Dấu ấn tạo lập thị trường của khối ngoại được thể hiện qua những cổ phiếu nào?

Nếu chỉ nhìn vào giá trị giao dịch thuần túy, khối ngoại đã có một phiên rút ròng khỏi thị trường sau 6 phiên mua vào. Tuy nhiên, một số cổ phiếu lớn đóng góp vào nhịp đảo chiều của chỉ số đã được khối ngoại cùng lúc mua/bán trong phiên.
Dấu ấn tạo lập thị trường của khối ngoại được thể hiện qua những cổ phiếu nào?

Chốt phiên giao dịch, khối ngoại bán ròng 261,18 tỷ đồng trên HOSE, mua ròng 3,14 tỷ đồng trên HNX và bán ròng 14,54 tỷ đồng trên UPCoM. Tổng giá trị bán ròng của khối này trên 3 sàn đạt 272,59 tỷ đồng.

Trên HNX, PVS là cổ phiếu góp công chính cho việc hút tiền với giá trị mua ròng 2,3 tỷ đồng.

Còn UPCoM bị bán ròng do 2 cổ phiếu VEA (-8,8 tỷ đồng) và VGT (-8,7 tỷ đồng).

Với HOSE, sẽ cần phải phân tích kỹ hơn các giao dịch của khối ngoại. Chiều mua có phần lép vế do VND (-44,9 tỷ đồng), DXG (-37,2 tỷ đồng), DIG (-36,9 tỷ đồng), VIC (-36,2%), KBC (-35 tỷ đồng), NVL (-34,6 tỷ đồng) bị bán ra rất đều. Các mã chiều mua vào chỉ có DGC, MSN, BCM nhận được trên 30 tỷ đồng.

Điểm thiếu sót mà số liệu mua bán ròng chưa chỉ ra được là nhiều cổ phiếu lớn có dấu hiệu được khối ngoại sử dụng nhằm ổn định chỉ số. HPG (+3,16%), VCB (+1,24%), MSN (+2,59%), GAS (+1,83%) đều có sự xuất hiện của khối ngoại ở 2 chiều.

Cụ thể, HPG bị bán ra gần 160 tỷ đồng trong khi lại được mua vào hơn 140 tỷ đồng. Còn VCB được mua/bán đều trên 120 tỷ đồng.

Biểu đồ mua bán trong phiên 27/4 (Nguồn Fiintrade)

Biểu đồ mua bán trong phiên 27/4 (Nguồn Fiintrade)

Trong khi đó, MSN được mua vào gần 100 tỷ đồng trong khi bị bán ra 60 tỷ đồng.

Biểu đồ mua bán trong phiên 27/4 (Nguồn Fiintrade)
Biểu đồ mua bán trong phiên 27/4 (Nguồn Fiintrade)

Còn GAS được mua vào 60 tỷ đồng trong khi bị bán ra hơn 30 tỷ đồng.

Nguồn Fiintrade.

Nguồn Fiintrade.

Với giá trị giao dịch lần lượt khoảng 800 tỷ đồng, 110 tỷ đồng, 140 tỷ đồng và 85 tỷ đồng, các cổ phiếu VCB, MSN, GAS sẽ là những chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm sau 4 phiên

VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm sau 4 phiên

Chuỗi 4 phiên giao dịch dưới mốc 1.200 điểm đã tạm thời được cắt đứt. VN-Index đã xuất hiện một phiên tăng hơn 2% giúp cho nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu, cũng như nhóm đã bắt đáy có được sự nhẹ nhõm trong tâm lý giao dịch.

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

Theo sát hành trình chi tiêu không tiền mặt của khách hàng từ những ngày đầu ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng đến cột mốc tái cấu trúc thẻ cách đây nhiều năm, dấu ấn của VIB không chỉ là những con số biết nói, là vị thế dẫn đầu về công nghệ, ưu đãi và trải nghiệm người dùng, mà còn là sự tin tưởng, gắn bó của chủ thẻ.

Cùng PVcomBank trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect.

Trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect

Với sự cải tiến vượt bậc về công nghệ, ứng dụng ngân hàng số phiên bản mới - PVConnect của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) không chỉ mang đến những trải nghiệm khác biệt, hiện đại, mà còn tập trung tối ưu tương tác với người dùng, đảm bảo mọi nhu cầu giao dịch của khách hàng đều trở nên nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng.

Techcombank: Tỷ lệ CASA quý I/2024 ở mức 40,5%, giữ ngôi vị quán quân

Techcombank: Tỷ lệ CASA quý I/2024 ở mức 40,5%, giữ ngôi vị quán quân

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi thế về vốn giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn - CASA) quý I tiếp tục tăng lên 40,5%, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Chat với BizLIVE