Cổ phiếu Đầu tư công lại dậy sóng trong tháng 5, nhà đầu tư cần lưu ý gì?

Sau 3 tháng chững lại, các cổ phiếu Đầu tư công đang có những dấu hiệu tăng tốc, nối lại đà tăng đầu năm. Dù mua mới hay tiếp tục nắm giữ, nhà đầu tư cũng cần lưu ý tới một số đặc điểm riêng của các doanh nghiệp trong ngành.

Sau 3 tháng nghỉ ngơi, các cổ phiếu Đầu tư công có dấu hiệu nóng lại

Giai đoạn từ tháng 2-4 là quãng chững lại của hầu hết các cổ phiếu Đầu tư công. Một số nhà đầu tư thậm chí dán nhãn "đầu cơ" với các cổ phiếu này trong khi số khác lặng lẽ chuyển sang các nhóm cổ phiếu khác sau nhịp tăng vượt trội ngay đầu năm.

Trước đó, trong tháng 1, các cổ phiếu trong ngành như LCG (+47,45%), C4G (+29,83%), HHV (+44,37%), VCG (+26,67%), HT1 (+38,65%), BCC (+41,46%), KSB (+32,62%), PLC (+22,67%) đã đồng loạt thể hiện sự hưng phấn, thời điểm Bộ Giao thông triển khai đồng loạt 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam.

Tuy nhiên, quãng thời gian nghỉ ngơi 3 tháng của các cổ phiếu Đầu tư công thực tế lại là điều rất cần thiết để giúp sàng lọc nhà đầu tư cũng như chuẩn bị cho những vận động nối tiếp trong tháng 5 năm này.

chartcpdautucong265a-5810.png

LCG vẫn đang là cổ phiếu khỏe nhất nhóm cổ phiếu Đầu tư công.

Tính từ đầu tháng 5, LCG (+10,8%), C4G (+4,54%), HHV (+8,68%), VCG (+6,41%) lại cùng đồng loạt bứt phá tiếp, để nới rộng thêm thành quả lợi nhuận cho những nhà đầu tư đã đặt niềm tin.

Công ty chứng khoán VNDIRECT ngay từ đầu năm cũng đã đưa ra những đánh giá tích cực về nhiều cổ phiếu kể trên. Trong báo cáo cập nhật về các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng, các quan điểm lạc quan vẫn được duy trì.

VNDIRECT cho biết, giá trị đơn đặt hàng tồn đọng (backlog) của các công ty hàng đầu đã tăng mạnh trong quý 1/2023, tương đương 3,7 lần - 6 lần doanh thu trung bình của mảng xây lắp giai đoạn 2021-2022.

Việc các dự án hạ tầng giao thông thường có được thi công trong 2-2,5 năm, trong giai đoạn 2023-2025, các công ty xây dựng hàng đầu đang đứng trước cơ hội tăng gấp đôi quy mô doanh thu so với giai đoạn 2021-2022.

screenshot-2023-05-26-201150-4227.png
Quảng cáo

Các công ty này vẫn có thể tiếp tục giành thêm những gói thầu mới và trực tiếp hưởng lợi từ việc Chính phủ đẩy mạnh giải ngân đầu tư công. Do đó, quy mô doanh thu của các công ty xây dựng hàng đầu sẽ tăng trưởng mạnh hơn nữa trong những năm tới.

Năng lực tài chính sẽ quyết định đến khả năng sinh lời của các công ty hạ tầng xây dựng

Việc mở rộng quy mô doanh thu cũng cần phải có sự tương xứng về lợi nhuận. VNDIRECT cho rằng chìa khóa chính là năng lực tài chính của các doanh nghiệp.

Trung bình tỷ lệ nợ vay ròng/vốn chủ sở hữu của các công ty xây dựng hạ tầng là 1,1 lần tại cuối quý 1/2023, đặc biệt, LCG gần như không có nợ vay ròng.

Do phải hợp nhất nhiều dự án BOT (thường có dư nợ vay và trả lãi vay hàng năm lớn, thực hiện trong suốt vòng đời dự án, có thể kéo dài lên tới 10-20 năm), tỷ lệ nợ vay ròng/vốn chủ sở hữu của HHV và C4G đang cao hơn so với trung bình ngành, đạt lần lượt 2,4 lần và 1,3 lần tại cuối quý 1/2023.

screenshot-2023-05-26-200130-9856.png

Với C4G, dự án BOT duy nhất được hợp nhất của công ty là Nam Bến Thủy 2 vẫn đang có dòng tiền hàng năm dương. Nếu loại bỏ dư nợ vay tại dự án, tỷ lệ nợ vay ròng/vốn chủ sở hữu của C4G chỉ là 0,5 lần tại cuối quý 1/2023, thấp hơn đáng kể so với trung bình ngành. Cùng với đó C4G đã phát hành và huy động thành công 1.123 tỷ đồng từ cổ đông hiện hữu trong tháng 4/2023, từ đó giúp vốn chủ sở hữu của công ty đã tăng 44% so với cuối quý 1/2023.

Những doanh nghiệp xây dựng với năng lực thi công tốt, khả năng huy động máy móc thiết bị hợp lí và nguồn vốn dồi dào mới có hiệu quả sinh lời tốt tại dự án cao tốc Bắc-Nam do yêu cầu thời gian thi công ngắn và Chính phủ đã ấn định mức biên lợi nhuận cố định so với giá thầu tại các dự án.

Một số doanh nghiệp có thể sẽ được gỡ khó về tài chính sau khi Bộ Giao thông Vận tải đã lần thứ 2 gửi kiến nghị Chính phủ giải pháp xử lý khó khăn tại 8 dự án BOT hạ tầng giao thông, theo đó có 5 dự án được đề xuất mua lại và 3 dự án được đề xuất tiếp tục hợp đồng và kéo dài thời gian hoàn vốn.

c4g265a-5282.png

Tổng nguồn vốn được Bộ Giao thông Vận tải đề xuất là 10.342 tỷ đồng, giảm 21% so với đề xuất hồi tháng 10/2022. Nếu được chấp thuận, nhiều chủ đầu tư các dự án trên sẽ chịu lỗ do (1) các dự án đã không được thu phí cao như phương án tài chính ban đầu và (2) mức đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải khá sát so với tổng mức đầu tư của các dự án.

Tuy nhiên, việc thu hồi được khoản vốn đầu tư lớn ban đầu đã là thành công của các chủ đầu tư ở thời điểm hiện tại khi nhiều dự án gần như không có khả năng thu hồi vốn nếu tiếp tục duy trì như hiện nay.

Bên cạnh đó, nhu cầu xây dựng hạ tầng tại Việt Nam là rất lớn, Chính phủ đang cần huy động nguồn vốn ngoài nhà nước để phát triển. Do đó, để tạo tiền lệ tốt và tăng hấp dẫn trong thu hút vốn đầu tư tư nhân, Chính phủ cần hỗ trợ các dự án đang không được thu phí như phương án tài chính ban đầu.

Theo Lao động & Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Ngân hàng nào đang tối ưu chi phí hoạt động nhất?

CIR giảm có tác động từ hai chiều: chiều tiết giảm chi phí hoạt động và chiều doanh thu tăng trưởng cao hơn; hoặc ngân hàng vẫn gia tăng đầu tư với chi phí hoạt động tăng lên nhưng hiệu quả tạo doanh thu đạt được lớn hơn.

Nợ xấu ngân hàng tiếp tục tăng cao 9 tháng đầu năm Nhìn lại bộ đệm dự phòng và một cấu phần mức độ “của để dành” ngân hàng Việt 9 tháng đầu năm Căng thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước bơm ròng 65.450 tỷ đồng tuần qua

SeABank nâng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) chính thức hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng sau 2 đợt phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

SeABank chốt quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu và chia cổ phiếu thưởng Vinalines muốn bán hết cổ phiếu TJC, chồng bà Nguyễn Thị Nga hạ sở hữu tại SeABank

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) - thành viên Tập đoàn MUFG (Nhật Bản) vừa qua đã có đề nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) về việc muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance. Thương vụ chuyển nhượng sẽ đem lại nguồn thặng dư vốn đáng kể cho cổ đông của SHB cũng như nâng cao năng lực tài chính và vị thế của ngân hàng.

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ, cấp khoản vay mới chỉ 4,5%/năm SHB muốn huy động 5.000 tỷ đồng qua phát hành trái phiếu