"Đại gia" Nhật Bản chi 10.000 tỷ mua công ty BĐS tại Vũ Yên từ tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã nắm trong tay những tài sản nào tại Việt Nam?

Nomura Real Estate ký MOU với Vinhomes sẽ đẩy mạnh đầu tư vào những khu đô thị của Vinhomes

Mới đây, CTCP Vinhomes (VHM) - doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái của Tập đoàn Vingroup (VIC) do ông Phạm Nhật Vượng là Chủ tịch HĐQT - cùng với Tập đoàn Nomura Real Estate (Nhật Bản) đã ký kết biên bản ghi nhớ (MoU) hợp tác chiến lược toàn diện.

Theo thỏa thuận, Vinhomes và Nomura Real Estate sẽ phối hợp chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực, như phát triển nhà ở (cả cao tầng và thấp tầng), bất động sản thương mại (trung tâm thương mại và tòa nhà văn phòng), trung tâm logistics (logistics center), cùng với các dự án bất động sản trọng điểm khác.

Đặc biệt, Nomura Real Estate sẽ đẩy mạnh đầu tư vào những khu đô thị của Vinhomes và những lĩnh vực liên quan đến bất động sản tại Việt Nam.

Ông Matsuo Daisaku, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Tập đoàn Nomura Real Estate, chia sẻ: "Nomura Real Estate đang phát triển các dự án đô thị quy mô lớn tại Nhật Bản và nước ngoài. Trong đó, Việt Nam là một trong những thị trường quan trọng nhất”.

Chi 10.000 tỷ đồng mua lại một công ty BĐS tại Vũ Yên từ Vingroup

Ảnh: Dự án Vũ Yên.

Trước bản MOU này, Nomura xuất hiện trong thương vụ mua lại 80% cổ phần tại CTCP Phát triển NVY Việt Nam - một nhà đầu tư thứ cấp tại dự án Vinhomes Royal Island tại Vũ Yên (vào tháng 5 vừa qua).

Trong đó, NVY Việt Nam có Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật đã chuyển từ bà Nguyễn Mai Hoa sang ông Nobuaki Higashi (người Nhật Bản). Vốn điều lệ 11.684 tỷ, cổ đông Nhật Bản là NVY Co.,LTd nắm 80% vốn cổ phần.

Còn NVY Co., Ltd là công ty liên kết của CTCP Bất động sản Nomura (Nomura Real Estate Holdings, Inc). Ông Nobuaki Higashi cũng là Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Nomura Real Estate Vietnam. Tổng giá trị thương vụ này lên đến 10.000 tỷ đồng.

Đây không phải là dự án bất động sản đầu tiên Nomura đầu tư tại Việt Nam.

Liên tục các thương vụ thâu tóm tại Việt Nam

Tại thị trường Việt Nam, Tập đoàn này đã nhanh chóng tham gia phát triển và ra mắt các sản phẩm bất động sản nổi bật như: Dự án Midtown của chủ đầu tư Phú Mỹ Hưng; Giai đoạn 2 của dự án Vinhomes Grand Park; Tòa nhà văn phòng Sun Wah Tower; Tòa nhà văn phòng Zen Plaza và Tổ hợp căn hộ chung cư Swan Lake Onsen.

Hiện, Nomura Real Estate đang tham gia vào 8 dự án nhà ở và văn phòng tại Tp.HCM và Hà Nội thông qua mạng lưới các công ty gồm Phú Hưng Thái, MV1 Real Estate và MV Việt Nam Real Estate, Zen Plaza và NVY Vietnam.

Quảng cáo

Ngoài NVY Vietnam đã thông tin ở trên, thì CTCP Phát triển Phú Hưng Thái được biết là công ty liên doanh giữa Phú Mỹ Hưng hợp tác với 3 đối tác phát triển BĐS hàng đầu tại Nhật Bản: Daiwa House Group, Nomura Real Estate Group và Sumitomo Forestry Group. Phú Hưng Thái hiện là đơn vị sở hữu 100% cổ phần dự án Phú Mỹ Hưng Midtown (quận 7, Tp.HCM).

Năm 2019, Nomura trở thành chủ sở hữu duy nhất sau khi thâu tóm tòa nhà văn phòng Zen Plaza tại Tp.HCM. Được biết, Zen Plaza nằm trên đường Nguyễn Trãi (quận 1, Tp.HCM) với tổng diện tích khoảng 17.000m2.. Toà nhà được đã hoạt động được 20 năm và gần như lúc nào cũng kín khách thuê, trong đó 90% khách thuê là công ty nước ngoài và phần lớn là các công ty Nhật Bản.

