Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân: Lợi thế quỹ đất giúp công ty đi trước đơn vị khác 2 năm

Lãnh đạo công ty nêu hai điều kiện thuận lợi của Hoàng Quân, một là chính sách phát triển nhà ở xã hội, hai là lợi thế quỹ đất hoàn chỉnh pháp lý.

Chủ tịch HQC Trương Anh Tuấn chia sẻ với cổ đông
Chủ tịch HQC Trương Anh Tuấn chia sẻ với cổ đông

Chia sẻ với cổ đông tại đại hội tổ chức ngày 22/4 tại TP.HCM, ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân (HQC) nhìn nhận, dù còn đối diện nhiều thách thức nhưng với các chính sách đang "ủng hộ" phát triển nhà ở xã hội, với lợi thế quỹ đất sẽ giúp công ty đạt được kết quả kinh doanh tích cực.

Ông Tuấn nêu 3 thách thức khó khăn chính. Thứ nhất, sau năm 2022 không đạt kế hoạch, công ty đặt mục tiêu 2023 với doanh thu 1.700 tỷ, lợi nhuận 140 tỷ, lần lượt gấp 5,1 lần và 7,4 lần kết quả năm 2022. Ông Tuấn đánh giá đây là con số thách thức.

Thứ hai, chính sách luôn có độ trễ. Cá nhân ông Tuấn và ban lãnh đạo công ty đã làm việc với Chính phủ, tổ công tác của Chính phủ, Bộ Xây dựng, ngân hàng, nhận thấy để tiếp cận được gói 120.000 tỷ cũng phải trải qua nhiều thủ tục.

Thứ ba, biên lợi nhuận làm nhà ở xã hội hiện quy định quá thấp, chỉ 10%. Trong khi các điều kiện để có được lợi nhuận 10% cũng chưa rõ ràng.

Bên cạnh đó, việc đăng ký giá bán cố định trước đây, hiện đưa vào có lợi nhuận là bài toán thách thức trong lúc này. Bởi lạm phát tăng cao, giá vật tư tăng cao. Đặc biệt thu nhập của người dân, người mua nhà thấp đi so với các năm trước.

“Có nhiều thách thức, khó khăn, tuy nhiên, tôi cảm nhận 10 năm nay mới có lại điều kiện thuận lợi như hiện nay. Thứ nhất, cơ chế chính sách. Thứ hai điểm mạnh Hoàng Quân đó là đã có sẵn quỹ đất, giấy phép xây dựng, có hàng chục dự án đã hoàn thiện pháp lý”, Chủ tịch HQC nêu.

Ông Tuấn đề cập, công ty cùng các đơn vị liên kết đã làm 10.000 căn hộ, sắp tới đăng ký làm 50.000 căn trong gói đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội. Với lợi thế quỹ đất, HQC đi trước các đơn vị khác ít nhất 2 năm, liên quan công tác đấu thầu đấu giá. Theo đó, sẽ biến khó khăn thành cơ hội, biến thách thức thành thuận lợi.

Chủ tịch Hoàng Quân cũng chỉ ra 3 vấn đề mà công ty đang tập trung giải quyết và cố gắng chậm nhất năm 2024 sẽ hoàn thành. Một là vấn đề nợ thuế, hai là thặng dư vốn cổ phần, ba là đưa giá cổ phiếu về mệnh giá 10.000 đồng/CP.

Chủ tịch Hoàng Quân cho rằng, giá cổ phiếu của công ty đang rẻ hơn giá trị sổ sách. Vốn của HQC là đầu tư dài hạn tại các dự án. Với gói 120.000 tỷ đồng, HQC sẽ có dòng tiền mạnh giúp công ty thu hồi vốn đầu tư.

“Do đó, sang năm giá trị sổ sách chắc chắn sẽ tăng. Tôi tự tin giá cổ phiếu HQC sẽ về lại mức 10.000 đồng/CP trong thời gian từ đây đến năm 2024”, ông Tuấn nêu.

Quảng cáo

Ông Tuấn công bố, kể từ ngày tổ chức đại hội, cổ đông công ty (gồm cả những người đã từng nắm cổ phiếu HQC) khi giới thiệu khách hàng mua sản phẩn nhà ở xã hội, giao dịch thành công thì sẽ được nhận hoa hồng 1%, đồng thời người mua cũng được giảm 1%, có thể nhận bằng tiền mặt hoặc giảm trực tiếp vào giá bán.

