Chuyên gia: Chưa đến lúc bàn chuyện phá giá đồng VND

Theo chuyên gia, ở thời điểm hiện tại, chúng ta không nên tranh luận có nên phá giá đồng VND hay không, mà điểm mấu chốt là phải kiểm soát được thị trường ngoại hối thông qua thị trường tự do và liên ngân hàng.

Đồng VND liên tục mất giá

Từ 2016, Việt Nam áp dụng điều hành tỷ giá theo cơ chế neo trườn biên độ, chế độ neo tỷ giá có điều chỉnh đã tạo ra nhiều thuận lợi cho hoạt động các doanh nghiệp, đồng thời, giúp duy trì ổn định vĩ mô nền kinh tế.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, đồng đô la Mỹ mạnh lên đã gây áp lực lên tỷ giá hối đoái của Việt Nam. Đến ngày 30/9, tỷ giá tại các ngân hàng thương mại đã vượt mốc lịch sử 24.000 VND/USD trong khi tỷ giá liên ngân hàng cũng tăng rất mạnh, lên 23.870 VND/USD, vượt xa so với mức bán giao ngay của Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là 23.700 VND.

Trong bối cảnh đó, ngày 30/9, NHNN đã quyết định tăng mạnh giá bán ra USD từ mức 23.700 VND lên 23.925 VND; bước tăng 225 VND cũng là mạnh ít thấy trong nhiều năm qua.

Đây là lần thứ hai liên tiếp chỉ trong vòng một tháng Nhà điều hành nâng mức giá bán ra này. Mức điều chỉnh liền trước là vào ngày 7/9, từ 23.400 VND lên 23.700 VND.

Cũng trước sự leo thang liên tục của đồng USD trên thị trường quốc tế, NHNN đã liên tục bán ngoại tệ từ dự trữ ngoại hối để ổn định thị trường ngoại tệ. Theo thống kê của một số tổ chức, lượng ngoại tệ mà NHNN đã phải đưa ra để can thiệp đã vượt ngưỡng 20 tỷ USD, tương đương khoảng 20% tổng dự trữ ngoại hối.

Không nên phá giá đồng VND

Trong bối cảnh đồng USD trên thị trường thế giới liên tục tăng cao, nhiều ý kiến cho rằng, đã đến lúc phải phá giá đồng VND để hỗ trợ tăng trưởng xuất khẩu. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, cũng có quan điểm cho rằng việc bàn đến phá giá lúc này là chưa phù hợp.

Phân tích về vấn đề này, Nguyễn Minh Tuấn, CEO công ty AFA Capital cho biết, với những quốc gia có thương mại và kiểm soát dòng vốn thoải mái, thì họ đã thả nổi hoàn toàn tỷ giá như Mỹ, Nhật Bản, hoặc trường hợp đồng nội tệ quá yếu, đã bị đô la hóa hoàn toàn.

Cùng với đó là những liên minh tiền tệ như EU, hay một số đồng tiền neo cố định như Hồng Kông, Brunei.

Ở một số nước Đông Nam Á hoặc Đông Á, điều hành theo cơ chế thả nổi có quản lý, còn riêng Việt Nam và Trung Quốc, việc thả nổi có quản lý nhưng trong một biên độ nhất định, khoảng cộng trừ 3%.

“Phải hiểu về cơ chế điều hành tỷ giá của Việt Nam thì chúng ta mới có thể đưa ra nhận định có dùng từ phá giá hay không phá giá, đồng thời thấy được mức độ linh hoạt trong cơ chế điều hành tỷ giá sẽ phụ thuộc vào nền kinh tế, vốn hóa của nền kinh tế cũng như mức độ tham gia vào thương mại thế giới”, ông Tuấn nói.

Quảng cáo

Từ 2016 đến nay, NHNN áp dụng cơ chế điều hành tỷ giá trung tâm. Để tính ra tỷ giá này, Nhà điều hành dựa vào 3 trụ cột bao gồm thị trường liên ngân hàng; Biến động của rổ 8 đồng tiền tại các quốc gia có quan hệ thương mại đầu tư lớn với Việt Nam bao gồm USD, EUR CNY JPY SGD KRW THB TWD; Và các cân đối kinh tế vĩ mô tiền tệ phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ.