Zen Plaza là toà nhà văn phòng thứ hai thuộc sở hữu của tập đoàn Nhật này tại Tp.HCM. Trước đó 1 năm, Nomura đã thâu tóm 24% quyền sở hữu của tòa nhà văn phòng đa năng Sun Wah Tower tại trung tâm Tp.HCM. Đây là toà nhà văn phòng đầu tiên tại Châu Á Thái Bình Dương và thứ ba để cho thuê kinh doanh của Nomura.

Cùng với đó, pháp nhân MV1 Real Estate có trụ sở Thảo Điền (Tp. Thủ Đức, Tp. HCM), chuyên kinh doanh bất động sản. Công ty thành lập năm 2020, người đại diện là Kazami Naosuke….

Trong giao dịch với Vinhomes, Nomura Real Estate đang tiếp tục mở rộng hợp tác, nhất là trong các dự án "đảo tỷ phú" Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) và Vinhomes Grand Park (Tp.Thủ Đức, Tp.HCM).

Nổi tiếng với Khu công nghiệp đầu tiên có vốn FDI tại miền bắc

Ảnh: Khu công nghiệp Nhật Bản – Hải Phòng, trước đây là Khu công nghiệp Nomura – Hải Phòng.

Tại Hải Phòng, Nomura còn nổi tiếng với Khu công nghiệp Nomura-Hải Phòng rộng 153 ha tại huyện An Dương. Đây là khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam, được Công ty Phát triển Khu công nghiệp Nomura – Hải Phòng thành lập vào tháng 12/1994.

Tháng 2/2023, “Khu công nghiệp Nomura – Hải Phòng” đổi tên thành “Khu công nghiệp Nhật Bản – Hải Phòng”. Công ty Phát triển Khu công nghiệp Nomura – Hải Phòng đổi tên thành Công ty Phát triển Khu công nghiệp Nhật Bản – Hải Phòng.

Lý do điều chỉnh là vì theo yêu cầu của các bên liên quan trong việc chuyển nhượng phần vốn góp của Nhà đầu tư Nomura Asia Investment (Vietnam) Pte. Ltd. Cụ thể, một doanh nghiệp Việt Nam là CTCP Tập đoàn PC1 (mã chứng khoán PC1) đã mua lại 70% cổ phần từ nhà đầu tư nước ngoài và trở thành cổ đông lớn nhất, bên cạnh 30% cổ phần được nắm giữ bởi UBND thành phố Hải Phòng.

Nomura làm ăn ra sao?

Được thành lập vào tháng 6/2004 tại Tokyo, Nomura Real Estate Holdings là một trong những tập đoàn phát triển bất động sản lớn và uy tín nhất tại Nhật Bản. Theo thông tin từ trang website của Nomura Real Estate, Tập đoàn đang có gần 8.000 nhân viên trên toàn cầu.

Năm 2023, doanh thu của tập đoàn đạt 734,7 tỷ yên (hơn 119.000 tỷ đồng), tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước, và lợi nhuận đạt 113,6 tỷ yên (hơn 18.400 tỷ đồng), tăng 8,1%. Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất trong 5 năm trở lại đây.

Sang năm 2024, Tập đoàn đề kế hoạch doanh thu 790 tỷ yên (tương đương 127.396 tỷ đồng) và lợi nhuận vào mức 118 tỷ yên (tương đương 19.029 tỷ đồng).

Ảnh: BCTC Nomura.

Kể từ năm 2015, Nomura Real Estate định hướng mở rộng hoạt động sang các thị trường mới tại khu vực Đông Nam Á và phát triển mạnh mẽ ở các thị trường tiềm năng nhất. Cụ thể, vào năm 2017, tập đoàn thành lập Nomura Real Estate tại Hồng Kông (Trung Quốc). Đến năm 2019, tập đoàn thành lập Nomura Real Estate Vietnam và Nomura Real Estate Thailand.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Novaland điều chỉnh giá chuyển đổi lô trái phiếu 300 triệu USD xuống 36.000 đồng/cổ phiếu

Novaland điều chỉnh giá chuyển đổi lô trái phiếu 300 triệu USD sang cổ phiếu phổ thông ở mức 36.000 đồng/cổ phiếu với tỷ lệ chuyển đổi là 149.038 cổ phiếu/trái phiếu.

