CPI tăng 0,98% trong tháng đầu năm 2025

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2025 tăng 0,98% so với tháng trước và tăng 3,63% so với cùng kỳ năm 2024; lạm phát cơ bản tháng 1/2025 tăng 3,07%.

CPI tăng 0,98% trong tháng đầu năm 2025

Tổng cục Thống kê cho biết nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2025 tăng 0,98% so với tháng trước là do một số địa phương thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo Thông tư số 21/2024/TT-BYT, giá dịch vụ giao thông, thực phẩm tăng do nhu cầu đi lại và mua sắm của người dân tăng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.

Trong mức tăng 0,98% của CPI tháng 1/2025 so với tháng trước có 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 2 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.

Trong 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ tăng giá, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với tăng 9,47% so với tháng trước làm CPI chung tăng 0,51 điểm phần trăm. Trong đó, chỉ số giá nhóm dịch vụ y tế tăng 12,57% do một số địa phương triển khai áp dụng giá dịch vụ y tế mới theo Thông tư số 21/2024/TT-BYT ngày 17/10/2024 của Bộ Y tế quy định phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Bên cạnh đó, thời tiết chuyển sang mùa đông, nhiệt độ chênh lệch nhiều giữa ban ngày và ban đêm nên bệnh cảm cúm, đường hô hấp gia tăng, nhu cầu tiêu dùng các loại thuốc về giảm đau, hạ sốt, đường hô hấp, vitamin và khoáng chất của người dân tăng.

Kế đến, nhóm giao thông ghi nhận mức tăng 0,95%, làm CPI chung tăng 0,09 điểm phần trăm. Trong đó, nhu cầu đi lại của người dân tăng vào dịp cuối năm làm cho giá vận tải hành khách bằng đường hàng không tăng 11,08%; vận tải hành khách đường bộ và vận tải hành khách bằng đường thủy cùng tăng 1,73%; vận tải hành khách bằng đường sắt tăng 1,71%; vận tải hành khách bằng xe buýt tăng 0,24%. Chỉ số giá xăng tăng 2,02%, chỉ số giá dầu diezen tăng 4,99% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng, dầu trong nước...

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống cũng tăng 0,74%, tác động làm CPI chung tăng 0,25 điểm phần trăm; trong đó, lương thực tăng 0,3%, thực phẩm tăng 0,97% (tác động làm CPI chung tăng 0,21 điểm phần trăm), ăn uống ngoài gia đình tăng 0,33%.

Quảng cáo

Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,69% do nhu cầu tiêu dùng và sử dụng làm quà biếu tặng tăng vào dịp Tết Nguyên đán khiến giá rượu bia tăng 0,8%; thuốc hút tăng 0,7%; đồ uống không cồn tăng 0,36%.

Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,51%, chủ yếu tăng giá ở một số mặt hàng như dịch vụ cắt tóc, gội đầu tăng 1,91%; nhóm đồ trang sức tăng 0,95%; dịch vụ về cưới hỏi tăng 0,56%; vật dụng thờ cúng tăng 0,42%; đồng hồ đeo tay tăng 0,3%; dịch vụ chăm sóc cá nhân tăng 0,11%.

Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,38% do chi phí nhân công, chi phí vật liệu, nhu cầu mua sắm quần áo mùa đông và chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ tăng.

Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,35%, tác động làm tăng CPI chung 0,07 điểm phần trăm, chủ yếu do giá thuê nhà tăng 0,84% do nhu cầu thuê chung cư, nhà trọ tăng. Ngoài ra giá bất động sản tăng cao thời gian qua đã khiến các hộ kinh doanh cho thuê nhà tăng giá để phù hợp với chi phí đầu tư; giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,74%; giá dịch vụ khác liên quan đến nhà ở tăng 0,27% do nhu cầu tăng vào dịp cuối năm; giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,17% do giá xi măng, giá thép tăng theo nhu cầu tiêu dùng.

Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình cùng nhóm văn hóa, giải trí và du lịch cũng lần lượt tăng 0,31% và tăng 0,27% do nhu cầu tăng vào dịp Tết Nguyên đán.

Ngược lại, nhóm giáo dục giảm nhẹ 0,04%, trong đó dịch vụ giáo dục giảm 0,05% chủ yếu do TP. Hồ Chí Minh thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho học sinh trung học cơ sở công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên trung học cơ sở năm học 2024-2025.

Nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,12%, trong đó, giá máy điện thoại di động thông minh và máy tính bảng giảm 0,74%; phụ kiện máy điện thoại di động thông minh và máy tính bảng giảm 0,72%; máy điện thoại di động thông thường giảm 0,35%; máy điện thoại cố định giảm 0,02%; riêng giá sửa chữa điện thoại tăng 0,27%.

Lạm phát cơ bản tháng 1/2025 tăng 0,42% so với tháng trước, tăng 3,07% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản tăng 3,07% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,63%) chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt và dịch vụ y tế là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản.

Theo Thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Gần 22.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 1/2025

Mặc dù số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 1/2025 giảm so với cùng kỳ song số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng mạnh, nâng tổng số doanh nghiệp mới gia nhập và tái gia nhập thị trường lên hơn 33.400 doanh nghiệp, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2024.

Giảm số doanh nghiệp có vốn hóa trên 1 tỷ USD Nhóm doanh nghiệp "họ" Viettel báo lãi kỷ lục, Viettel Global thoát lỗ lũy kế

Giá dầu giảm hơn 2% trong phiên 5/2 do nhu cầu yếu

Giá dầu giảm hơn 2% phiên 5/2 do dự trữ dầu thô và xăng của Mỹ tăng mạnh cho thấy nhu cầu yếu. Thị trường lo ngại cuộc chiến thương mại mới giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ khiến tăng trưởng kinh tế chậm lại.

Giá dầu tăng mạnh trước nguy cơ gián đoạn nguồn cung Giá dầu thu hẹp đà tăng sau khi Mỹ hoãn áp thuế quan đối với Mexico

"GDP tăng 8%, tín dụng phải tăng 16%, còn GDP đến 10% thì tăng trưởng tín dụng cần ở mức 18-20%"

Nêu dẫn chứng những năm gần đây trung bình hơn 2% tăng trưởng tín dụng sẽ giúp tăng trưởng 1% GDP, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho rằng để đạt được mục tiêu GDP 8% trong năm nay thì tăng trưởng tín dụng phải khoảng 16%, còn nếu GDP đến 10% thì tín dụng phải tăng 18-20%.

Tăng trưởng tín dụng quý I/2025 có thể đạt 3,4% Tăng trưởng tín dụng năm 2024 đạt 15,08%

Đảm bảo cân đối đủ nguồn kinh phí hỗ trợ nhân sự thuộc diện tinh giản

Ông Vũ Đăng Minh, Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Nội vụ cho biết, nguồn kinh phí chi trả cho những người sẽ nghỉ sau khi thực hiện sắp xếp còn thấp hơn kinh phí để trả cho những người đó tiếp tục làm việc trong 5 năm. Như vậy, vẫn đảm bảo cân đối đủ nguồn kinh phí thực hiện.

Thay đổi nhân sự cấp cao tại nhiều ngân hàng Quy định chính sách với cán bộ thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi khi tinh gọn bộ máy

Giá dầu phân hóa trước các diễn biến chính trị trái chiều

Giá dầu thế giới biến động trái chiều trong phiên giao dịch 4/2 dưới tác động từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và việc Tổng thống Donald Trump tái áp dụng chiến dịch "gây áp lực tối đa" lên Iran.

Giá dầu Mỹ rơi xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm 2025 Giá dầu tăng mạnh trước nguy cơ gián đoạn nguồn cung

Giá dầu thu hẹp đà tăng sau khi Mỹ hoãn áp thuế quan đối với Mexico

Giá dầu thế giới tăng nhẹ trong phiên giao dịch biến động ngày 3/2, giữa lúc thị trường đang xem xét tác động từ kế hoạch áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với Canada, Mexico và Trung Quốc.

Chờ tin từ Fed, giá dầu thế giới tăng từ mức thấp nhất trong nhiều tuần Giá dầu Mỹ rơi xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm 2025

Giá dầu tăng mạnh trước nguy cơ gián đoạn nguồn cung

Chiều 3/2, giá dầu tăng mạnh sau khi Tổng thống Mỹ áp đặt thuế quan lên Canada, Mexico và Trung Quốc, làm dấy lên lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung dầu thô từ hai nhà cung cấp lớn nhất cho Mỹ.

Giá dầu thế giới dứt chuỗi bốn tuần tăng liên tiếp Chờ tin từ Fed, giá dầu thế giới tăng từ mức thấp nhất trong nhiều tuần