CPI bình quân quý IV/2024 tăng 2,87%, cả năm tăng 3,63%

Năm 2024, CPI của Việt Nam tăng 3,63% so với năm 2023, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra. Lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp là tiền đề hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô.

CPI bình quân quý IV/2024 tăng 2,87%, cả năm tăng 3,63%

Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, tháng 12/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chung cả nước tăng 0,29% so với tháng trước, tăng 2,94% so với tháng 12/2023. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 9 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước và 2 nhóm hàng giảm giá.

CPI bình quân quý IV/2024 tăng 2,87% so với quý IV/2023. Tính chung cả năm 2024, CPI tăng 3,63% so với năm trước, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.

Đáng chú ý, so với cùng kỳ năm 2023, CPI các tháng năm 2024 có những diễn biến ngược chiều, trong đó, CPI 5 tháng đầu năm 2024 có xu hướng tăng cao dần, từ mức 3,37% của tháng 1 lên mức cao nhất 4,44% vào tháng 5. Từ tháng Bảy đến tháng 12, mức tăng CPI có xu hướng giảm dần (từ mức tăng 4,36% của tháng 7 xuống còn tăng 2,94% vào tháng 12).

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Theo Tổng cục Thống kê, nguyên nhân chủ yếu khiến CPI năm 2024 tăng so với năm 2023 là do nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng giá khi giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu, thiên tai bão lũ và nhu cầu tiêu dùng tăng trong dịp Lễ, Tết cùng với giá thịt lợn tăng; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng; giá dịch vụ y tế, bảo hiểm y tế được điều chỉnh tăng theo lương cơ sở.

Cụ thể, chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 4,03% so với năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,35 điểm phần trăm. Trong đó, chỉ số giá nhóm lương thực tăng 12,19%, tác động làm CPI tăng 0,45 điểm phần trăm; nhóm thực phẩm tăng 2,7%, làm CPI chung tăng 0,58 điểm phần trăm; nhóm ăn uống ngoài gia đình tăng 3,99% do nhu cầu tiêu dùng và chi phí nhân công tăng.

Quảng cáo

Chỉ số giá nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng cũng tăng 5,2% so với năm trước, tác động làm CPI chung tăng 0,98 điểm phần trăm, chủ yếu do chỉ số giá điện sinh hoạt tăng 7,68% do nhu cầu sử dụng điện tăng cùng với việc EVN điều chỉnh mức bán lẻ giá điện bình quân làm CPI chung tăng 0,25 điểm phần trăm; chỉ số giá nhà ở thuê và nhà chủ sở hữu tính quy đổi tăng 4,6% do nhu cầu thuê nhà tăng, tác động làm CPI tăng 0,48 điểm phần trăm. Bên cạnh đó, chỉ số giá nước sinh hoạt năm 2024 tăng 8,33% so với năm trước.

Ngoài ra, chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 7,16%, tác động làm CPI chung tăng 0,39 điểm phần trăm. Chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 5,37% do trong năm học 2023-2024 và 2024-2025 một số địa phương đã tăng mức học phí, tác động làm CPI chung tăng 0,33 điểm phần trăm. Chỉ số giá nhóm giao thông tăng 0,76%, tác động làm CPI chung tăng 0,07 điểm phần trăm.

Bình quân năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,71% so với năm 2023, thấp hơn mức tăng CPI bình quân chung (3,63%), chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ thống kê giá (Tổng cục Thống kê) đánh giá trong bối cảnh lạm phát tại các nước trên thế giới và khu vực giảm, lạm phát của Việt Nam cũng được kiểm soát ở mức phù hợp để hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô.

Theo bà Oanh, trong nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chủ động, quyết liệt, sát sao chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Nhờ đó, giá hàng hóa và dịch vụ trên thị trường nhìn chung không có biến động bất thường, lạm phát trong tầm kiểm soát.

Bà Oanh nhìn nhận, với những diễn biến giá trong năm 2024 có thể kỳ vọng lạm phát năm 2025 tiếp tục trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, cần lưu ý một số yếu tố có thể tạo áp lực với lạm phát trong năm tới như xung đột quân sự tại một số khu vực vẫn phức tạp, cạnh tranh thương mại ngày càng gay gắt, biến số thiên tai vẫn khó lường... có thể làm đứt gãy chuỗi cung ứng, khiến giá vận tải và hàng hóa tăng.

