CPI bình quân 10 tháng tăng 3,78% so với cùng kỳ, lạm phát cơ bản tăng 2,69%

Tháng 10/2024, CPI tăng 0,33% so với tháng trước trong bối cảnh giá lương thực, thực phẩm tiếp tục tăng do ảnh hưởng bởi mưa bão, giá xăng dầu và giá nhà ở thuê cũng tăng.

CPI bình quân 10 tháng tăng 3,78% so với cùng kỳ, lạm phát cơ bản tăng 2,69%

Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, bình quân 10 tháng năm 2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,78% so với cùng kỳ năm trước.

Riêng tháng 10/2024, CPI tháng tăng 0,33% so với tháng trước, tăng 2,52% so với tháng 12/2023 và tăng 2,89% so với cùng kỳ năm trước.

Trong mức tăng 0,33% của CPI tháng 10/2024 so với tháng trước, có 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 1 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.

Trong 10 nhóm hàng có chỉ số giá tăng, nhóm giao thông tăng mạnh nhất với 0,66% (tác động làm CPI chung tăng 0,06 điểm phần trăm), chủ yếu do giá dầu diezen tăng 2,27%; giá xăng trong nước tăng 0,98% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá trong tháng. Giá vận tải hành khách bằng đường hàng không tăng 32,75% do nhu cầu của người tiêu dùng tăng; giá phụ tùng khác của xe đạp tăng 0,48%; sửa chữa xe máy tăng 0,45%; sửa chữa xe đạp tăng 0,27%; phụ tùng khác của xe máy tăng 0,25%; lốp, săm xe đạp tăng 0,21%; lốp, săm xe máy tăng 0,19%.

Tiếp đến là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống với mức tăng 0,55% (tác động làm CPI chung tăng 0,18 điểm phần trăm). Trong đó, lương thực tăng 0,77% ; thực phẩm tăng 0,66% (tác động tăng 0,14 điểm phần trăm); ăn uống ngoài gia đình tăng 0,19%.

Quảng cáo

Nhóm giáo dục cũng tăng 0,48%, trong đó giá dịch vụ giáo dục tăng 0,53% do một số trường mầm non tư thục, cao đẳng, nghề, trung cấp, đại học, sau đại học tăng học phí.

Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,26%. Trong đó, giá đồ trang sức tăng 4,67% theo giá vàng trong nước; dịch vụ chăm sóc người già tăng 0,69%; sửa chữa đồng hồ đeo tay tăng 0,51%; dịch vụ chăm sóc cá nhân tăng 0,46%; dịch vụ vệ sinh môi trường tăng 0,4%.

Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,2% do nhu cầu tiêu dùng tăng và nhiều chương trình khuyến mại tại một số địa phương đã kết thúc.

Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,11% do chi phí nhân công và tỷ giá tăng. Tương tự, nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng cũng tăng 0,11% chủ yếu do giá gas, giá dầu hỏa, giá thuê nhà tăng.

Ngoài ra, nhóm may mặc, mũ nón và giày dép; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch cùng tăng 0,09%; trong khi nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02%.

Riêng nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,05%. Trong đó, phụ kiện máy điện thoại thông minh và máy tính bảng giảm 0,46%; giá máy điện thoại di động thông minh và máy tính bảng giảm 0,28%; giá máy điện thoại di động thông thường giảm 0,17%.

Cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 10, lạm phát cơ bản tăng 0,23% so với tháng trước, tăng 2,68% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 10 tháng năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,69% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức tăng CPI bình quân chung (3,78%), chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế và xăng dầu là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Theo Thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Sau gần 3 năm triển khai, tổ máy 1 Thuỷ điện Ialy mở rộng hoà lưới thành công

Vào lúc 4h38 ngày 26/11/2024, tổ máy 1 (công suất 180MW) của công trình Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng đã hoà điện thành công vào lưới điện quốc gia chỉ sau gần 3 năm triển khai dự án Nhà máy Thuỷ điện Ialy mở rộng.

EVN trước bài toán khó, làm thế nào để tránh thua lỗ? Công bố kết quả kiểm tra giá thành sản xuất kinh doanh điện của EVN

Fed cảnh báo về những thách thức đối với khối doanh nghiệp nhỏ

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhận định các doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ đang phải đối mặt với thách thức kép là khả năng tín dụng thắt chặt hơn và khả năng trả nợ ngày càng khó khăn.

Chứng khoán Mỹ giảm mạnh sau bình luận của giới chức Fed về lãi suất Thách thức lớn nhất của FED dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump là xác định lãi suất trung tính?

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia: Cần có lộ trình phù hợp tránh tạo “cú sốc”

Sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Nhiều đại biểu ủng hộ việc tăng thuế đối với mặt hàng thuốc lá, rượu, bia, nhưng cho rằng cần có lộ trình phù hợp, tránh tạo cú sốc cho doanh nghiệp và nền kinh tế.

Cân nhắc lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt để tránh “gây sốc” cho doanh nghiệp, người tiêu dùng Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt: Sabeco có vị thế tốt để giành lại thị phần?

Giá dầu giằng co giữa các yếu tố căng thẳng địa chính trị và nguồn cung

Phiên 19/11, giá dầu ít biến động, khi dấu hiệu leo thang căng thẳng Nga-Ukraine làm dấy lên nguy cơ gián đoạn nguồn cung, nhưng việc mỏ Johan Sverdrup nối lại sản xuất đã hạn chế đà tăng của dầu.

Giá dầu thế giới phục hồi từ mức thấp nhất trong gần hai tuần Giá dầu thế giới tăng nhẹ trong phiên giao dịch biến động

Làm đường sắt tốc độ cao: Cần cái "bắt tay" của doanh nghiệp Việt trước cơ hội lớn

Theo các chuyên gia và lãnh đạo nhà thầu trong nước, trước cơ hội thị trường xây lắp vô cùng lớn từ dự án đường sắt tốc độ cao, các doanh nghiệp Việt Nam cần bắt tay nhau, chỉ có hợp tác là cơ hội duy nhất để tham gia sâu vào dự án và không thua ngay trên chính sân nhà.

“Quy mô nền kinh tế dự kiến đạt 564 tỷ USD đầu tư đường sắt tốc cao không còn là trở ngại lớn” Sáng nay chính thức trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 67 tỷ USD