hình ảnh mới với góc độ nhìn nhận mới. Thứ nhất là từ Chính phủ với tập đoàn, nhìn nhận DIC không phải nhà phát triển bất động sản theo phương thức cũ mà theo hướng sinh thái, phát triển bền vững, phù hợp chủ trương Chính phủ.

Thứ hai là từ cổ đông hiện hữu với doanh nghiệp. Khi DIC bước vào nhiệm kỳ mới theo hướng đi mới, không sa vào tăng trưởng lợi nhuận, cổ phiếu mà hướng đến phát triển bền vững.

Thứ ba là với nhà đầu tư nước ngoài, khi họ tìm kiếm cơ hội đầu tư họ thấy doanh nghiệp phát triển phù hợp với xu hướng thời đại.

Công ty cần đặt mục tiêu DIC trở thành 1 trong những tập đoàn bất động sản đạt cân bằng lượng khí thải carbon do mình đầu tư, có thể đạt được thông qua một số công việc. Đó là tập trung sinh thái xanh, kinh tế tuần hoàn, giảm thiểu carbon, sử dụng năng lượng tái tạo, đầu tư dự án xử lý rác thải, cộng sinh công nghiệp tại các KCN của mình triển khai. Công ty cần đặt mục tiêu trở thành tập đoàn đạt chuẩn ESG, là trào lưu nóng trên toàn cầu.

Công ty cũng cần thiết cấu trúc tập đoàn. Theo đó cần thoái vốn ở công ty thành viên không hiệu quả, thiết kế lại logo, hệ thống nhận diện thương hiệu mới. Xây dựng các trụ sở công ty tại Hà Nội và TP.HCM để khẳng định vị thế tập đoàn bất động sản hàng đầu, tiến tới tổ chức ĐHĐCĐ thường niên ở các Hà Nội, TP.HCM, Vũng Tàu.

Cuối cùng cần định hướng chiến lược phát triển mới cho các dự án. Tập trung phát triển dự án trọng điểm, triển khai mô hình khai thác bất động sản tạo dòng tiền đều đặn. Phát triển các khu đô thị thông minh theo mô hình kinh tế tuần hoàn. Triển khai tìm kiếm nguồn tài chính xanh.

Kết thúc đại hội, cổ đông biểu quyết thông qua tất cả các tờ trình. Đại hội nhất trí thông qua bầu danh sách tham gia HĐQT nhiệm kỳ mới 2023-2027 gồm ông Nguyễn Thiện Tuấn, ông Nguyễn Hùng Cường, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, ông Nguyễn Quang Tín và ông Đinh Hồng Kỳ.

Theo Lao Động và Công Đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Hòa Phát đang chuẩn bị nhân lực và thép chất lượng cao để tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Ở thời điểm hiện tại, bên cạnh việc có thể sản xuất được những loại thép có chất lượng cao hơn cả thép cho cao tốc, Hòa Phát đã bắt đầu nỗ lực nghiên cứu và cho người đi tìm hiểu công nghệ liên quan đến đường sắt ở các nước đã làm tàu cao tốc.

Sáng nay chính thức trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 67 tỷ USD Chủ tịch FECON: "Nhà thầu nội đủ năng lực tham gia làm đường sắt tốc độ cao"

Doanh thu đi ngang dù số cửa hàng tăng, tốc độ tăng trưởng của Bách Hóa Xanh đang chững lại?

Từ tháng 6 cho đến tháng 10, chuỗi Bách Hóa Xanh đã mở thêm 34 cửa hàng song doanh thu vẫn ở quanh mức 3.600 tỷ đồng/tháng và doanh thu bình quân trong tháng duy trì khoảng 2,1 tỷ đồng/cửa hàng.

CEO Bách Hóa Xanh: Đã tìm ra 80% công thức thành công để mở rộng chuỗi cửa hàng MWG báo quý III hơn 800 tỷ đồng, sau Bách Hóa Xanh đến lượt EraBlue "đem tiền về cho mẹ"

Chủ Trung tâm hội nghị GEM Center, dự án đang thế chấp cho MB Bank bị UBCKNN phạt 92,5 triệu đồng

Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định số 377/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần In Hospitality, chủ dự án Trung tâm hội nghị GEM Center hiện đang được thế chấp cho MB Bank.

Sau khi nhà sáng lập bị bắt, Telegram đồng ý cung cấp dữ liệu người dùng vi phạm cho chính phủ Hà Nội giao công an phát hiện vi phạm trong công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Giá trị thị trường của tập đoàn hàng đầu châu Á "bốc hơi" hơn 20 tỷ USD

Giá trị thị trường của Adani "bốc hơi" hơn 20 tỷ USD, sau khi các cáo buộc hối lộ của Mỹ nhằm vào một trong những người giàu nhất Ấn Độ đã khiến giá cổ phiếu các doanh nghiệp trong tập đoàn lao dốc.

Sau Hoa Sen, thêm một doanh nghiệp thép báo lỗ hơn trăm tỷ, cổ phiếu "bốc hơi" 40% trong vòng 3 tháng Giá vàng SJC "bốc hơi" theo thế giới

Vinhomes chi 11.000 tỷ đồng cho thương vụ mua cổ phiếu “khủng” nhất thị trường

Sau 22 phiên giao dịch (từ ngày 23/10 - 21/11), Vinhomes đã mua tổng cộng gần 247 triệu cổ phiếu quỹ, giá trị giao dịch ước tính khoảng 11.000 tỷ đồng. Số cổ phiếu quỹ Vinhomes mua được chiếm 66,75% tổng khối lượng đăng ký.

Sau thương vụ mua cổ phiếu “khủng” của Vinhomes, thêm một doanh nghiệp mua lại lượng lớn cổ phiếu quỹ Vinhomes tách doanh nghiệp trong mảng đầu tư khu công nghiệp thành 3 công ty con

Novaland chấm dứt hợp đồng kiểm toán với PWC sau một thập kỷ, "chê" không đáp ứng yêu cầu cần thiết

Novaland đánh giá dịch vụ kiểm toán do PwC Việt Nam cung cấp trong thời gian qua không đáp ứng yêu cầu cần thiết để thực hiện và đảm bảo tiến độ kiểm toán, soát xét BCTC theo quy định về công bố thông tin đối với công ty niêm yết.

Novaland bổ nhiệm 2 Phó Tổng Giám đốc mới Diễn biến bất ngờ tại Novaland: Cổ phiếu tăng vọt, gần 10 triệu đơn vị đã trao tay

DNSE được vinh danh thành viên tiêu biểu về giao dịch chứng khoán phái sinh

Vừa qua, tại Hội nghị thành viên 2024 của Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC) diễn ra tại Đà Lạt (Lâm Đồng), Chứng khoán DNSE được vinh danh top 10 thành viên tiêu biểu trong hoạt động thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh.

Chứng khoán MBS và DNSE liên tục mở rộng được thị phần môi giới phái sinh Quý III, lợi nhuận sau thuế DNSE tăng 10% so với cùng kỳ