Bong bóng AI trên Phố Wall: Thực tế hay chỉ là sự thổi phồng?

Những lo ngại về một “bong bóng” trí tuệ nhân tạo (AI) trên Phố Wall đã xuất hiện từ khi ChatGPT ra đời.

Liệu AI có phải là “cơn sốt hoa tulip” mới, bong bóng dot-com hay khủng hoảng tài chính tiếp theo? Hay tất cả những lo lắng về việc AI bị thổi phồng cũng chỉ là… một sự cường điệu quá mức?

Câu trả lời là “còn tùy”. Sự hứng khởi dành cho AI chắc chắn đang ở mức cao, theo cách nói của giới phân tích. Nhiều chuyên gia đã rơi vào hai luồng quan điểm đối lập trong cuộc tranh luận ngày càng gay gắt về giá trị thực sự của AI tạo sinh – công nghệ đứng sau các chatbot như ChatGPT của OpenAI, Gemini của Google.

112554-dai-dich-covid-19-cam-chan-soi-tre-pho-wall-.jpg
Quang cảnh tại Phố Wall, New York, Mỹ, ngày 24/3/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Dù có tranh luận thế nào về khái niệm “bong bóng”, một điều đang trở nên rõ ràng: Phố Wall có thể đã rót quá nhiều tiền vào công nghệ mới nhất của Thung lũng Silicon trong vài năm qua.

Và nếu những hạn chế của AI cùng các ứng dụng chưa thực sự rõ ràng với người tiêu dùng vẫn chưa đủ để làm giảm bớt sự phấn khích, thì giới đầu tư công nghệ có lẽ sẽ còn lo lắng hơn trước yếu tố mới: hàng rào thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

*Giai đoạn “vỡ mộng” của AI

Ba tháng đầu năm nay là khoảng thời gian khó khăn với cổ phiếu công nghệ, vốn đã chịu áp lực từ tình trạng bất ổn chung của thị trường do thuế quan. Nhưng AI cũng có những vấn đề riêng – bắt đầu từ sự xuất hiện của DeepSeek- mô hình AI giá rẻ của Trung Quốc- hồi tháng 1 và kết thúc với đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) đáng thất vọng của công ty khởi nghiệp (startup) CoreWeave hồi tuần trước. CoreWeave là một startup điện toán đám mây AI được hậu thuẫn bởi Nvidia – “gã khổng lồ” ngành sản xuất chip.

Chỉ số công nghệ Nasdaq Composite, đã giảm 10,5% kể từ đầu năm nay– gấp đôi mức giảm của chỉ số S&P 500.

Quảng cáo

Ông Gil Luria, nhà phân tích tại công ty tư vấn và dịch vụ tài chính D.A. Davidson, nhận định: “Chúng ta đang bước vào giai đoạn “vỡ mộng”, đề cập đến chu kỳ kỳ vọng của Gartner, trong đó giai đoạn hưng phấn thái quá (Peak of Inflated Expectations) thường dẫn đến một giai đoạn giảm nhiệt. Ông nói: “Điều đó không có nghĩa là AI sẽ không phát triển hay không tạo ra tác động lớn như đã hứa hẹn – chỉ là quá trình đó sẽ lâu hơn dự đoán”.

Các tập đoàn công nghệ lớn vẫn đang chi hàng tỷ USD để nâng cấp khả năng AI và xây dựng những trung tâm dữ liệu quy mô lớn nhằm phục vụ các dự án tương lai. Tuy nhiên, Phố Wall ngày càng tỏ ra mất kiên nhẫn khi cho đến nay, chi phí đầu tư rất lớn nhưng chưa có sự rõ ràng về cách công nghệ này sẽ mang lại doanh thu.

*Nỗi lo suy thoái đè nặng

Những tranh luận về “bong bóng AI” đã bùng lên trong những tuần gần đây, một phần do các dấu hiệu đáng lo ngại trong ngành, còn một phần do những lo lắng về nguy cơ suy thoái kinh tế.

vna-potal-tay-ban-nha-dieu-tra-hoat-dong-cua-chatgpt-stand-20230505214230.jpg
Biểu tượng của OpenAI và ChatGPT. Ảnh: AFP/TTXVN

Tuần trước, Chủ tịch tập đoàn thương mại điện tử Alibaba Joe Tsai gây xôn xao khi cho rằng lĩnh vực xây dựng trung tâm dữ liệu đang có dấu hiệu bong bóng. Trong khi đó, các nhà phân tích của ngân hàng đầu tư TD Cowen cho biết Microsoft đã hủy bỏ một số dự án trung tâm dữ liệu – dấu hiệu cho thấy công ty đang lo ngại về nhu cầu trong tương lai.

