Chuyên gia VPBankS: Con sóng lớn thứ tư mang tên nâng hạng có thể đưa VN-Index lên 1.650 - 1750 điểm

"Chu kỳ lớn đang diễn ra trong năm nay và năm sau, dự báo VN-Index có thể đạt cao nhất 1.650 – 1.750 điểm khi thị trường được nâng hạng", chuyên gia của VPBankS nhận định.

Ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược thị trường của VPBankS
Ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược thị trường của VPBankS

Chiều 27/3, tại hội thảo do Chứng khoán VPBankS tổ chức với chủ đề "Chọn danh mục - đón sóng lớn", ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược thị trường của VPBankS đánh giá sự phục hồi tích cực của kinh tế Việt Nam trong những tháng cuối năm 2023 sẽ là nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2024. Động lực của tăng trưởng kinh tế sẽ đến từ tăng trưởng các lĩnh vực bán lẻ, đầu tư công và sự phục hồi của sản xuất - xuất khẩu.

Theo đó, xu hướng lãi suất thấp, chi phí vốn thấp là điều kiện hỗ trợ cho phục hồi, tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là tăng trưởng bán lẻ, tiêu dùng nội địa.

Theo ông Sơn, mặt bằng lãi suất huy động trong năm 2024 sẽ tiếp tục giảm về mức thấp phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ. Đây cũng chính là yếu tố giúp cho dòng tiền trên thị trường luân chuyển và tạo ra con sóng tích cực cho thị trường chứng khoán (TTCK) bởi khi lãi suất thấp, dòng tiền có thể chuyển sang kênh đầu tư hấp dẫn hơn và chứng khoán chính là một kênh như vậy.

Tuy nhiên ông cũng lưu ý, tỷ giá trong giai đoạn vừa qua đã có biến động khá mạnh, tỷ giá liên ngân hàng biến động và tỷ giá trên thị trường tự do đã tăng rất cao so với cùng kỳ năm ngoái và so với giai đoạn biến động năm 2022. “Theo thống kê của VPBankS, khi tỷ giá biến động quá 3% thường sẽ tác động ngược chiều đến diễn biến của TTCK và gây áp lực bán ròng của nhà đầu tư”, ông Sơn nói.

Trong những giai đoạn thị trường đi lên, có thể xuất hiện bẫy giảm giá

Đi sâu phân tích về triển vọng của TTCK, Giám đốc Chiến lược thị trường của VPBankS cho rằng thị trường vẫn đang trong chu kỳ nới lỏng tiền tệ, VN-Index vẫn tiếp tục đi lên ít nhất là hai đến ba năm tới. Ngoài hai yếu tố là nới lỏng tiền tệ và tăng trưởng phục hồi, câu chuyện nâng hạng lên thị trường mới nổi cũng sẽ tác động tích cực đến TTCK.

"Chúng tôi cho rằng, với bối cảnh hiện tại thì thị trường đang trong giai đoạn phản ứng bởi đây là thời kỳ đầu nền kinh tế lấy lại đà tăng trưởng, giá tài sản bắt đầu phục hồi trở lại, lợi suất bắt đầu phục hồi đi lên, mặt bằng lạm phát duy trì ở mức thấp và ổn định”, ông Sơn cho biết.

chu-ky-2836-6117.png
VPBankS nhận định TTCK Việt Nam đang trong giai đoạn phản ứng

Tuy nhiên, ông Trần Hoàng Sơn lưu ý trong những giai đoạn đi lên của thị trường, nhà đầu tư cần thận trọng bởi có thể xuất hiện bẫy giảm giá. Các nhịp điều chỉnh sâu là cơ hội để nhà đầu tư cơ cấu lại danh mục và mua vào cho chu kỳ tăng trưởng nóng hơn khi có sự tham gia của công chúng trong giai đoạn đầu cơ xuất hiện.

Về dòng tiền, ông Sơn cho biết, thanh khoản tăng mạnh trở lại, nếu như đầu năm 2023 ở quanh 13.000 - 14.000 tỷ đồng, giá trị giao dịch đã tăng mạnh về cuối năm và đạt trung bình gần 18.000 tỷ đồng. Sang đến năm 2024, thị trường liên tiếp xuất hiện những phiên giao dịch đạt trên 1 tỷ USD, thậm chí lên gần 2 tỷ USD. Điều đó cho thấy thị trường đang ở giai đoạn mới về thanh khoản, niềm tin của nhà đầu tư đã trở lại, những tuần gần đây tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 3/2022.

