CNBC: Việt Nam và Ấn Độ sẽ hưởng lợi khi sản xuất chip dịch chuyển khỏi Trung Quốc

Việt Nam nổi lên như địa điểm sản xuất thay thế của các hãng sản xuất sản phẩm bán dẫn trên toàn cầu. Việt Nam đã đầu tư hàng tỷ USD để tăng cường năng lực nghiên cứu và đào tạo.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Việt Nam hay Ấn Độ có thể trở thành những trung tâm sản xuất chip mới của khu vực trong thời gian tới.

Các quy định hạn chế xuất khẩu chip của Mỹ sang Trung Quốc là những yếu tố mới nhất khiến cho nhiều doanh nghiệp phải cân nhắc chuyển một số công đoạn sản xuất chip sang nước gần Trung Quốc như Việt Nam hay Ấn Độ.

Tuy nhiên, các chuyên gia nói với CNBC rằng các biện pháp hạn chế xuất khẩu chip của chính quyền Biden áp với Trung Quốc sẽ không ngay lập tức gây gián đoạn nguồn cung chip trên toàn cầu.

Số liệu của KPMG cho thấy rằng số lượng những đề nghị từ khách hàng để tìm hiểu thông tin về việc tăng cường năng lực sản xuất chip khắp khu vực Đông Nam Á đã tăng từ 30 đến 40% so với trước đại dịch COVID-19, theo chuyên gia tại công ty dịch vụ ở Singapore – ông Walter Kuijpers.

“Nhiều doanh nghiệp đang quan tâm đến việc chia tách chuỗi cung ứng chứ không chỉ còn đơn thuần phụ thuộc vào một điểm sản xuất nào đó. Những bất ổn địa chính trị hiện nay dự kiến sẽ nhiều lên theo thời gian”, ông Kuijpers dự báo.

Tháng 10/2022, chính quyền Mỹ bắt đầu yêu cầu các doanh nghiệp phải có giấy phép mới có thể xuất khẩu các sản phẩm bán dẫn công nghệ cao hoặc công nghệ sản xuất liên quan sang Trung Quốc. Những hoạt động kinh doanh này cũng cần đến sự chấp thuận của Washington nếu như họ sử dụng thiết bị của Mỹ nhằm sản xuất các sản phẩm chip công nghệ cao bán sang Trung Quốc.

Theo doanh nghiệp sản xuất chất bán dẫn ASML, nhân viên của họ tại Mỹ bị cấm cung cấp một số loại dịch vụ nhất định cho các nhà máy sản xuất chất bán dẫn công nghệ cao tại Trung Quốc.

Đây là những quy định hạn chế mới nhất trong chuỗi nhiều quy định áp dụng và dự kiến tạo ra nhiều thay đổi cho ngành bán dẫn toàn cầu.

Những năm gần đây, các doanh nghiệp sản xuất chip tìm đến Trung Quốc nhiều bởi ngành sản xuất chip của nước này có mức độ cạnh tranh cao, tuy nhiên gần đây khi mà chi phí lao động tại nước này leo thang, sự gián đoạn chuỗi cung ứng ngày một nhiều hơn và rủi ro địa chính trị tăng lên, các doanh nghiệp đang có những cân nhắc lại.

Nhóm các doanh nghiệp sản xuất chip giờ đây đang cố gắng tìm những động lực mới để thay thế cho các dây chuyển sản xuất ở các nơi khác.

Khu vực Đông Nam Á có thể coi như địa điểm sản xuất chip rất hấp dẫn, thậm chí hấp dẫn hơn nhiều doanh nghiệp sản xuất chip hàng đầu như Hàn Quốc hay Đài Loan bởi tính trung lập của khu vực này trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc leo thang.

Việt Nam nổi lên như địa điểm sản xuất thay thế của các hãng sản xuất sản phẩm bán dẫn trên toàn cầu. Việt Nam đã đầu tư hàng tỷ USD để tăng cường năng lực nghiên cứu và đào tạo, như vậy tạo ra sức hút các doanh nghiệp sản xuất chip trên toàn cầu.

Samsung, hãng sản xuất chip lớn nhất thế giới, gần đây đã công bố đầu tư 3,3 tỷ USD vào Việt Nam. Doanh nghiệp hàng đầu Hàn Quốc này dự kiến cũng sẽ sản xuất linh kiện chip vào tháng 7/2023.

“Những doanh nghiệp có năng lực sản xuất tại Trung Quốc ví như Samsung có thể đầu tư vào nhiều lựa chọn thay thế mang đến lợi ích mà không phải lo ngại về vấn đề chính trị”, ông Kreps phân tích.

Ấn Độ đang nổi lên như một trung tâm cho các hãng sản xuất chip bởi Ấn Độ có nguồn tài nguyên lớn về bộ xử lý chip, hệ thống chip nhớ và chip analog, chuyên gia thuộc KPMG phân tích.

Nguồn lao động tại Ấn Độ dồi dào, tuy nhiên năng lực sản xuất còn hạn chế không khỏi ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của môi trường đầu tư này.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE