Cổ phiếu này tăng gần 300% từ khi toàn bộ dàn lãnh đạo thượng tầng xin nghỉ việc, quá khứ từng "dính" thao túng, một cá nhân lãi lớn nhờ vào đúng "sóng"

13 trên tổng số 20 phiên gần nhất cổ phiếu này đều tăng kịch trần, so với đầu năm thị giá đã gấp 6 lần.

Thị trường phiên giao dịch đầu tiên sau kỳ nghĩ lễ Quốc Khánh ghi nhận diễn biến tương đối ảm đạm trong bối cảnh các mã vốn hóa lớn đồng loạt điều chỉnh. Tuy nhiên cổ phiếu CTP - CTCP Minh Khang Capital Trading Public trên sàn HNX bất ngờ thu hút sự chú ý khi tăng kịch trần “trắng bên bán” ngay sau khi mở cửa.

Đây đã là phiên thứ 3 liên tiếp thị giá tăng hết biên độ, leo lên ngưỡng 25.400 đồng/cp, ngày càng tiến sát tới vùng đỉnh lịch sử từng thiết lập hồi giữa năm 2017. Trong vòng 3 tháng qua, thị giá tăng gần 300%, còn nếu so với đầu năm, thị giá đã cao gấp gần 6 lần.

Cần lưu ý rằng CTP trước đây từng bị thao túng. Cụ thể, UBCKNN vào tháng 12 năm 2020 đã ban hành quyết định xử phạt đối với Lê Văn Hoan (địa chỉ Hà Nội) vì đã có hành vi sử dụng 29 tài khoản để liên tục mua bán, tạo cung cầu giả tạo, thao túng cổ phiếu của CTP.

image(6).png

Toàn bộ lãnh đạo cấp cao đồng loạt nộp đơn xin nghỉ việc

Màn dậy sóng của mã CTP gây bất ngờ trong bối cảnh tình hình kinh doanh của Minh Khang Capital Trading Public biến động mạnh. Đáng kể nhất chính là việc công ty nhận được 8 lá đơn từ nhiệm của dàn lãnh đạo trong cùng một thời điểm. Toàn bộ HĐQT của công ty bao gồm Chủ tịch HĐQT Nguyễn Tuấn Thành, Phó chủ tịch - Tổng Giám đốc Lê Minh Tuấn và các Thành viên HĐQT đều có mặt trong danh sách này. Ngay cả các thành viên trong Ban Kiểm soát cũng đã nộp đơn từ nhiệm.

Tới ĐHĐCĐ thường niên diễn ra cuối tháng 6 vừa qua, một cổ đông đã có ý kiến cho rằng nếu đồng thuận cho toàn bộ 8 lãnh đạo HĐQT và BKS từ nhiệm sẽ không đủ số lượng tối thiểu theo quy định, do đó trước mắt chỉ nên đồng thuận cho tối đa 2 TV HĐQT và 1 TV BKS từ nhiệm, cổ đông mong các lãnh đạo còn lại duy trì việc quản trị cho đến khi tìm người thay thế phù hợp.

Kết quả, cổ đông CTP đã thông nhất miễn nhiệm đối với 2 Thành viên HĐQT là ông Phan Mai Anh Tài và ông Khấu Minh Quân, bầu thay thế ông Trần Tuấn Thành và ông Dương Văn Tịnh; miễn nhiệm TV BKS đối với bà Nguyễn Thị Thanh Phương và bầu thay thế ông Trần Mạnh Linh. Như vậy hiện HĐQT CTP vẫn gồm 7 người (trong đó ông Nguyễn Tuấn Thành tiếp tục là Chủ tịch HĐQT) và BKS gồm 3 người.

untitled(1).png
HĐQT của CTP tính tới cuối tháng 6/2024
Quảng cáo
image(7).png
BKS của CTP tính tới cuối tháng 6/2024

Sau khi nộp đơn từ nhiệm, Chủ tịch và Phó Chủ tịch cũng đăng ký thoái toàn bộ vốn tại công ty. Song cập nhật mới nhất, 2 vị lãnh đạo này đều không bán ra bất kỳ cổ phiếu nào cùng với lý do "giao dịch không được như kỳ vọng".

Mặt khác, trong ngày 29/8, CTP tiếp tục nhận được đơn xin từ nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc của bà Trần Thị Lan Anh.

Kết quả kinh doanh kém sắc, một cá nhân âm thầm lướt sóng hàng triệu cổ phiếu thu lãi khủng

Theo giới thiệu, Minh Khang CTP tiền thân là CTCP Thương Phú được thành lập năm 2010 với vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng, hoạt động chủ yếu là sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê các loại. Doanh nghiệp được biết đến là một trong những đơn vị lớn nhất về sản xuất cà phê thóc tại Việt Nam và đang từng bước mở rộng sang lĩnh vực chế biến cà phê nhân xuất khẩu.

