Chuyên gia: Trong ngắn hạn, nới biên độ tỷ giá là phù hợp

Theo chuyên gia, trong ngắn hạn, điều chỉnh này là cần thiết khi tỷ giá sẽ vẫn còn chịu nhiều áp lực từ bên ngoài khi Fed thực hiện tăng lãi suất trong tháng 11 và tháng 12, kết hợp với yếu tố nội tại, khi nguồn cung ngoại tệ sẽ gặp khó khăn trong quý 4.

Trong tuần trước, tỷ giá USD/VND đã chịu nhiều áp lực khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện các biện pháp bơm thanh khoản tiền Đồng. Tỷ giá trung tâm được NHNN điều chỉnh tăng mạnh ở tất cả các phiên, và chốt tuần trước tăng tới 119 đồng so với phiên cuối tuần trước đó, ở mức VND 23.531.

Tỷ giá niêm yết tại các NHTM gần như đã ở mức kịch trần 3% so với tỷ giá trung tâm, quanh mốc VND 24.230. Tỷ giá liên ngân hàng tăng vượt mốc VND 24.000, cao hơn nhiều so với mức tỷ giá bán tại Sở Giao dịch NHNN và NHNN đã phải tiếp tục can thiệp thông qua việc bán ngoại tệ từ dữ trự ngooại hối, tuy nhiên ở mức tương đối hạn chế.

Trên thực tế, trong phiên đầu tuần này, NHNN đã quyết định nới biên độ giao dịch từ +/-3% lên +/-5% và tăng mạnh giá mua giao ngay từ VND 23.925 lên VND 24.380, tương đương mức tăng tới 455 đồng. Đây là bước tăng mạnh chưa từng thấy của Nhà điều hành trong nhiều năm qua.

Đây cũng là lần thứ ba liên tiếp chỉ trong vòng hơn một tháng qua NHNN tiến hành điều chỉnh tăng giá bán USD nhằm phù hợp với biến động mạnh và liên tục gia tăng của tỷ giá USD/VND trong thời gian gần đây. Hai lần điều chỉnh trước được ghi nhận vào ngày 7/9, với mức tăng từ VND 23.400 lên VND 23.700 (tăng 300 đồng) và ngày 30/9, tăng tiếp từ VND 23.700 lên VND 23.925 (tăng 225 đồng).

Tựu chung qua 3 lần điều chỉnh, giá bán USD từ Sở Giao dịch NHNN đã tăng tổng cộng tới 980 VND, tương đương mức tăng 4,19%.

Ngay sau động thái quyết liệt của Nhà điều hành, giá USD tại các ngân hàng thương mại đồng loạt được điều chỉnh tăng rất mạnh, hiện giao dịch quanh vùng VND 24.500, tương đương với việc tiền Đồng đã mất giá gần 7% so với cuối năm 2021.

Quảng cáo

Theo đánh giá của TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh đồng USD đã tăng giá rất mạnh thời gian qua do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục tăng lãi suất với cường độ cao, hầu hết các đồng tiền trên thế giới đã mất giá mạnh so với USD thì việc Việt Nam phải điều chỉnh giá trị đồng tiền là khó tránh.

Bên cạnh giải pháp tăng lãi suất điều hành như Nhà điều hành đã thực hiện, việc phối hợp các chính sách khác, trong đó có chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoán để hạn chế bán ngoại tệ ra thị trường nhằm cân bằng cung cầu là cần thiết.

Chuyên gia cũng cho rằng, biên độ biến động tỷ giá +/-3% đã có từ năm 2015 và cần điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới.

Bên cạnh áp lực từ việc đồng USD mạnh lên, TS. Nghĩa cho rằng, sức ép từ cán cân vãng lai cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến NHNN phải điều chỉnh biên độ tỷ giá.

“Mặc dù cán cân thương mại nước ta vẫn thặng dư tương đối, nhưng cán cân dịch vụ thâm hụt lớn trong khi cán cân tài chính cũng đang trong trạng thái yếu”, chuyên gia phân tích.

Đồng quan điểm, trong báo cáo mới phát hành, các chuyên gia phân tích tại SSI Research cho rằng, trong ngắn hạn, điều chỉnh này là cần thiết khi tỷ giá sẽ vẫn còn chịu nhiều áp lực từ bên ngoài khi Fed thực hiện tăng lãi suất trong tháng 11 và tháng 12, kết hợp với yếu tố nội tại, khi nguồn cung ngoại tệ sẽ gặp khó khăn trong quý 4 (xuất khẩu yếu đi, kiều hối chậm lại).

Trong khi đó, biện phát can thiệp từ NHNN sẽ khá hạn chế, khi dự trữ ngoại hối không còn quá dồi dào và nếu tăng lãi suất quá mạnh cũng sẽ tác động lớn đến trạng thái ổn định của nền kinh tế, vốn đang ở vị thế khá khó khăn.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

“Không lo thiếu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp”

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ không lo thiếu. Nếu ngân hàng thương mại thiếu vốn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp tái cấp vốn hoặc có hình thức cụ thể để hỗ trợ nguồn lực.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy? Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “bơm” mạnh tiền vào hệ thống

3,15 triệu tỷ đồng rót vào bất động sản, nhà băng nào đang cho vay nhiều nhất?

Tính tới cuối quý III/2024, có 3,15 triệu tỷ đồng đã được các ngân hàng cho vay đối với hoạt động kinh doanh bất động sản. Trong số các ngân hàng công bố danh mục cho vay theo ngành nghề, Techcombank có tỷ trọng cho vay lĩnh vực này cao nhất.

Bốn tác động lên ngân hàng Việt khi ông Trump làm Tổng thống Mỹ Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy?

BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029

Ngày 18/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong mối quan hệ giữa hai đơn vị.

BIDV đồng hành với chương trình giáo dục tài chính cá nhân đầu tiên cho sinh viên BIDV và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác

Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp

Để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn kịp thời, Sacombank triển khai dịch vụ “Giải ngân trực tuyến” trên hệ thống Ngân hàng điện tử (Internet Banking) tại www.isacombank.com.vn, cho phép khách hàng nhận vốn vay nhanh chóng. Đây là một bước tiến mới nhằm số h

Sacombank đạt chứng nhận quốc tế PCI DSS 11 năm liền Bức tranh toàn cảnh Sacombank 10 năm qua

HDBank đạt 3 giải thưởng tại cuộc bình chọn "Doanh nghiệp niêm yết 2024"

HDBank đã xuất sắc đạt ba giải thưởng danh giá tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết (VLCA) 2024, tiên phong trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và cam kết minh bạch thông tin, quản trị chuyên nghiệp.

Bảng xếp hạng ROE ngân hàng quý 3/2024: HDBank tiếp tục dẫn đầu, MB áp sát ACB, Techcombank đang trở lại Lãi suất ngân hàng HDBank mới nhất tháng 11/2024: Gửi online 18 tháng có lãi suất cao nhất