Bên cạnh đó, chính sách thương mại dưới thời Tổng thống Trump có nhiều diễn biến khó dự đoán, có thể khắc nghiệt hơn, tác động đến thương mại toàn cầu, cũng có thể ảnh hưởng đến lạm phát.

Trong nước, chi phí nguyên liệu có thể tăng theo thế giới hay tác động của tỷ giá có thể làm giá nguyên liệu đầu vào tăng, dẫn đến giá bán tăng. Giá điện tăng cũng sẽ tác động đến lạm phát...

Theo Thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Tuyến cao tốc gần 20.000 tỉ đồng chạy qua Củ Chi (Tp.HCM) sẽ khởi công trong năm 2025

Tuyến cao tốc Tp.HCM – Mộc Bài dài 51km, đi qua địa phận huyện Củ Chi (Tp.HCM) và ba huyện Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Cầu (tỉnh Tây Ninh) dự kiến sẽ được khởi công vào năm 2025 và hoàn thành trong vòng 30 tháng.

Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HHV) 'mua thêm' 2 dự án cao tốc 23.000 tỷ Chốt phương án triển khai dự án cao tốc 25.500 tỷ đoạn Gia Nghĩa

Giá dầu thế giới giảm do các số liệu kinh tế thiếu lạc quan từ Mỹ và Đức

Giá dầu thế giới giảm trong phiên giao dịch biến động 6/1 do một số tin tức kinh tế khá bi quan từ Mỹ và Đức làm lu mờ sự hỗ trợ từ đồng USD suy yếu và dự báo nhu cầu sưởi ấm tăng cao do bão mùa Đông.

Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới Giá dầu tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 10/2024

GDP năm 2024 ước tính tăng 7,09%

Quy mô GDP của Việt Nam năm 2024 theo giá hiện hành ước đạt 11.511,9 nghìn tỷ đồng, tương đương 476,3 tỷ USD, GDP bình quân đầu người ước đạt 114 triệu đồng/người, tương đương 4.700 USD.

VNDIRECT giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP năm 2024, hạ dự báo tăng trưởng năm 2025 xuống 6,6% Được dự báo sẽ sớm vượt Singapore, Thái Lan, Việt Nam sẽ cần bao lâu để quy mô GDP vượt mốc 1.000 tỷ USD?

Thông tin mới nhất về mở rộng cao tốc Tp.HCM

Ban Quản lý dự án 7 (Bộ GTVT) đang gấp rút hoàn thiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư mở rộng đoạn cao tốc từ Tp.HCM - Tiền Giang dài 91km qua Tp.HCM, Long An, Tiền Giang.

Tin vui về cao tốc 88km hơn 20.000 tỷ đồng tại Việt Nam: Thi công thần tốc và tiết kiệm chi phí nhờ công nghệ đặc biệt Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HHV) 'mua thêm' 2 dự án cao tốc 23.000 tỷ

Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới

Giá dầu thô ghi nhận phiên tăng thứ 5 liên tiếp, lên mức cao nhất trong gần ba tháng. Diễn biến đồng pha, giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, nổi bật vẫn là ca cao với 11%.

Giá dầu thô giảm hai tháng liên tiếp Bất chấp lệnh trừng phạt, Nga vẫn chuyển hơn 2 tỷ USD dầu thô tới các nước G7+ qua "tuyến đường tắt" duy nhất còn lại

Sau Metro Bến Thành - Suối Tiên, điểm tên 7 tuyến metro sẽ được TP.HCM ưu tiên đầu tư: Dài 355 km, tổng vốn đầu tư khoảng 40,2 tỷ USD

Thành phố sẽ phát triển 12 tuyến đường sắt đô thị gắn với việc hình thành phát triển các khu đô thị theo mô hình TOD có tính liên kết Vùng Đông Nam Bộ, trong đó chú trọng phát triển các tuyến đường sắt đô thị hiện đại kết nối các đô thị vệ tinh, khu công

Anh: Metro Bank bị phạt hơn 20 triệu USD vì buông lỏng giám sát rửa tiền TP. Hồ Chí Minh vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí