Cần một chút “giang hồ tiền tệ”?

Cũng phải mất tròn một tháng thị trường mới dần nối lại một chỉ báo tích cực, cùng một chút “giang hồ tiền tệ” vừa thể hiện.

“Giang hồ” ý khác với học thuật và sách vở, không hẳn theo một khuôn phép, nguyên tắc cứng nào đó trong chính sách tiền tệ và điều hành. Từ dân dã này được một chuyên gia tài chính dùng đến khi trò chuyện với báo chí, với ý muốn nhấn mạnh đến sự quyết liệt, mạnh bạo, dám làm và dám chịu trách nhiệm trước các thử thách. Điểm đến của nó là khi cần để đạt mục tiêu vì lợi ích chung, dĩ nhiên không trái với các quy định.

Vì sao lãi suất VND cao gấp nhiều lần so với lãi suất USD, lạm phát Việt Nam thấp hơn nhiều lần so với Mỹ, thặng dư thương mại của Việt Nam đạt mức cao và dự trữ ngoại hối cũng quyết liệt trong bán can thiệp, USD Index giảm mạnh sau khi đạt đỉnh gần 115 điểm, nhưng tỷ giá USD/VND vẫn liên tiếp tăng rất mạnh trong tháng 10 sang tháng 11 vừa qua?

Nắm những lợi thế trên, thêm một chút “giang hồ tiền tệ” có thể hạn chế bớt tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ trong nền kinh tế, thay vì chính sách phải liên tục thụ động chạy theo biến động của thị trường.

Tình huống đặt ra, với hơn 20 tỷ USD sẵn sàng bán ra, với các cân đối có lợi thế lớn cho nắm giữ VND như trên, Ngân hàng Nhà nước vừa hạ giá bán ra USD vừa bán tạo cung (thay vì liên tục nâng giá đuổi theo thị trường), quyết liệt tạo thực tế bình ổn giá như vậy thì có giảm thiểu được đợt biến động quá mạnh của tỷ giá vừa qua không?

Hẳn sẽ có những tranh luận khác nhau, nhưng nếu như vậy thì kỳ vọng trên thị trường sẽ có một thực tế và có hành động quyết liệt từ Nhà điều hành để nhìn vào và tham chiếu.

Dĩ nhiên Ngân hàng Nhà nước đứng giữa nhiều áp lực và thận trọng, cũng như đợi tín hiệu và điều kiện.

Cuối cùng lạm phát của Mỹ đã có tháng hạ nhiệt, USD Index rơi rất mạnh, và cuối tuần qua lần đầu tiên sau 6 lần tăng liên tiếp thì Ngân hàng Nhà nước đã có lần giảm giá bán USD đầu tiên. Mức giảm nhẹ 10 VND nhưng có dấu hiệu quyết liệt về bình ổn và nặng về tính tín hiệu.

dxy20221113154522.png?rt=20221113154523 Đồng USD liên tiếp giảm mạnh thời gian gần đây

Trong nước, trên thị trường tiền tệ, sóng gió cũng đã có chiều hướng dịu lại ở nhiều chỉ báo, cả ở một chỉ báo tích cực lên.

Trước hết, sau những rượt đuổi suốt tháng 10 sang tháng 11, tỷ giá USD/VND giao ngay trên thị trường liên ngân hàng đã có một tuần hạ nhiệt. Mức giao ngay cuối tuần qua chỉ còn quanh 24.840 VND, thấp hơn đáng kể mức Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước yết bán. Tính chung, cả tuần tỷ giá trên thị trường này đã giảm 0,14%.

Sau tín hiệu hạ giá bán nói trên của Ngân hàng Nhà nước, thị trường lập tức đồng thuận, dù còn ở bước đầu. Giá USD trên biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại đã giảm theo quanh 10 VND, đáng chú ý hơn là cầu không còn dồn ở việc nâng giá mua vào áp sát giá bán ra trước đó, chênh giá mua vào - bán ra lại được nới rộng lên hơn 200 VND thay vì bị co lại quanh 150 VND những ngày trước.

Quảng cáo

Liên quan đến tỷ giá, một kết quả khác có tầm vĩ mô và lâu dài hơn Ngân hàng Nhà nước cũng vừa đạt được: Mỹ chính thức đưa Việt Nam ra khỏi danh sách giám sát thao túng tiền tệ - câu chuyện từng gây quan ngại những năm gần đây bởi nếu căng thẳng sẽ đi cùng với các biện pháp thuế quan bất lợi…

Cùng với tỷ giá USD/VND, sau khi liên tục làm con thoi hỗ trợ cân đối nguồn cho hệ thống, đặc biệt sau khi có những phát sinh cục bộ về thanh khoản cũng tròn một tháng qua, cân đối và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã gần cân bằng, trước khi đạt đến mức tự dưỡng mà Ngân hàng Nhà nước không còn phải can thiệp.

