Vàng tăng kỷ lục, chứng khoán Phố Wall lao dốc

Giá vàng thế giới lập mức đỉnh mới lần thứ 17, chứng khoán Mỹ giảm mạnh do thuế quan mới của Tổng thống Trump.

Trang sức vàng được bày bán tại Bhopal (Ấn Độ). (Ảnh: THX/TTXVN)

Tuần qua, giá vàng thế giới ghi nhận mức tăng 1,7% và giá dầu tiếp tục đi lên trong tuần tăng thứ ba liên tiếp. Trong khi đó, thị trường chứng khoán Phố Wall (Mỹ) "trồi sụt" trước áp lực từ dữ liệu lạm phát và những lo ngại về chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Giá vàng tiếp tục tăng khi nhà đầu tư tìm nơi "trú ẩn an toàn"

Giá vàng thế giới đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục trong phiên ngày 28/3, khi các nhà đầu tư đổ xô vào tài sản "trú ẩn an toàn" này. Thị trường lo ngại về một cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu do các biện pháp thuế quan mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây ra.

Vào lúc 1h39sáng ngày 29/3 theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tăng 0,6% lên 3.074,43 USD/ounce. Trước đó, cũng trong phiên này, giá vàng đã chạm mức cao kỷ lục thứ 18 trong năm nay là 3.086,70 USD/ounce. Kim loại quý này đã tăng 1,7% trong tuần này và ghi nhận tuần tăng thứ tư liên tiếp.

Giá vàng kỳ hạn của Mỹ chốt phiên tăng 0,8% lên 3.114,30 USD/ounce.

Ông Peter Grant, Phó Chủ tịch kiêm chiến lược gia kim loại cấp cao tại Zaner Metals, nhận định nhu cầu trú ẩn an toàn (xuất phát từ lo ngại về thuế quan, thương mại và bất ổn địa chính trị) là yếu tố hỗ trợ giá vàng.

Vàng, vốn được xem là hàng rào phòng ngừa bất ổn kinh tế và chính trị, có xu hướng tăng giá trong môi trường lãi suất thấp.

Chỉ số giá Chi tiêu Tiêu dùng Cá nhân (PCE) của Mỹ đã tăng 0,4% trong tháng 2/2025, cao hơn mức dự báo 0,3% của các nhà phân tích và tương tự mức tăng của tháng 1/2025.

Tuy vậy, theo ông Grant, số liệu trên không có khả năng làm thay đổi kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất, vì nó chỉ nóng hơn một chút so với dự kiến.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã giữ nguyên lãi suất trong năm nay sau ba lần cắt giảm vào năm 2024, nhưng đã hé lộ khả năng cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm vào cuối năm.

Thị trường hiện dự đoán Fed sẽ cắt giảm lãi suất ở mức 63 điểm cơ bản vào cuối năm, bắt đầu từ tháng 7/2025.

Các thị trường cũng đang chuẩn bị cho kế hoạch áp thuế quan đối ứng của ông Trump, mà ông dự định công bố vào ngày 2/4.

Các nhà phân tích cho rằng chính sách của ông Trump có khả năng gây lạm phát, đặt ra rủi ro cho tăng trưởng kinh tế và làm leo thang căng thẳng thương mại.

Thị trường vàng tuần qua đã chứng kiến sự biến động đáng kể, cho thấy sự giằng co giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô và tâm lý thị trường.

Sau khi liên tục lập các kỷ lục mới trong thời gian trước đó, thị trường vàng bước vào giai đoạn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các thông tin liên quan đến chính sách thương mại của Mỹ, kỳ vọng về lãi suất của Fed, và diễn biến của đồng USD.

Trong phiên đầu tuần 24/3, giá vàng giảm nhẹ sau chuỗi tăng giá mạnh mẽ. Đồng USD mạnh lên, đạt mức cao nhất trong hơn hai tuần, gây áp lực lên giá vàng.

Bên cạnh đó, những tín hiệu ban đầu cho thấy Tổng thống Trump có thể linh hoạt hơn trong việc áp thuế quan đối ứng đã tạm thời làm giảm nhu cầu "trú ẩn an toàn."

Giá vàng tăng trở lại trong phiên 25/3. Sự phục hồi này cho thấy tâm lý lo ngại về căng thẳng thương mại vẫn là yếu tố chi phối mạnh mẽ.

Các nhà đầu tư nhanh chóng quay lại mua vàng khi những lo ngại này được nhấn mạnh trở lại, bất chấp các bình luận có phần "diều hâu" hơn từ một số quan chức Fed về việc cắt giảm lãi suất.