Sau khi thoái gần 97% vốn của CTCP Nansan Việt Nam (chuyên sản xuất và xuất khẩu cà phê nhân Arabica) vào cuối 2019 thì doanh nghiệp định hướng phát triển đa ngành nghề. Hiện Minh Khang CTP hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê, kinh doanh vật liệu xây dựng, bất động sản. Vốn điều lệ 121 tỷ đồng

Về tình hình kinh doanh, năm 2023 vừa qua, CTP ghi nhận 88 tỷ doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế 111 triệu đồng; giảm lần lượt 25% và 84% so với thực hiện năm 2022 trước đó. Năm 2024, công ty này lên kế hoạch doanh thu từ hoạt động kinh doanh tăng 5-7% so với năm ngoái. Tuy nhiên, kết quả nửa đầu năm đang chưa thực sự đi đúng hướng. BCTC bán niên 2024 của CTP ghi nhận công ty chỉ kiếm vọn vẹn hơn 700 triệu đồng doanh thu trong 6 tháng. Đáng nói số tiền này đều nằm trong quý 1, trong khi đó quý 2/2024 CTP “trắng” doanh thu. Kết quả, CTP lỗ gần 180 triệu đồng 6 tháng trong khi cùng kỳ năm trước lãi gần 400 triệu.

untitled(3).png

Thêm một thông tin đáng chú ý, trong quãng nổi sóng của mã CTP, một cá nhân Nguyễn Ngọc Lan Phương đã có màn lướt sóng thành công. Bà Phương mua mới 725.000 cổ phiếu CTP (5,99% vốn) vào phiên 12/6, trở thành cổ đông lớn. Cá nhân này tiếp tục gom thêm hơn 1,1 triệu cổ phiếu trong phiên 13/6. Thị giá CTP khi đó chỉ trong vùng 6.400 đồng/cp.

Tới giữa tháng 7, bà Phương bắt đầu bán bớt cổ phần, thị giá lúc này đã leo lên vùng 8.000 đồng/cp. Tới phiên 2/8, cá nhân này bán ra 300.000 cổ phiếu, giảm sở hữu xuống còn 347.800 cp (tỷ lệ 2,87%). Như vậy bà Phương đã thu lãi không nhỏ từ màn lướt sóng mã CTP này.

untitled(2).png
Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Đến lượt AVAKids sắp "mang tiền về" cho Thế Giới Di Động?

Đầu năm 2024, Thế Giới Di Động đã đặt ra mục tiêu chuỗi bán lẻ sản phẩm mẹ và bé AVAKids sẽ tăng trưởng hai chữ số, gia tăng thị phần và đạt điểm hòa vốn trước ngày 31/12/2024.

EraBlue lãi 6 tháng liên tiếp, sếp Thế Giới Di Động nói chờ tín hiệu vui từ báo cáo tài chính quý III/2024 Mang về gần 122.300 tỷ đồng sau 11 tháng, Thế Giới Di Động tiến sát mục tiêu doanh thu năm

Viettel lãi kỷ lục 51.000 tỷ đồng

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) đạt doanh thu hợp nhất năm 2024 là 190.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 51.000 tỷ đồng, hoàn thành 111% kế hoạch, tăng trưởng 11,3% so với năm 2023.

Viettel Post cùng 1 cổ phiếu bất động sản lọt rổ FTSE Vietnam ETF, ngược chiều Novaland và EVF bị loại trong kỳ cơ cấu tháng 12 Nhóm cổ phiếu công nghệ Viettel, FPT bứt phá mạnh trong năm 2024

Novaland điều chỉnh giá chuyển đổi lô trái phiếu 300 triệu USD xuống 36.000 đồng/cổ phiếu

Novaland điều chỉnh giá chuyển đổi lô trái phiếu 300 triệu USD sang cổ phiếu phổ thông ở mức 36.000 đồng/cổ phiếu với tỷ lệ chuyển đổi là 149.038 cổ phiếu/trái phiếu.

Doanh nghiệp liên quan Novaland chi 640 tỷ đồng tất toán trái phiếu trước hạn Thay đổi nhân sự cấp cao tại Tập đoàn Novaland

Thuduc House bị cưỡng chế thuế gần 100 tỷ đồng

Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh có thông báo gửi đến Thuduc House cho biết công ty này đang nợ thuế tổng cộng 549,5 tỷ đồng. Trong đó, 365,5 tỷ đồng là tiền thuế và các khoản thu khác tính đến ngày 31/7; 183 tỷ đồng còn lại là tiền chậm nộp.

Cổ phiếu HAGL, Thuduc House, An Phát Holdings tiếp tục bị HoSE giữ nguyên diện cảnh báo CEO Thuduc House từ nhiệm, Ban giám đốc hết sạch người

Khu vực sở hữu mức giá bất động sản cao bậc nhất Hà Nội được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng giá

Hạ tầng giao thông hoàn thiện, các đại dự án thương mại dịch vụ cùng quy hoạch trụ sở các cơ quan bộ, ngành giúp bất động sản Tây Hồ luôn có sức hút và tăng giá ổn định theo thời gian.

Dấu ấn nhà phát triển dự án KITA Group tại khu biệt thự “hàng hiệu” của Hà Nội KITA Group công bố nhận diện thương hiệu mới

Hơn 1 triệu khách hàng mua sắm tại Thiso Mall dịp cuối năm

Với không gian đa trải nghiệm và hàng loạt chương trình ưu đãi hấp dẫn, Thiso Mall đã thu hút hơn 1 triệu khách hàng đến tham quan, mua sắm và giải trí trong mùa lễ hội cuối năm. Qua đó, Thiso Mall tiếp tục khẳng định là điểm đến "All in one" lý tưởng cho

THISO - Tập đoàn thành viên của THACO khai trương đại siêu thị Emart thứ 3 tại TP. Hồ Chí Minh

Vingroup bảo lãnh tối đa 6.500 tỷ đồng trái phiếu do Vinhomes phát hành

HĐQT Vingroup đã phê duyệt việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của tập đoàn để bảo đảm cho các nghĩa vụ liên quan đến trái phiếu Vinhomes với tổng mệnh giá tối đa 6.500 tỷ đồng.

Vinhomes giảm vốn điều lệ sau thương vụ mua cổ phiếu quỹ lớn nhất lịch sử Vinhomes muốn phát hành 4.000 tỷ trái phiếu sau thương vụ mua cổ phiếu quỹ 'lịch sử'