Tiềm năng từ thương vụ hợp tác với Thành phố Vàng

Là doanh nghiệp đi đầu trong triển khai làm nhà ở xã hội. Tại đại hội, cổ đông đặt nhiều câu hỏi với lãnh đạo Hoàng Quân liên quan tới các chính sách phát triển nhà ở xã hội được công bố gần đây.

Đề cập tới gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, ông Trương Anh Tuấn đánh giá, hiện nay, chính sách đã mạnh và mang tính lâu dài hơn trước. Với HQC, đa phần các dự án đều là NOXH nên với gói 120.000 tỷ thì HQC và các đơn vị liên kết sẽ được hưởng nguồn tiền rất lớn. Hầu hết quỹ đất của công ty đều đã có pháp lý đầy đủ.

“Công ty đã làm việc với 5 ngân hàng, hầu hết dự án của công ty đầu tư đều được vay vốn. Đặc biệt, những dự án đã hoàn thành cũng được vay vốn. Các khách hàng chưa tiếp cận gói 30.000 tỷ sẽ được tiếp cận gói 120.000 tỷ mới. Cái cần vượt qua lúc này là mong thủ tục pháp lý của nhà nước ngắn gọn, thông thoáng hơn”, ông Tuấn nói.

Nói về cơ sở cho kế hoạch kinh doanh 2023, Chủ tịch HQC đánh giá, năm 2022 là năm khó khăn của thị trường bất động sản. Tuy nhiên, 2023 là năm rất sáng của HQC với tiềm năng từ thương vụ hợp tác với CTCP Đầu tư Thành phố Vàng tại dự án HQC Tây Ninh. Riêng dự án ở Tây Ninh có thể góp doanh thu 1.000 tỷ đồng.

“Theo đó, kế hoạch 2023 là có cơ sở, đây là con số tối thiểu đối với nguồn vốn hiện tại của công ty. Doanh thu và lợi nhuận năm nay chắc chắn cao hơn năm 2022”, ông Tuấn chia sẻ.

Theo lãnh đạo công ty, 2023 doanh thu bất động sản ước đạt 650 tỷ đồng, trong đó dự án KĐT mới Trà Vinh dự kiến đóng góp 400 tỷ đồng, dự án HQC Tân Hương 200 tỷ đồng, và dự án HOF-HQC Hồ Học Lãm 50 tỷ đồng.

Mảng hợp tác đầu tư bất động sản sẽ giữ vai trò chủ lực, dự kiến đem về 1.050 tỷ đồng doanh thu, gồm 200 tỷ đồng dự án KDC Bình Minh, 200 tỷ đồng dự án KCN Hàm Kiệm, 550 tỷ đồng dự án Golden City, và 100 tỷ đồng dự án KĐT mới Nam Phan Thiết.

Ông Trương Anh Tuấn cho biết, cốt lõi của HQC là NOXH. Việc giữ vị trí dẫn đầu hiện nay đang gặp khó khăn khi nhiều doanh nghiệp lớn cũng đã tham gia thị trường. Theo đó, chiến lược mua Thành phố Vàng nằm trong kế hoạch để HQC giữ vị thế dẫn đầu.

Vị này nêu, điểm khó của làm NOXH là lợi nhuận thấp, sắp tới chỉnh sửa về Luật Đất đai, HQC sẽ có cơ hội đạt mức lợi nhuận từ 10% trở lên chứ không phải dưới 10% như hiện nay.

Với những chính sách được Chính phủ ủng hộ, thích hợp với xu thế phát triển của xã hội cùng thế mạnh có sẵn trong lĩnh vực phát triển NOXH, công ty sẽ chú trọng đẩy mạnh tìm kiếm thêm dự án, phát triển, hoàn thiện các dự án NOXH, nhà ở cho công dân tại các Khu công nghiệp (KCN).

Bên cạnh đó, công ty cũng sẽ đẩy mạnh hoàn thiện, phát triển các KCN. Theo Nghị định ngày 28/5/2022 của Chính phủ quy định về quản lý KCN và khu kinh tế, công ty cũng nghiên cứu xây dựng, phát triển theo hướng KCN sinh thái nhằm cùng nỗ lực giảm thiểu chất thải và ô nhiễm, chia sẻ tài nguyên hiệu quả và giúp phát triển bền vững.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Hòa Phát đang chuẩn bị nhân lực và thép chất lượng cao để tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Ở thời điểm hiện tại, bên cạnh việc có thể sản xuất được những loại thép có chất lượng cao hơn cả thép cho cao tốc, Hòa Phát đã bắt đầu nỗ lực nghiên cứu và cho người đi tìm hiểu công nghệ liên quan đến đường sắt ở các nước đã làm tàu cao tốc.