Sang đến phiên 26/3, giá vàng giảm nhẹ nhưng vẫn giữ được trên ngưỡng tâm lý quan trọng 3.000 USD/ounce.Sau đó, giá vàng bứt phá, lập kỷ lục mới trong phiên 27/3, vượt qua các đỉnh cũ và thiết lập kỷ lục lịch sử mới, với giá giao ngay trên 3.059 USD/ounce và giá vàng kỳ hạn trên 3.071 USD/ounce.

Căng thẳng thương mại leo thang dữ dội sau khi ông Trump công bố thuế quan đối với ô tô nhập khẩu và các quốc gia khác, trong đó có Canada và Pháp, tuyên bố sẽ đáp trả.

Điều này gây ra tình trạng bán tháo trên thị trường chứng khoán toàn cầu, kích hoạt mạnh mẽ dòng tiền chảy vào vàng như một tài sản "trú ẩn an toàn" cuối cùng.

Việc giá vàng bứt phá lên các kỷ lục mới mở ra khả năng chinh phục các mốc cao hơn như 3.100 USD/ounce, 3.150 USD/ounce, thậm chí 3.300 USD/ounce theo dự báo của Goldman Sachs.

Trên thị trường kim loại quý khác, tại phiên 28/3, giá bạc giao ngay giảm 1,4% xuống 33,93 USD/ounce, bạch kim giảm 0,7% xuống 979,10 USD/ounce và giá palladium giảm 0,3% xuống 972,13 USD/ounce. Tuy nhiên, cả ba kim loại này đều ghi nhận mức tăng trong cả tuần.

Giá dầu tăng ba tuần liên tiếp

Giá dầu thế giới giảm trong phiên giao dịch ngày 28/3, trong bối cảnh nhà đầu tư lo ngại cuộc chiến thuế quan của Mỹ có thể châm ngòi cho một cuộc suy thoái toàn cầu.

Tuy nhiên, giá dầu vẫn ghi nhận tuần tăng thứ ba liên tiếp sau khi Mỹ gia tăng áp lực lên các thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) là Venezuela và Iran.

Khép phiên này, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 40 xu (0,5%) xuống 73,63 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) giảm 56 xu (0,8%), đóng cửa ở mức 69,36 USD/thùng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump có kế hoạch vào ngày 2/4 tới sẽ công bố thuế quan đối ứng nhắm vào nhiều mặt hàng nhập khẩu.

Quảng cáo

Các nhà phân tích của JPMorgan nhận định rằng cuộc chiến thương mại khiến các nhà đầu tư lo lắng về một cuộc suy thoái tiềm ẩn.

Những lo ngại về một cuộc chiến thương mại, cùng với sự bất ổn trong chính sách của Mỹ, đang đè nặng lên tâm lý thị trường.

gia-dau-1.jpg
Giàn khoan dầu tại Texas (Mỹ). (Ảnh: THX/TTXVN)

JPMorgan lưu ý rằng mặc dù rủi ro suy thoái gia tăng, các chỉ số nhu cầu dầu vẫn tương đối ổn định cho đến nay.

Dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy lượng dầu dự trữ của Mỹ đã giảm 3,3 triệu thùng xuống còn 433,6 triệu thùng trong tuần trước, so với dự báo giảm 956.000 thùng của các nhà phân tích trong cuộc thăm dò của Reuters.

Tính theo tuần, giá dầu Brent tăng 1,9%, trong khi WTI tăng giá 1,6%. Kể từ khi chạm mức thấp nhất trong nhiều tháng vào đầu tháng 3/2025, dầu Brent đã tăng giá hơn 7% và dầu WTI đã phục hồi hơn 6%.

Nhà phân tích Amarpreet Singh của Barclays cho biết chủ đề chính trong tuần này là chính quyền Tổng thống Trump gia tăng sức ép đối với Venezuela.

Ngày 24/3, Tổng thống Trump đã công bố mức thuế quan 25% đối với các bên mua dầu thô của Venezuela, vài ngày sau các lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào dầu nhập khẩu của Trung Quốc từ Iran.

Ông Singh cho biết các biện pháp này có thể làm trầm trọng thêm mức sụt giảm dự kiến 200.000 thùng/ngày trong sản lượng dầu thô của Venezuela trong năm nay.

Các nguồn tin khác cho biết Tập đoàn Reliance Industries của Ấn Độ, nhà điều hành tổ hợp lọc dầu lớn nhất thế giới, sẽ ngừng nhập khẩu dầu từ Venezuela.

Thị trường dầu mỏ đang điều chỉnh lại dự báo về nguồn cung toàn cầu do các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Venezuela và Iran, trong đó ông Trump đã cam kết sẽ đưa xuất khẩu dầu của Iran về con số 0.

Mỹ đã ban hành bốn vòng trừng phạt nhắm vào hoạt động bán dầu của Iran kể từ khi ông Trump trở lại Nhà Trắng.