Theo CEO AFA Capital, trước năm 2016, Việt Nam giữ cơ chế tỷ giá cố định và không linh hoạt, dẫn đến khi sức ép ở thị trường liên ngân hàng chạm trần, thì toàn bộ thị trường không giao dịch nữa và đợi NHNN hoặc phá giá hoặc bán ra ngoại tệ.

Tuy nhiên, vào thời điểm đó, dự trữ ngoại hối của Việt Nam còn chưa linh hoạt nên cũng không có chuyện bán ngoại hối ra. Tác hại của điều này là tạo ra tâm lý cho những nhà xuất khẩu có USD sẽ không muốn bán ra trong khi ngoài thị trường tự do người dân cũng sẽ có hiện tượng găm giữ ngoại tệ, chờ thời điểm NHNN phá giá đồng VND.

“Cơ chế này khá cứng nhắc, không theo diễn biến thị trường, chính vì vậy từ năm 2016 trở đi NHNN đã có sự thay đổi trong cơ chế điều hành. Khi bắt đầu cơ chế tỷ giá trung tâm, điều tiết của NHNN sẽ thông qua việc mua vào bán ra một cách linh hoạt tùy theo diễn biến trên thị trường”, ông Tuấn lý giải.

Trong vấn đề điều hành tỷ giá, chuyên gia cho rằng, có ba đối tác chính trên thị trường bao gồm thị trường liên ngân hàng, thị trường tự do và NHNN.

“Ở thời điểm hiện tại, chúng tôi đang thấy rằng, muốn điều hành thì chúng ta phải xem lại thị trường tự do và đường thông giữa ngân hàng thương mại với thị trường tự do.

Thứ hai, là xem lại trạng thái ngoại hối của các ngân hàng. Do đó, chúng ta không nên tranh luận có nên phá giá đồng VND hay không, mà điểm mấu chốt là phải kiểm soát được thị trường ngoại hối thông qua hai thị trường trên”, ông Tuấn nói.

Cũng theo chuyên gia, tỷ giá rất ảnh hưởng đến các vấn đề như lạm phát, nợ công và cán cân tổng thể xuất nhập khẩu. Vì vậy, các biểu hiện trên thị trường hiện nay chưa đến mức phải dùng từ phá giá. Đặc biệt, ngân hàng được mua ngoại tệ từ NHNN phải phục vụ nhu cầu thanh toán thực chứ không phải để đầu cơ.

Về mối tương quan giữa tỷ giá và lạm phát, từ năm 2016, mỗi đợt tỷ giá tăng đều ảnh hưởng đến lạm phát ngay tại thời điểm đó. Tuy nhiên đến nay, Chính phủ đang kiểm soát lạm phát tốt với các chính sách như giảm thuế điều hành giá xăng dầu.

Dù vậy, chuyên gia cũng cho rằng, nếu không kiểm soát lạm phát tốt thì khi tỷ giá tăng, lạm phát của năm 2023 sẽ là một vấn đề lớn.

Ở góc độ rộng hơn, tỷ giá còn tác động đến tổng nợ công của Việt Nam. Bởi, với lượng dư nợ không đổi nhưng phải bỏ một lượng tiền nhiều hơn để trả nợ, dư nợ không tăng nhưng quy đổi ra USD thì khối lượng nợ tăng lên.

Một tín hiệu đáng mừng, theo báo cáo, đến năm 2021, nợ công của Việt Nam đã giảm xuống còn 43,1% GDP, trong mức cho phép của Quốc hội là không quá 60%. Tỷ trọng vay ngoại tệ cũng chỉ chiếm khoảng 32,8%, còn lại là vay nội tệ. Theo đó, việc tỷ giá tăng cũng chưa ảnh hưởng quá nhiều đến phần nợ công.