Những phiên cuối tuần qua Ngân hàng Nhà nước đã không còn phải bơm mạnh tiền ra hỗ trợ nguồn nữa, dù số dư hỗ trợ cho hệ thống vẫn còn quanh 78.000 tỷ đồng.

Cùng với tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước cũng đã bình ổn được lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, dù ngắn hạn và phía trước vẫn có thể tiềm ẩn thử thách. Lãi suất VND qua đêm liên tục giảm mạnh, sau khi tiếp cận mốc gần 7%/năm hơn một tuần trước, đến cuối tuần qua đã giảm về còn quanh 4,4-4,5%/năm.

ls-lnh20221113154638.png?rt=20221113154639 Lãi suất VND đã giảm mạnh trên thị trường liên ngân hàng đến cuối tuần qua (Nguồn: MSB Research)

Sóng gió trên thị trường tiền tệ có chiều hướng dịu lại, Ngân hàng Nhà nước đã từng bước điều hòa dần thanh khoản hệ thống, tỷ giá cũng có chiều hướng hạ nhiệt. Và quan trọng hơn, một tín hiệu quan trọng, cần thiết và tích cực đã thể hiện.

Đó là quy mô giao dịch trên thị trường liên ngân hàng đã mở rộng trở lại, sôi động hơn sau một tháng có dấu hiệu ngột ngạt đi.

Cụ thể, ngoại trừ phiên 31/10 có tính chất chốt sổ, doanh số giao dịch VND qua đêm trên thị trường liên ngân hàng từng đột ngột suy giảm rất mạnh từ sau ngày 10/10 - thời điểm sự cố thanh khoản tại Ngân hàng SCB xẩy ra.

Từng rất sôi động và nhộn nhịp với quy mô giao dịch qua đêm (chiếm quanh 95% doanh số trên thị trường liên ngân hàng) lên tới quanh 250.000 tỷ đồng/phiên, từ sau 10/10 quy mô này liên tiếp sụt giảm, nhiều phiên chỉ còn quanh 160.000 tỷ đồng.

Quy mô giao dịch trên như ô xy của thanh khoản hệ thống. Mức độ sụt giảm mạnh và đột ngột nói trên phản ánh tính phòng thủ nhất định ở các ngân hàng thương mại; thậm chí có những trường hợp khối quản trị rủi ro phải tạm dừng hoặc hạn chế nhận cầm cố giấy tờ có giá của các bên A, B, C, D… Như máu trong cơ thể, giao dịch sụt giảm, lưu thông ngột ngạt đi vừa phản ánh cơ thể suy nhược hoặc không được khỏe mạnh bình thường.

Tín hiệu tích cực bắt đầu có. Liên tiếp những phiên gần đây doanh số giao dịch qua đêm trên thị trường liên ngân hàng tăng mạnh trở lại, đạt quanh 200.000 tỷ đồng và trên 220.000 tỷ đồng/phiên. Một nền kinh tế, một hệ thống tăng trưởng, lớn mạnh đi cùng với nhu cầu và quy mô giao dịch vốn thông suốt hơn, lớn hơn. Khơi thông những dòng chảy ở đây cũng phản ánh sự bình thường dần trở lại, hay tâm lý/trạng thái quan ngại/phòng ngừa rủi ro đã giảm thiểu.

Như vậy phải mất một tháng đầy biến động và căng thẳng, Ngân hàng Nhà nước thường trực ở các kênh điều tiết, triển khai nhiều giải pháp để từng bước bình ổn dần các “mặt trận” thanh khoản, tỷ giá… Tất nhiên còn có tác động từ thị trường thế giới, cũng như phải liên tiếp có loạt cuộc họp quan trọng để chấn chỉnh, rà soát và cùng tìm hướng tháo gỡ chung trong hệ thống.

“Điều may mắn” cho đến lúc này, trải qua biến động rất mạnh của lãi suất và tỷ giá để rồi từng bước kiểm soát và dần tìm đến triển vọng bình ổn, “mặt trận” thị trường vàng từng là “ngòi nổ” các giai đoạn trước đây đến nay vẫn khá bình lặng. Thị trường vàng còn bất cập ở chênh lệch giá, nhưng vẫn được kiểm soát và hạn chế những xáo trộn, để Ngân hàng Nhà nước rảnh tay và tập trung hơn cho vấn đề tỷ giá và lãi suất.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong hoạt động ngân hàng: Cần thêm những hướng dẫn chi tiết

Trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng sâu rộng, vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng. Với quy định mới này, vai trò tham gia của các tổ chức tín dụng được xác định ra sao? Những rào cản nào cản trở áp dụng cơ chế này trong thực tiễn hoạt động?

