Cao tốc Cam Lộ - La Sơn sắp thoát cảnh "vùng lõm" sóng di động

Các trạm BTS mới được đưa vào hoạt động giải quyết bài toán không có sóng điện thoại trên tuyến cao tốc mới khánh thành.

Cao tốc Cam Lộ - La Sơn được khánh thành vào cuối năm 2022. Tuyến đường có tổng chiều dài 98,3 km, nối tỉnh Quảng Trị với Thừa Thiên Huế.

Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 6.675 tỷ đồng, với quy mô hai làn xe, bề rộng nền đường là 12m, riêng các đoạn vượt xe có quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường là 23 m ở giai đoạn đầu.

Bước sang giai đoạn hoàn chỉnh, cao tốc sẽ có quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 23 m trên toàn tuyến. Điểm đầu của tuyến đường giao với Quốc Lộ 9 thuộc địa phận xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ (Quảng Trị), điểm cuối là nút giao La Sơn, kết nối với đường cao tốc La Sơn - Túy Loan tại huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế).

Quảng cáo

Sau khi đưa vào sử dụng, các nhà mạng cũng vận hành cơ sở hạ tầng viễn thông đi theo, với hơn 40 trạm dọc tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn, đảm bảo vùng phủ 4G tại khu vực đạt gần 80%.

Tuy nhiên, trên tuyến đường này hiện vẫn còn một số vùng không có sóng điện thoại. Điều này khiến việc liên lạc của người dùng gặp khó khăn, công tác cứu hộ trên cao tốc cũng không thể triển khai. Theo đại diện một nhà mạng, khó khăn lớn nhất là việc thuê đất lâm nghiệp để đặt trạm do chưa có chính sách từ địa phương, nguồn điện tại khu vực này cũng chưa có.

Đại diện nhà mạng Viettel chia sẻ, đơn vị này đang xây dựng thêm 8 trạm phát sóng BTS mới dọc tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn để xoá dần các khu vực “lõm” sóng.

Thủ tục xin cấp đất được tỉnh Quảng Trị tháo gỡ, trong khi đó, nhà mạng Viettel sử dụng ắc quy và pin mặt trời để vận hành các trạm BTS, khắc phục việc thiếu nguồn điện. Dù rằng giải pháp này khiến chi phí của doanh nghiệp tăng cao. Theo dự kiến, 8 trạm BTS dọc tuyến cao tốc hoàn thành và đi vào hoạt động trong tháng 8.

Các trạm BTS được lắp đặt ở các khu đất lâm nghiệp do tỉnh Quảng Trị hỗ trợ tháo gỡ thủ tục xin, thuê đất sẽ phải chia sẻ cho các nhà mạng dùng chung. Bởi việc “trồng” mới các trạm BTS trên đoạn đường này rất phức tạp. Mục tiêu cuối cùng là nhằm đảm bảo phục vụ tốt nhất cho người sử dụng di động.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Công nghệ

Áp dụng trí tuệ vào bất động sản công nghiệp Việt Nam nhiều thách thức

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) được đánh giá là yếu tố thiết yếu trong tương lai của thị trường bất động sản công nghiệp. Tuy nhiên, việc áp dụng AI tại Việt Nam vẫn còn gặp thách thức.

Điểm danh những cổ phiếu hạ tầng khu công nghiệp “hút” nhà đầu tư Liên tiếp cấp phép dự án lớn, bất động sản công nghiệp hưởng lợi

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu rung chuyển do thuế quan của Mỹ

Thông tin về việc Mỹ thông báo mức thuế 25% đối với ô tô và xe tải nhẹ nhập khẩu vào Mỹ kể từ ngày 3/4 nhập khẩu đã lan rộng khắp thế giới khi các nhà cung cấp xe toàn cầu cảnh báo về việc tăng giá ngay lập tức và các đại lý bày tỏ lo ngại về tình trạng

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu ô tô, khí hóa lỏng LNG Mỹ áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu từ ngày 2/4

Mỹ áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu từ ngày 2/4

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 26/3 đã thông báo quyết định áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu - điều mà ông đã cam kết từ lâu với các cử tri Mỹ và được áp dụng từ ngày 2/4 tới.

Không bị áp thuế bán phá giá, tập đoàn thép lớn nhất VN tiết lộ bí quyết làm việc với cơ quan điều tra EU EU lùi thời hạn áp thuế trả đũa Mỹ

Trung Quốc lại khiến thế giới phải nể phục: Tung ra 3 công nghệ lần đầu tiên được áp dụng trên thế giới trong lĩnh vực vận tải đường sắt

Ngày 22/3, tại ga cảng Hoàng Hoa thuộc tuyến đường sắt Sóc Hoàng, hệ thống điều khiển tàu tự động thông minh cho đường sắt trọng tải lớn đầu tiên do Trung Quốc tự phát triển đã chính thức vận hành.

Các chuỗi F&B Trung Quốc “lấn sân” Đông Nam Á, thách thức các “ông lớn” Mỹ Trung Quốc nỗ lực kích cầu giữa bão thuế quan Mỹ

Cuộc đua AI tại Trung Quốc ngày càng “nóng” hơn

Tối ngày 21/3, tập đoàn công nghệ Tencent của Trung Quốc đã chính thức ra mắt phiên bản hoàn chỉnh của mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) T1, đẩy mạnh cạnh tranh trong lĩnh vực AI vốn ngày càng sôi động.

Mỹ có thể đổi hướng chính sách đối với các tập đoàn công nghệ Cổ phiếu công nghệ lao đao: Loạt “bigtech” NVIDIA, Microsoft, Alphabet, META giảm mạnh từ đỉnh, FPT cũng “bốc hơi” 33.000 tỷ vốn hóa

Reuters: Mỹ chặn DeepSeek trên thiết bị công

Bộ Thương mại Mỹ những tuần gần đây đã thông báo cho nhân viên về việc cấm sử dụng mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) DeepSeek của Trung Quốc trên những thiết bị do chính phủ cung cấp.

Cùng hỏi ChatGPT và DeepSeek có 1 tỷ đồng thì nên đầu tư vào đâu, 2 công cụ AI trả lời sao? Ông Tập Cận Bình triệu tập Xiaomi, Alibaba, BYD, Huawei, DeepSeek... gặp mặt để làm gì?