Chuyển Trung tâm điều độ Hệ thống điện quốc gia về Bộ Công Thương

Chính phủ vừa có Quyết định phê duyệt chủ trương chuyển Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) (tên mới là Công ty TNHH MTV vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia) về Bộ Công Thương.

tt-a0.jpeg
(Ảnh minh hoạ)

Ngày 1/8/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 753/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại Công ty TNHH MTV Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO) từ Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp về Bộ Công Thương.

Cụ thể, phê duyệt chủ trương chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước sau khi hoàn thành việc tách, thành lập NSMO theo quy định pháp luật và Quyết định số 752/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Công Thương chịu trách nhiệm chính về chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để tiếp nhận, bao gồm cả cơ chế bảo đảm vốn lưu động cho NSMO phù hợp với quy định pháp luật, bảo đảm NSMO tiếp tục vận hành ổn định, liên tục, hiệu quả sau chuyển giao.

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho quá trình hoạt động của NSMO, đảm bảo ổn định, liên tục, hiệu quả.

Quảng cáo

NSMO chủ động nghiên cứu, đề xuất, dự báo các khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động, có các đề xuất cụ thể, nêu rõ thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp luật, hướng dẫn có liên quan phục vụ hoạt động hiệu quả, an toàn của hệ thống điện.

Bộ Tài chính tham gia ý kiến về quy chế quản lý tài chính của NSMO cũng như các quy định khác có liên quan.

NSMO có vốn điều lệ 776 tỷ đồng. Tài sản, quyền, nghĩa vụ của EVN đang giao A0 quản lý sẽ được bàn giao nguyên trạng sang NSMO. Giá trị vốn, tài sản bàn giao được xác định theo số liệu tại báo cáo tài chính của EVN ở thời điểm tách. EVN hạch toán giảm vốn, tài sản tương ứng với giá trị chuyển cho NSMO.

Với hai khoản vay gần 3 triệu USD theo Hiệp định vay để làm dự án Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia và Cơ sở hạ tầng thông tin cho thị trường phát điện cạnh tranh, EVN tiếp tục chịu trách nhiệm trả nợ vay lại. Sau đó, NSMO sẽ hoàn trả phần nợ này cho EVN.

Để xử lý vấn đề liên quan tới tài chính, Chính phủ giao các Bộ: Công Thương, Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính xử lý hoặc đề xuất, trình các cơ chế hỗ trợ cho NSMO. Trong đó, cơ chế vay vốn cần hướng tới mục tiêu để NSMO tiếp cận được vốn vay có lãi suất thấp, thời gian ân hạn, trả nợ gốc dài hạn.

Ủy ban nhân dân Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng được giao xem xét, bố trí quỹ đất xây dựng trụ sở độc lập của NSMO và các Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Thanh tra Chính phủ kiến nghị: Truy thu Novaland 446 tỷ đồng

Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị, UBND Thành phố thực hiện và chỉ đạo các sở, ngành, các quận/huyện rà soát, tính toán, truy thu tiền sử dụng đất với các dự án còn nợ tiền sử dụng đất trên toàn địa bàn Thành phố với số tiền 802,8 tỷ đồng.

Novaland lên tiếng về 2 lô trái phiếu dư nợ 1.200 tỷ không thể thanh toán đúng hạn Novaland (NVL) lần đầu tiên báo lỗ do trích lập dự phòng

Thanh tra nhận giá ưu đãi điện mặt trời: Hà Đô (HDG) 'bay' hơn 300 tỷ lợi nhuận sau kiểm toán

Hà Đô chỉ đạt 572,8 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong năm 2024, thay vì 880 tỷ như báo cáo trước đó. Lợi nhuận ròng đạt 348 tỷ đồng (thay vì 576 tỷ đồng như báo cáo tự lập) – giảm 48% so với năm 2023.

Làn sóng ồ ạt từ nhiệm của Chủ tịch, TGĐ các doanh nghiệp lớn: Từ Vinaconex, Hà Đô, TTC AgriS… đến Lộc Trời, Dược Cửu Long, Dược Hậu Giang Pyn Elite Fund trở thành cổ đông lớn của Tập đoàn Hà Đô

"Nữ hoàng cá tra" đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục

Công ty CP Vĩnh Hoàn đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận năm 2025 tăng lần lượt 10,3% và 22,3% lên mức 13.800 tỷ đồng và 1.500 tỷ đồng, mức doanh thu cao kỷ lục.

Tiền đổ mạnh vào Nhóm thuỷ sản, cổ phiếu VHC, ANV, ASM tím hàng loạt: Điều gì đang xảy ra? PAN, DBC, VHC, HPG, HAG: Những “sếu đầu đàn” nông nghiệp đang làm ăn ra sao?

Vingroup trở lại top 3 vốn hoá lớn nhất sàn chứng khoán

Trong 1 tháng trở lại đây, thị giá VIC đã tăng khoảng 45%, đang ở vùng đỉnh 18 tháng, đưa vốn hoá thị trường của Vingroup lên gần 230.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 9 tỷ USD.

'Gã khổng lồ' Hàn Quốc SK Group và động thái với khoản đầu tư 1,5 tỷ USD vào cổ phiếu Vingroup và Masan Cược lớn vào FPT, bỏ quên nhóm Vingroup, hiệu suất các quỹ mở thua xa VN-Index

Dabaco: Lợi nhuận gần 770 tỷ đồng, trích quỹ khen thưởng phúc lợi 200 tỷ đồng

Dabaco dự kiến trả cổ tức năm 2024 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 15%, tương đương phát hành thêm 50,2 triệu cổ phiếu mới; thù lao Hội đồng quản trị, ban kiểm soát hơn 3,8 tỷ đồng; trích quỹ khen thưởng, phúc lợi 200 tỷ đồng.

Dabaco mới sử dụng hơn 700 tỷ đồng trong tổng số hơn 1.330 tỷ đồng từ bán cổ phiếu năm 2024 Dabaco nhận chuyển nhượng hơn 83% cổ phần Công ty Thịnh Phát Kim Sơn 1

Vietnam Airlines báo lãi năm 2024 cao nhất lịch sử

Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, mã chứng khoán: HVN) công bố kết quả kinh doanh sau kiểm toán năm 2024, ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu và lợi nhuận đạt mức cao nhất trong lịch sử hoạt động của hãng.

“Ôm” 8 tỷ USD cổ phần FPT, Vinamilk, Sabeco, Vietnam Airlines,… gã khổng lồ kinh doanh vốn Nhà nước ước lãi kỷ lục năm 2024 nhờ cổ tức Vietnam Airlines đặt mục tiêu đạt 95.600 tỷ đồng doanh thu năm 2025 Vietnam Airlines nâng cao năng lực quản lý khủng hoảng