Thủ tướng chỉ đạo sớm trình Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng Ngành ngân hàng đẩy mạnh báo cáo phát triển bền vững: AI là chìa khóa minh bạch dữ liệu Nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài: Động lực mới cho các ngân hàng tư nhân tái cơ cấu

Nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài: Động lực mới cho các ngân hàng tư nhân tái cơ cấu

Từ ngày 19/5/2025, các ngân hàng tham gia phương án tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém sẽ được phép nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên tối đa 49%, thay vì mức 30% như trước đây. Đây được xem là cú huých lớn giúp HDBank, MBBank và VPBank tăng khả năng huy động vốn, duy trì đà tăng trưởng tài sản mạnh mẽ trong bối cảnh nhu cầu vốn bổ sung ngày càng cấp thiết.

Nới room ngoại lên 49%: Ngân hàng nào sẽ “nổ phát súng” đầu tiên? Cuộc đua phá kỷ lục của cổ phiếu Ngân hàng đã trở lại Ngành ngân hàng đẩy mạnh báo cáo phát triển bền vững: AI là chìa khóa minh bạch dữ liệu

Tài chính xanh – Xu hướng toàn cầu và cơ hội cho Việt Nam

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang trở thành thách thức sống còn đối với nhân loại, tài chính xanh đã nổi lên như một xu hướng tất yếu trong việc tái cấu trúc các dòng vốn đầu tư.

WEF 2023: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự đối thoại về tài chính xanh HDBank đạt 13.017 tỷ lợi nhuận, đẩy mạnh tài chính xanh và chuyển đổi số toàn diện Thúc đẩy tài chính xanh

Ngành ngân hàng đẩy mạnh báo cáo phát triển bền vững: AI là chìa khóa minh bạch dữ liệu

AI không chỉ giúp tự động hóa việc thu thập và tổng hợp dữ liệu, mà còn hỗ trợ phân tích chuyên sâu, phát hiện xu hướng, và đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng báo cáo và hiệu quả quản trị bền vững.

"ESG là cuộc chơi bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn đi dài hơi" Vì sao phần lớn doanh nghiệp tại Việt Nam mới chỉ bắt đầu hành trình ESG? Vì sao thực thi ESG vẫn khó trong ngân hàng Việt?

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm rời ghế Tổng Giám đốc Sacombank sau gần 8 năm điều hành

Ngày 20/5, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, mã STB), đã gửi thư chia tay cán bộ nhân viên, chính thức rời cương vị điều hành sau gần 8 năm gắn bó với vai trò "người cầm lái" trong quá trình tái cơ cấu toàn diện của ngân hàng.

ĐHĐCĐ Sacombank: Không mua lại SBS, đã thu hồi hơn 25,6 nghìn tỷ nợ nhóm ông Trầm Bê Sacombank kinh doanh ra sao sau khi vừa phải nộp 196,9 tỷ đồng tiền thuế và nghĩa vụ bổ sung theo yêu cầu của Cục Thuế Mối liên hệ tín dụng giữa Sacombank và “hệ sinh thái” Him Lam

Ngày 10/6, SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2024

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa thông báo về ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%. Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, SHB chi trả cổ tức năm 2024 với tổng tỷ lệ 18%, gồm 5% bằng tiền và 13% bằng c

Bứt phá từ nội lực - SHB viết tiếp hành trình đồng hành cùng đất nước vươn xa SHB - Nơi hơn 100.000 cổ đông đặt niềm tin, đồng hành cùng phát triển, bứt phá trong kỷ nguyên mới

BIDV triển khai “Nâng hạng ưu tiên – Đặc quyền đẳng cấp” dành cho khách hàng cá nhân

Từ nay đến hết ngày 31/12/2025 khách hàng khi gửi tiền tiết kiệm hoặc duy trì số dư trong tài khoản đạt đủ điều kiện có cơ hội trở thành khách hàng ưu tiên BIDV Premier và nhận quà tặng đến 1 triệu đồng, cùng nhiều đặc quyền trải nghiệm dịch vụ đẳng cấp.

Chủ tịch BIDV: Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý về xử lý nợ xấu BIDV dự kiến tăng trưởng tín dụng 15-16%

Cổ phiếu SHB bật tăng hơn 5%, khối ngoại mua ròng hơn 22 triệu cổ phiếu

Kết phiên ngày 15/5, cổ phiếu SHB có giá 13.700 đồng/cp, tăng 5,4%, lũy kế tăng 48% so với đầu năm. Khối lượng giao dịch gần 168 triệu đơn vị, cao thứ 2 từ đầu năm, trong đó, khối ngoại mua ròng kỷ lục hơn 22 triệu cổ phiếu. Trong 2 tháng gần đây, khối lượng giao dịch trung bình của SHB đạt 77 triệu cổ phiếu, hơn gấp đôi so với 3 tháng đầu năm.

ĐHĐCĐ SHB: Có thể hoàn thành chuyển nhượng SHBFC sớm hơn dự kiến Bứt phá từ nội lực - SHB viết tiếp hành trình đồng hành cùng đất nước vươn xa SHB - Nơi hơn 100.000 cổ đông đặt niềm tin, đồng hành cùng phát triển, bứt phá trong kỷ nguyên mới