Sáng nay chính thức trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 67 tỷ USD Chủ tịch FECON: "Nhà thầu nội đủ năng lực tham gia làm đường sắt tốc độ cao"

Doanh thu đi ngang dù số cửa hàng tăng, tốc độ tăng trưởng của Bách Hóa Xanh đang chững lại?

Từ tháng 6 cho đến tháng 10, chuỗi Bách Hóa Xanh đã mở thêm 34 cửa hàng song doanh thu vẫn ở quanh mức 3.600 tỷ đồng/tháng và doanh thu bình quân trong tháng duy trì khoảng 2,1 tỷ đồng/cửa hàng.

CEO Bách Hóa Xanh: Đã tìm ra 80% công thức thành công để mở rộng chuỗi cửa hàng MWG báo quý III hơn 800 tỷ đồng, sau Bách Hóa Xanh đến lượt EraBlue "đem tiền về cho mẹ"

Chủ Trung tâm hội nghị GEM Center, dự án đang thế chấp cho MB Bank bị UBCKNN phạt 92,5 triệu đồng

Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định số 377/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần In Hospitality, chủ dự án Trung tâm hội nghị GEM Center hiện đang được thế chấp cho MB Bank.

Sau khi nhà sáng lập bị bắt, Telegram đồng ý cung cấp dữ liệu người dùng vi phạm cho chính phủ Hà Nội giao công an phát hiện vi phạm trong công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Giá trị thị trường của tập đoàn hàng đầu châu Á "bốc hơi" hơn 20 tỷ USD

Giá trị thị trường của Adani "bốc hơi" hơn 20 tỷ USD, sau khi các cáo buộc hối lộ của Mỹ nhằm vào một trong những người giàu nhất Ấn Độ đã khiến giá cổ phiếu các doanh nghiệp trong tập đoàn lao dốc.

Sau Hoa Sen, thêm một doanh nghiệp thép báo lỗ hơn trăm tỷ, cổ phiếu "bốc hơi" 40% trong vòng 3 tháng Giá vàng SJC "bốc hơi" theo thế giới

Vinhomes chi 11.000 tỷ đồng cho thương vụ mua cổ phiếu “khủng” nhất thị trường

Sau 22 phiên giao dịch (từ ngày 23/10 - 21/11), Vinhomes đã mua tổng cộng gần 247 triệu cổ phiếu quỹ, giá trị giao dịch ước tính khoảng 11.000 tỷ đồng. Số cổ phiếu quỹ Vinhomes mua được chiếm 66,75% tổng khối lượng đăng ký.

Sau thương vụ mua cổ phiếu “khủng” của Vinhomes, thêm một doanh nghiệp mua lại lượng lớn cổ phiếu quỹ Vinhomes tách doanh nghiệp trong mảng đầu tư khu công nghiệp thành 3 công ty con

Novaland chấm dứt hợp đồng kiểm toán với PWC sau một thập kỷ, "chê" không đáp ứng yêu cầu cần thiết

Novaland đánh giá dịch vụ kiểm toán do PwC Việt Nam cung cấp trong thời gian qua không đáp ứng yêu cầu cần thiết để thực hiện và đảm bảo tiến độ kiểm toán, soát xét BCTC theo quy định về công bố thông tin đối với công ty niêm yết.

Novaland bổ nhiệm 2 Phó Tổng Giám đốc mới Diễn biến bất ngờ tại Novaland: Cổ phiếu tăng vọt, gần 10 triệu đơn vị đã trao tay

DNSE được vinh danh thành viên tiêu biểu về giao dịch chứng khoán phái sinh

Vừa qua, tại Hội nghị thành viên 2024 của Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC) diễn ra tại Đà Lạt (Lâm Đồng), Chứng khoán DNSE được vinh danh top 10 thành viên tiêu biểu trong hoạt động thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh.

Chứng khoán MBS và DNSE liên tục mở rộng được thị phần môi giới phái sinh Quý III, lợi nhuận sau thuế DNSE tăng 10% so với cùng kỳ