Những thông tin này khiến nhà đầu tư càng thêm lo lắng, nhất là trong bối cảnh kinh tế Mỹ đang xuất hiện nhiều tín hiệu đáng ngại. Lạm phát có dấu hiệu tăng trở lại, người tiêu dùng bắt đầu thắt chặt chi tiêu, thị trường lao động trở nên kém chắc chắn hơn, trong khi các doanh nghiệp cũng đang rơi vào thế chờ đợi do bất ổn từ chính sách thuế quan.

Ông Luria phân tích: “Trước đây, chúng ta ở trong chế độ ‘đầu tư không giới hạn’ vì nền kinh tế Mỹ rất mạnh, cho phép các tập đoàn công nghệ mạo hiểm đặt cược lớn vào AI. Nhưng quy mô đầu tư vượt xa nhu cầu thực tế, và điều đó có thể hợp lý trong một nền kinh tế vững mạnh. Nhưng nếu kinh tế suy yếu, họ sẽ phải cân nhắc lại”.

Các nhà kinh tế hiện đánh giá khả năng kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái trong năm nay ở mức 50%. Ngay cả những người ủng hộ AI cũng phải điều chỉnh lại kỳ vọng của mình. Điều này không khiến bong bóng AI nổ tung ngay lập tức, nhưng có thể tạo ra một quá trình giảm nhiệt chậm rãi.

Ông Luria nhấn mạnh rằng “tầm nhìn về AI sẽ không thay đổi dù mức đầu tư có giảm” vì đã có quá nhiều tiền đổ vào ngành này. Câu hỏi đặt ra là bao giờ AI thực sự tạo ra những ứng dụng thương mại rõ ràng và mang lại lợi nhuận. Và để có câu trả lời, có lẽ chúng ta sẽ phải chờ thêm một thời gian nữa – ít nhất là sau khi nền kinh tế toàn cầu điều chỉnh theo các chính sách thuế quan mới của Mỹ.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Phiên thanh khoản kỷ lục, VN-Index giữ lại mốc 1.200 điểm

Sau phiên giảm kỷ lục, thị trường vẫn còn gặp áp lực bán khi đã có thời điểm giảm hơn 70 điểm. Tuy nhiên, những nỗ lực hấp thụ lực bán đã xuất hiện giúp nhiều cổ phiếu thoát được giá sàn. Đồng thời, VN-Index cũng đóng cửa trên 1.200 điểm.

DNSE vươn lên 16,7 % thị phần chứng khoán phái sinh quý I/2025 Chứng khoán SSI tăng tốc trong quý I/2025, áp sát mốc thị phần 10%

Chứng khoán châu Á nối tiếp đà bán tháo toàn cầu

Nối tiếp đà bán tháo toàn cầu, ngày 4/4, chứng khoán châu Á giảm sâu do lo ngại chiến tranh thương mại từ thuế quan Mỹ, cùng rủi ro suy thoái và lạm phát tăng cao.

Chứng khoán SSI tăng tốc trong quý I/2025, áp sát mốc thị phần 10% Công ty chứng khoán đánh giá toàn diện tác động của “cú sốc” thuế đối ứng 46% tới từng nhóm ngành sản xuất

Chứng khoán SSI tăng tốc trong quý I/2025, áp sát mốc thị phần 10%

Có 6/10 công ty chứng khoán trong Top 10 thị phần môi giới của HOSE mở rộng được thị phần giao dịch. Đáng chú ý nhất là "ông lớn" SSI đã có sự tăng tốc mạnh mẽ trong khi chứng khoán Mirae lại bị thu hẹp nhiều nhất.

Công ty chứng khoán ngoại lớn nhất đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 7% Chứng khoán HSC đặt mục tiêu năm 2025 cho vay 27.000 tỷ đồng

Chuyên gia Dragon Capital: Tác động trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của VN-Index từ việc tăng thuế suất xuất khẩu sang Mỹ là không đáng kể

Theo chuyên gia của Dragon Capital, các ngành nghề bị ảnh hưởng chủ yếu là hóa chất, tiêu dùng, thực phẩm và một số mặt hàng khác,…. Tuy nhiên, ổng giá trị vốn hóa của các doanh nghiệp ngành này chỉ chiếm khoảng 5,5% toàn bộ giá trị vốn hóa của VN-Index.

Chứng khoán giảm mạnh sau quyết định thuế đối ứng của Mỹ, nhà đầu tư nên làm gì? Thủ tướng chủ trì cuộc họp về mức áp thuế mới của Hoa Kỳ đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam

Chứng khoán châu Á lao dốc sau thông báo thuế quan từ Mỹ

Thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt giảm mạnh trong phiên giao dịch 3/4, khi nhà đầu tư lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu do tác động từ các biện pháp thuế quan mới của Mỹ.

Chứng khoán Mỹ tăng điểm với kỳ vọng Nhà Trắng có lập trường thương mại linh hoạt hơn Chứng khoán Mỹ chao đảo, Dow Jones giảm hơn 700 điểm sau báo cáo lạm phát nóng vượt dự đoán và lo ngại về thuế quan