Doanh nghiệp liên quan Novaland chi 640 tỷ đồng tất toán trái phiếu trước hạn Thay đổi nhân sự cấp cao tại Tập đoàn Novaland

Thuduc House bị cưỡng chế thuế gần 100 tỷ đồng

Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh có thông báo gửi đến Thuduc House cho biết công ty này đang nợ thuế tổng cộng 549,5 tỷ đồng. Trong đó, 365,5 tỷ đồng là tiền thuế và các khoản thu khác tính đến ngày 31/7; 183 tỷ đồng còn lại là tiền chậm nộp.

Cổ phiếu HAGL, Thuduc House, An Phát Holdings tiếp tục bị HoSE giữ nguyên diện cảnh báo CEO Thuduc House từ nhiệm, Ban giám đốc hết sạch người

Khu vực sở hữu mức giá bất động sản cao bậc nhất Hà Nội được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng giá

Hạ tầng giao thông hoàn thiện, các đại dự án thương mại dịch vụ cùng quy hoạch trụ sở các cơ quan bộ, ngành giúp bất động sản Tây Hồ luôn có sức hút và tăng giá ổn định theo thời gian.

Dấu ấn nhà phát triển dự án KITA Group tại khu biệt thự “hàng hiệu” của Hà Nội KITA Group công bố nhận diện thương hiệu mới

Hơn 1 triệu khách hàng mua sắm tại Thiso Mall dịp cuối năm

Với không gian đa trải nghiệm và hàng loạt chương trình ưu đãi hấp dẫn, Thiso Mall đã thu hút hơn 1 triệu khách hàng đến tham quan, mua sắm và giải trí trong mùa lễ hội cuối năm. Qua đó, Thiso Mall tiếp tục khẳng định là điểm đến "All in one" lý tưởng cho

THISO - Tập đoàn thành viên của THACO khai trương đại siêu thị Emart thứ 3 tại TP. Hồ Chí Minh

Vingroup bảo lãnh tối đa 6.500 tỷ đồng trái phiếu do Vinhomes phát hành

HĐQT Vingroup đã phê duyệt việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của tập đoàn để bảo đảm cho các nghĩa vụ liên quan đến trái phiếu Vinhomes với tổng mệnh giá tối đa 6.500 tỷ đồng.

Vinhomes giảm vốn điều lệ sau thương vụ mua cổ phiếu quỹ lớn nhất lịch sử Vinhomes muốn phát hành 4.000 tỷ trái phiếu sau thương vụ mua cổ phiếu quỹ 'lịch sử'

Cổ phiếu Jeju Air chạm đáy sau tai nạn máy bay thảm khốc

Cổ phiếu của hãng hàng không giá rẻ Jeju Air của Hàn Quốc đã giảm xuống mức thấp kỷ lục vào ngày 30/12, sau vụ tai nạn máy bay thảm khốc nhất lịch sử nước này khiến 179 người thiệt mạng.

Thị trường vẫn là cuộc đua phá đỉnh của các cổ phiếu Ngân hàng 4 cổ phiếu Ngân hàng đóng cửa tuần ở mức cao nhất thời đại

Cảng Hải Phòng đạt doanh thu kỷ lục 2.910 tỷ đồng, hàng hóa thông qua cảng gần 40 triệu tấn

Năm 2024, tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng Hải Phòng đạt mức tăng trưởng ổn định, khoảng 40 triệu tấn, trong đó hàng container đạt xấp xỉ 2 triệu TEU, doanh thu 2.910 tỷ đồng. Đây là mức doanh thu kỷ lục của doanh nghiệp này.

Chứng khoán châu Á phản ứng trái chiều trước nguy cơ căng thẳng thương mại Căng thẳng gia tăng ở Trung Đông đẩy giá dầu tăng

TSMC chính thức khởi động nhà máy sản xuất chip đầu tiên tại Nhật Bản

Công ty sản xuất chất bán dẫn (chip) hàng đầu thế giới, TSMC của Vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), vừa chính thức khởi động quá trình sản xuất hàng loạt tại nhà máy mới ở tỉnh Kumamoto, Nhật Bản.

Đứng trên vai người khổng lồ, vốn hóa của TSMC vượt 1.000 tỷ USD Giá trị thị trường của Nvidia và TSMC tăng vọt

Novaland bất ngờ muốn mua lại trước hạn 21 lô trái phiếu tổng giá trị 7.000 tỷ

Novaland dự kiến mua lại trái phiếu trong thời gian từ 27/12/2024 - 30/1/2025, theo phương thức thỏa thuận giữa tổ chức phát hành và người sở hữu trái phiếu.

Xử phạt công ty con của Novaland Novaland tiếp tục đón thông tin tích cực: Thêm 521 biệt thự, nhà phố tại Aqua City đủ điều kiện ký hợp đồng mua bán