“Thị trường trái phiếu Chính phủ đã rất phát triển trong thời gian gần đây, khiến nợ vay Chính phủ đang chuyển dần về đồng nội tệ. Do vậy, nếu chúng ta kiểm soát tốt lạm phát và lãi suất thì sẽ kiểm soát được nợ công và giảm dần sự phụ thuộc vào tỷ giá đô - đồng”, chuyên gia nhận định.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

LPBank lên kế hoạch chia cổ tức tỷ lệ 25% bằng tiền, thành lập LPBank AMC

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, LPBank sẽ trình kế hoạch kinh doanh với lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt gần 15.000 tỷ đồng, đồng thời đề xuất chia cổ tức tiền mặt lên tới 25% – mức trả bằng tiền mặt cao nhất trong khối ngân hàng hiện nay.

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ đồng Năm 2024, LPBank đạt lợi nhuận 12.168 tỷ đồng, tổng tài sản tăng gần 35% Ông Phạm Phú Khôi đảm nhận vai trò Phó Chủ tịch HĐQT của LPBank

Tăng trưởng tín dụng khởi sắc, đạt 2,49% trong quý I

Tăng trưởng tín dụng khởi sắc trong quý I/2025, vượt xa cùng kỳ năm trước, phản ánh những nỗ lực điều hành của Ngân hàng Nhà nước trong việc khơi thông dòng vốn cho nền kinh tế.

ĐHĐCĐ VIB: Thông qua kế hoạch chia cổ tức 21%, kế hoạch tăng trưởng tín dụng 22% Tín dụng bất động sản được nới lỏng trên cơ sở thận trọng Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Khu vực 12 đạt 0,86%

Ngân hàng số thế hệ mới – Cơ hội sở hữu “viên ngọc quý” cho nhà đầu tư ngoại?

Lần đầu tiên về mặt lý thuyết, các nhà đầu tư đến từ các quốc gia có khả năng tiếp cận quyền sở hữu 100% đối với một giấy phép ngân hàng — trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước đã tạm dừng cấp phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài kể từ năm 2017.

Một ngân hàng đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2025 tăng trưởng tới 131% Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Khu vực 12 đạt 0,86% Ngân hàng tạo sức bật cho thị trường, sóng khoáng sản được tái kích hoạt

MB phát động chương trình trồng 1 triệu cây xanh cho Trường Sa

Ngày 2/4, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) phối hợp cùng Quân chủng Hải quân phát động chương trình “HiGreen Trường Sa” với mục tiêu trồng một triệu cây xanh tại huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam.

MB có thêm 2 cổ đông nắm trên 1% vốn Định giá thương hiệu MB đạt gần 1,6 tỷ USD, tăng 59 bậc lên vị trí 168 trong Top 500 ngân hàng giá trị nhất toàn cầu 2025 của Brand Finance MB tăng tốc gói vay "Dream Home" – Giúp người trẻ chạm tay vào tổ ấm

Vietbank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 55%, sẽ chuyển sàn trong năm 2025 - 2026

Năm 2025, Vietbank dự kiến lợi nhuận trước thuế đạt 1.750 tỷ đồng, tăng 55% so với kết quả 2024. Nhà băng này cũng cho biết sẽ cân nhắc lựa chọn thời điểm chuyển lên sàn HOSE vào năm 2025 hoặc 2026.

25 cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ Vietbank Vietbank mua lại hai lô trái phiếu với tổng giá trị 400 tỷ đồng

MSB lên kế hoạch thoái vốn TNEX Finance, mua lại một công ty chứng khoán

MSB sẽ trình cổ đông thông qua phương án tìm kiếm đối tác chiến lược để chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn tại TNEX Finance nhằm tối ưu nguồn lực và tập trung vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.

9 cổ đông nắm gần 34% vốn của MSB MSB phải vượt nhiều thách thức để hoàn thành mục tiêu lợi nhuận năm Rox Key Holdings đăng ký bán hơn 24 triệu cổ phiếu MSB