Chính sách tài khoá mở rộng có thể kết thúc trong năm nay

Chính sách tài khoá mở rộng như giãn, giảm thuế, phí có thể kết thúc trong năm nay, thay vào đó, điều hành tài khóa sẽ bước vào chu kỳ mới, theo hướng thắt chặt, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết.

bo-truong-bo-tai-chinh20240716124702.jpg?rt=20240716124704
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc (Ảnh Mof)

Tại hội nghị đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2024 diễn ra vào ngày 15/7, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, việc duy trì chính sách tài khóa mở rộng (giãn, giảm thuế, phí) nên kết thúc trong năm nay. Thay vào đó, điều hành tài khóa sẽ bước vào chu kỳ mới, theo hướng thắt chặt. Tức là, cơ quan quản lý tập trung vào gỡ vướng cho doanh nghiệp, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, thay vì giảm thuế, phí như hiện nay. Việc này nhằm đảm bảo an toàn tài chính công, có nguồn lực cải cách tiền lương.

Mỗi năm Chính phủ dành gần 200.000 tỷ đồng cho giãn, giảm tiền thuế, phí, tiền thuê đất. Năm 2024 là năm thứ 4 thực hiện chính sách này.

Theo Bộ trưởng, giải pháp hỗ trợ cần căn cơ hơn, đặc biệt là tăng giải ngân đầu tư công. Theo số liệu của Kho bạc Nhà nước, tỷ lệ giải ngân 6 tháng đầu năm mới đạt 28,8%. Các thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án vẫn vướng.

"Không tháo gỡ, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công sẽ khó thúc đẩy phát triển kinh tế, ảnh hưởng các ngành phụ trợ", Bộ trưởng Phớc nói.

Quảng cáo

Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, một đồng vốn công được giải ngân sẽ kéo theo 2 đồng vốn cho đầu tư xã hội. Hiện tại vốn đầu tư công để tại Kho bạc Nhà nước là hơn 1 triệu tỷ đồng, trong đó vốn vay ODA có lãi suất là 6% - thấp hơn lãi thương mại doanh nghiệp đi vay (10-12% một năm). Do đó, vốn công ách tắc sẽ tác động đến đầu tư xã hội, lãng phí nguồn lực.

Bộ trưởng cũng cho biết, nửa đầu năm, thu ngân sách đạt hơn 1 triệu tỷ đồng. Mức này bằng 61% dự toán và tăng gần 18% so với cùng kỳ 2023. Tăng trưởng kinh tế đạt 6,42%, trong khi lạm phát ở ngưỡng 4,08%.

Xuất khẩu nửa đầu năm đạt trên 190 tỷ USD, trong đó dệt may đóng góp hơn 16 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu tăng 14,5% so với cùng kỳ, gấp 2-3 tốc độ tăng trưởng tiêu dùng cuối cùng hay tích lũy tài sản. Khu vực dịch vụ tăng 6,64% với xu hướng phục hồi tích cực của du lịch, bán buôn, bán lẻ.

Song, theo Bộ trưởng, doanh nghiệp vẫn khó khăn, số đóng cửa, giải thể vẫn lớn. "Doanh nghiệp lớn không có tiền, nhỏ không có việc", ông nói.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch & Đầu tư), nửa đầu năm, khoảng 110.300 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Tức là, bình quân mỗi tháng 18.400 đơn vị đóng cửa. Số này thấp hơn so với 19.900 đơn vị đăng ký thành lập mới, quay lại hoạt động mỗi tháng từ đầu năm. Tuy nhiên, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp vẫn khó khăn.

Liên quan đến thị trường bất động sản, tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, cần có giải pháp hỗ trợ thị trường bất động sản và quản lý lĩnh vực này chặt hơn, gắn với quản nghĩa vụ thuế khi làm dự án. Ước tính số nợ tiền sử dụng đất liên quan tới đất đai là 89.000 tỷ đồng. Việc này tiềm ẩn nguy cơ thất thu ngân sách, bất ổn xã hội khi người dân nộp tiền cho chủ đầu tư nhưng không được giao tài sản, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong khi, doanh nghiệp đã thu tiền, làm việc khác.

Theo thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

UOB điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam

Trước những rủi ro suy giảm đáng kể, Ngân hàng UOB điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 xuống còn 6,0%, giảm 1 điểm phần trăm so với mức dự báo trước đó là 7,0% và thấp hơn so với mức tăng trưởng thực tế 7,09% trong năm 2024.

GDP Việt Nam ảnh hưởng ra sao sau quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ? GDP của Pháp sẽ giảm hơn 0,5 điểm phần trăm vì thuế quan Mỹ GDP quý I/2025 của Việt Nam tăng 6,93%, cao nhất trong vòng 6 năm

Vượt lên nguy cơ thuế quan, Việt Nam tiếp tục hấp dẫn vốn FDI

Theo ông David Jackson, Tổng Giám đốc Avison Young Việt Nam, vượt lên những nguy cơ từ thuế quan của Mỹ, Việt Nam vẫn giữ vững vị thế là điểm đến thu hút đầu tư FDI hấp dẫn trong khu vực.

FDI toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 41.000 tỷ USD, Mỹ dẫn đầu trong thu hút FDI FDI - mảnh ghép chiến lược trong tăng trưởng của VPBank

Thủ tướng: Giải quyết tối đa, thỏa đáng các vấn đề thương mại mà Hoa Kỳ quan tâm, nhất là xuất xứ hàng hóa, hàng rào phi thuế quan, sở hữu trí tuệ

Thủ tướng yêu cầu trong ngày mai, thành lập đoàn đàm phán với phía Hoa Kỳ do Bộ trưởng Công Thương làm trưởng đoàn, xây dựng kịch bản, phương án phù hợp, tinh thần là bảo đảm tối đa lợi ích quốc gia, dân tộc và lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.

Sự thật về việc Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ? Nóng: Thuế quan đối ứng của Mỹ với hơn 80 nền kinh tế chính thức có hiệu lực

Giá dầu thế giới quay đầu giảm mạnh do căng thẳng Mỹ-Trung

Phiên 10/4, giá dầu giảm hơn 2 USD/thùng, xóa bỏ đà tăng của phiên trước đó, khi các nhà đầu tư đánh giá lại việc tạm dừng áp thuế quan diện rộng của Mỹ và chú ý đến căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.

Giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp của gần 4 năm Chiều 8/4, giá dầu tăng khoảng 1% sau khi chạm đáy gần 4 năm

Giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp của gần 4 năm

Phiên giao dịch này đã ghi nhận sự biến động mạnh khi giá có lúc giảm hơn 3 USD/thùng, nhưng sau đó lại tăng hơn 1 USD/thùng sau khi có thông tin cho rằng Mỹ đang xem xét tạm dừng áp thuế 90 ngày.

Giá dầu giảm mạnh do lo ngại về thuế quan mới của Mỹ Giá dầu tiếp tục lao dốc do lo ngại chiến tranh thương mại toàn cầu

Thủ tướng: Đề nghị phía Hoa Kỳ hoãn áp thuế với Việt Nam ít nhất 45 ngày

Tối 7/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành để cập nhật tình hình với các diễn biến mới, tiếp tục thảo luận về các giải pháp sau khi phía Hoa Kỳ vừa công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Thị trường Mỹ siết thuế 46%, doanh nghiệp Việt cần tận dụng tốt thế mạnh sẵn có Chứng khoán Mỹ rung lắc dữ dội xung quanh "tin giả" ông Trump hoãn đánh thuế châu Á: Nhà đầu tư như chơi "tàu lượn siêu tốc"