Cùng với thanh khoản tăng, tiền gửi của nhà đầu tư liên tục tăng lên trong quý I, II, III và đặc biệt trong quý IV/2023. Xu hướng cho thấy niềm tin về khả năng phục hồi kinh tế, tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp tạo đà cho TTCK tăng trưởng một cách bền vững.

Để TTCK đi lên một cách bền vững, ông Sơn cho rằng điều kiện tiên quyết là các doanh nghiệp phải lấy lại đà tăng trưởng về lợi nhuận. Thống kê cho thấy trong năm 2023 doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết đều đã chạm đáy, phục hồi dần vào cuối năm 2023 và ngày càng rõ rệt hơn trong đầu năm 2024.

Quảng cáo

Tuy nhiên, xu hướng phục hồi về lợi nhuận lại đang cho thấy có sự phân hóa giữa các nhóm ngành, tập trung sớm nhất ở nhóm chứng khoán, công nghệ thông tin, ngân hàng và đang chững lại ở nhóm bất động sản. Dù vậy tăng trưởng lợi nhuận của nhóm bất động sản đến quý IV/2023 đã có tín hiệu phục hồi. Đây sẽ là tín hiệu cho thấy rất nhiều nhóm ngành, trong đó có bất động sản có thể tăng trưởng trở lại.

Nâng hạng là yếu tố giúp VN-Index bước vào con sóng lớn thứ tư

Về định giá thị trường, chuyên gia VPBankS cho biết, sau khi lên mức P/E 17,x lần tại vùng đỉnh tháng 9/2023, VN-Index đã điều chỉnh trở lại và định giá đã về mức hấp dẫn hơn khi đang giao dịch ở mức 15,4x lần thấp hơn mức trung bình 10 năm ở 16,6 lần. Với dự báo lợi nhuận 2024 sẽ tiếp tục phục hồi, mức định giá hiện tại của thị trường vẫn là cơ sở để thu hút dòng tiền tham gia trở lại.

thanh-khoan-vnindex-6675-7656.png
Dự báo thanh khoản và điểm số của VN-Index năm 2024 - Nguồn: VPBankS

Dự báo về TTCK năm 2024 theo yếu tố thanh khoản, ông Trần Hoàng Sơn cho rằng giai đoạn 2021-2023 VN-Index ở một giai đoạn thanh khoản rất khác với giai đoạn trước và đến giai đoạn 2024 thanh khoản tiếp tục duy trì đi lên. Với dự báo thanh khoản năm 2024 ở mức trung bình khoảng 23.000 tỷ đồng, mức cao nhất gần 33.000 tỷ đồng và mức thấp nhất khoảng 18.000 tỷ đồng thì VN-Index có thể đạt quanh ngưỡng 1.322 – 1.350 điểm.

Còn trong một kịch bản lạc quan hơn, thanh khoản trung bình đạt khoảng 26.000 tỷ đồng, thì VN-Index có thể vào một con sóng rất lớn bởi lịch sử cho thấy mỗi lần thanh khoản tăng cao thì thị trường thường có nhịp tăng cực kỳ mạnh.

"Chúng tôi vẫn đang nghiêng về kịch bản VN-Index năm 2024 tăng trong khoảng 1.322 – 1.350 điểm và sẽ vẫn có những nhịp điều chỉnh đan xen để nhà đầu tư tái cơ cấu danh mục và có điểm mua vào", ông Sơn nói.

song-ttck-1298-7848.png
Theo chuyên gia VPBankS, TTCK Việt Nam đang bước vào con sóng lớn thứ tư trong lịch sử - Nguồn: VPBankS

Trong kịch bản thị trường được nâng hạng, chuyên gia VPBanks nhận định đây có thể là yếu tố giúp TTCK Việt Nam bước vào con sóng lớn thứ tư. Ba sóng lớn trước đó gồm sóng WTO (năm 2007 – 2008), sóng thoái vốn (năm 2016 - 2017), sóng tiền rẻ do dịch COVID-19 (năm 2021 - 2022), và sóng thứ tư là sóng nâng hạng thị trường.

Chuyên gia của VPBanks cho biết tham chiếu ở nhiều thị trường khác, trước khi được nâng hạng trong khoảng hai năm, các chỉ số ở các thị trường này thường tăng khoảng 40 - 50%. Vì vậy, nếu TTCK Việt Nam thực sự được nâng hạng, trong khoảng hai năm tới VN-Index sẽ có thể vượt qua vùng đỉnh lịch sử 2021 - 2022 và đi lên một vùng cao mới, có thể là đạt cao nhất 1.650 – 1.750 điểm.

nang-hang-5843-1551.png
Trong kịch bản được nâng hạng, VN-Index có thể đạt cao nhất 1.650 – 1.750 điểm - Nguồn: VPBankS

Dựa trên những phân tích về diễn biến của VN-Index, chuyên gia VPBankS đã đưa ra 9 cổ phiếu có thể được hưởng lợi từ việc nâng hạng gồm VCB, VHM, HPG, VIC, VNM, MSN, VRE, VJC và SSI. Đây là những cổ phiếu vốn hóa lớn và có khả năng bứt tốc nhanh khi dòng vốn chủ động và thụ động cùng tham gia mua trên thị trường, bao gồm cả dòng tiền đầu cơ.

Theo chuyên gia VPBankS nhà đầu tư có thể xem xét danh mục 9 cổ phiếu này để đầu tư trung và dài hạn với kỳ vọng gắn với câu chuyện nâng hạng của TTCK Việt Nam.

Còn trong ngắn hạn, chuyên gia VPBankS khuyến nghị nhà đầu tư nên chú ý đến câu chuyện tăng trưởng của một số nhóm ngành như bán lẻ, bất động sản khu công nghiệp, ngành thép, chứng khoán và ngân hàng.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Chủ tịch VPBank: GPBank sẽ thoát lỗ, đạt lợi nhuận khoảng 500 tỷ đồng trong năm nay

Chiều ngày 28/4, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã VPB) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng như kế hoạch kinh doanh 2025, phương án phân phối lợi nhuận, thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ,...

Lãnh đạo VPBank chi hơn 500 tỷ đồng mua cổ phiếu VPB VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 26%, tổng tài sản vượt 1,1 triệu tỷ đồng VPBankS báo lãi quý I gần gấp đôi cùng kỳ, dư nợ margin kỷ lục hơn 12.760 tỷ đồng

Đẩy mạnh số hóa và bán lẻ, lợi nhuận quý I/2025 của BVBank tăng 16%

BVBank khép lại quý I/2025 với nhiều chỉ tiêu tích cực, tiếp tục đồng hành cùng nền kinh tế qua hoạt động bán lẻ và đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số.

BVBank triển khai QR tại Lào - gia tăng tiện ích thanh toán không tiền mặt đến khách hàng Tất bật kinh doanh cuối năm, tiểu thương an tâm với giải pháp tài chính từ BVBank

ĐHĐCĐ LPBank: Chưa có kế hoạch bán vốn cho cổ đông ngoại

Sáng nay (27/4), Ngân hàng TMCP Lộc Phát – LPBank (mã LPB) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 nhằm thảo luận nhiều nội dung quan trọng, bao gồm kế hoạch kinh doanh năm 2025, phương án phân phối lợi nhuận năm 2024 và đề án thành lập công ty con chuyên về quản lý tài sản.

ĐHĐCĐ VietABank: Đặt mục tiêu lợi nhuận trên 1.300 tỷ đồng, tăng vốn điều lệ lên 11.582 tỷ đồng

Sáng ngày 26/4, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank – Mã CK: VAB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025, nhằm báo cáo kết quả kinh doanh năm 2024, định hướng kế hoạch kinh doanh năm 2025, cùng một số nội dung quan trọng khác.

8 cổ đông nắm hơn 29% vốn VietABank VietABank tăng mạnh vốn điều lệ, chuẩn bị kế hoạch lên sàn VietABank báo lợi nhuận quý I đạt 353 tỷ đồng, tăng trưởng 42,5%

ĐHĐCĐ MB: Mua cổ phiếu qũy để giữ niềm tin của nhà đầu tư

Hôm nay (ngày 26/4), Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) tổ chức họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 nhằm thảo luận và thông qua một loạt các vấn đề quan trọng bao gồm kế hoạch lợi nhuận năm 2025, phân phối lợi nhuận năm 2024, tăng vốn điều lệ,…

Sacombank bất ngờ lên kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu sau 10 năm Techcombank đề xuất chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10% MB công bố kết quả kinh doanh quý I/2025

ĐHĐCĐ Techcombank: Khẳng định sẽ đạt các mục tiêu đề ra nhờ nền tảng vững chắc, dự kiến IPO TCBS trong năm nay

Sáng nay (26/4), Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank, mã CK: TCB) tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 nhằm thông qua một loạt nội dung quan trọng bao gồm kế hoạch kinh doanh năm 2025, phương án phân phối lợi nhuận năm 2024, phát hành cổ phiếu ESOP,…

Hàng loạt ngân hàng tổ chức đại hội cổ đông trong tuần này, nhiều ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, Techcombank, MB... Techcombank duy trì phong độ ổn định trong quý I/2025, củng cố nền tảng tăng trưởng dài hạn Techcombank đề xuất chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%

ĐHĐCĐ Sacombank: Không mua lại SBS, đã thu hồi hơn 25,6 nghìn tỷ nợ nhóm ông Trầm Bê

Sáng nay (25/4), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - Mã: STB) tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 nhằm bàn luận và thông qua một loạt nội dung quan trọng bao gồm kế hoạch kinh doanh năm 2025, phương án phân phối lợi nhuận năm 2024, mua lại một công ty chứng khoán,…

Lộ diện 2 cổ đông mới sở hữu trên 1% vốn tại Sacombank Sacombank chưa chia cổ tức, đặt mục tiêu lãi 14.560 tỷ đồng trong 2025 Sacombank bất ngờ lên kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu sau 10 năm

MB công bố kết quả kinh doanh quý I/2025

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) vừa công bố BCTC quý I/2025, với lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 8.386 tỷ đồng, tăng mạnh 45% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là quý ghi nhận lợi nhuận cao nhất trong lịch sử hoạt động của ngân hàng.

Hàng loạt ngân hàng tổ chức đại hội cổ đông trong tuần này, nhiều ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, Techcombank, MB... Sacombank bất ngờ lên kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu sau 10 năm Techcombank đề xuất chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%

HDBank ra mắt tập đoàn tài chính, đặt mục tiêu lợi nhuận vượt 21.000 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - Mã: HDB) vừa tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 nhằm thảo luận một loạt các vấn đề quan trọng bao gồm kế hoạch kinh doanh năm 2025, niêm yết trái phiếu phát hành ra công chúng; chủ trương đầu tư mua bán tài sản cố định,…

HDBank tiếp tục huy động thành công 1.500 tỷ đồng từ trái phiếu HDBank công bố kết quả kinh doanh năm 2024, ROE cao trên 25,7% Hội nghị Nhà đầu tư HDBank: Bứt phá kinh doanh số cho mục tiêu trên 20.000 tỷ lợi nhuận

ĐHĐCĐ thường niên KienlongBank: Thông qua kế hoạch tăng trưởng 24% năm 2025

Ngày 25/4, Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank; UpCOM: KLB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 theo hình thức trực tuyến. Tại Đại hội, với tỷ lệ đồng thuận cao, cổ đông KienlongBank đã thông qua nhiều nội dung quan trọng liên quan đến chiến lược của ngân hàng trong thời gian tới.

KienlongBank có Phó Tổng Giám đốc mới Kienlongbank báo lợi nhuận quý IV gấp 4,4 lần cùng kỳ KienlongBank huy động 800 tỷ đồng từ trái phiếu

ĐHĐCĐ PGBank: Mục tiêu lợi nhuận hơn 1.000 tỷ đồng, tăng gấp đôi vốn điều lệ

Sáng ngày 24/4, Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank - mã: PGB) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 để thảo luận loạt vấn đề quan trọng, bao gồm kế hoạch kinh doanh năm 2025, phương án phân phối lợi nhuận năm 2024 và kế hoạch tăng vốn điều lệ.

PGBank báo lợi nhuận quý I giảm 17% Ba cổ đông lớn bất ngờ “xả” gần 6,5% vốn điều lệ PGBank (PGB) PGBank có nữ Chủ tịch mới