Nhóm OPEC và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, dự kiến bắt đầu chương trình tăng sản lượng dầu hàng tháng vào tháng 4/2025. Theo hãng Reuters, nhóm này có khả năng sẽ tiếp tục tăng sản lượng dầu vào tháng 5/2025.

Thị trường dầu tuần qua chủ yếu bị chi phối bởi các "cú sốc" chính sách từ phía Mỹ liên quan đến trừng phạt và thuế quan, tạo ra tâm lý lo ngại về nguồn cung có nguy cơ bị thắt chặt.

Phố Wall trượt dốc, S&P 500 hướng tới quý giảm đầu tiên sau sáu quý

Thị trường chứng khoán Mỹ đã trải qua một tuần trồi sụt trước áp lực từ dữ liệu lạm phát và những lo ngại về chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Các chỉ số chính trên Phố Wall đều lao dốc mạnh vào cuối tuần, với làn sóng bán tháo cổ phiếu Amazon, Microsoft và các công ty công nghệ lớn khác, sau khi dữ liệu mới nhất từ kinh tế Mỹ cho thấy chi tiêu tiêu dùng của Mỹ trong tháng 2/2025 phục hồi yếu hơn dự kiến, trong khi lạm phát lõi tăng mạnh nhất trong 13 tháng qua.

Chứng khoán Mỹ khởi sắc trong hai phiên giao dịch đầu tuần này (24-25/3), trong bối cảnh nhiều nhà đầu tư dự đoán Mỹ sẽ đưa ra một lập trường chính sách thương mại linh hoạt hơn.

ttxvn-chung-khoan-my-2.jpg
Giao dịch viên tại Sàn chứng khoán New York (Mỹ). (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tuy nhiên, thị trường lao dốc trong ba phiên liên tiếp sau đó, khi Tổng thống Donald Trump thông báo quyết định áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu - điều mà ông đã cam kết từ lâu với các cử tri Mỹ.

Ông Trump liên tục đưa ra những tuyên bố cứng rắn về việc áp thuế trên diện rộng, xen kẽ với những gợi ý rằng ông có thể cho phép một số ngoại lệ để người tiêu dùng Mỹ không phải gánh chịu toàn bộ tác động của thuế quan lên giá cả.

Điều này đã dẫn đến tâm lý người tiêu dùng Mỹ giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi họ dự đoán giá cả sẽ tăng cao.

Kết thúc phiên cuối tuần ngày 28/3, chỉ số S&P 500 giảm 1,97% và đóng cửa ở mức 5.580,94 điểm.

Chỉ số công nghệ Nasdaq giảm 2,70% xuống 17.322,99 điểm, trong khi chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 1,69% xuống 41.583,90 điểm. Tính chung cả tuần, S&P 500 giảm 1,5%, Nasdaq giảm 2,6% và Dow Jones giảm khoảng 1%.

Với mức giảm mạnh phiên cuối tuần này, S&P 500 đã giảm khoảng 9% so với mức cao kỷ lục đóng cửa vào ngày 19/2. Nasdaq đã giảm khoảng 14% so với mức cao kỷ lục đóng cửa vào ngày 16/12/2024.

Như vậy, chỉ số S&P 500 đang trên đà ghi nhận quý đầu tiên giảm điểm sau sáu quý, trong khi chỉ số Nasdaq chuẩn bị ghi nhận mức giảm hàng quý mạnh nhất kể từ năm 2022.

Các cổ phiếu công nghệ lớn chịu áp lực bán mạnh. Giá cổ phiếu của Apple giảm 2,7%, Microsoft mất 3%, còn Amazon lao dốc 4,3%.

Bên cạnh đó, khảo sát từ Đại học Michigan cho thấy kỳ vọng lạm phát của người tiêu dùng Mỹ trong 12 tháng tới tăng lên mức cao nhất trong gần hai năm rưỡi, khiến giới đầu tư lo ngại về áp lực giá cả gia tăng.

Theo CME FedWatch, các nhà giao dịch dự đoán 76% khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm vào cuộc họp tháng 6/2025.

Bất ổn còn gia tăng khi Nhà Trắng chuẩn bị công bố một loạt biện pháp thuế quan đối ứng vào ngày 2/4, với khả năng áp thuế theo từng lĩnh vực thay vì cách tiếp cận đồng đều trước đây.

Giới đầu tư lo ngại rằng điều này có thể tiếp tục làm gia tăng áp lực lạm phát và cản trở kế hoạch giảm lãi suất của Fed.

Làn sóng bán tháo khiến chỉ số biến động CBOE - thước đo “nỗi sợ hãi” của Phố Wall - tăng gần 3 điểm lên mức cao nhất trong một tuần.

Theo vietnamplus.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tài chính

Nhóm Cảng biển tạo điểm nhấn cho thị trường trước kỳ nghỉ lễ

Không khí giao dịch trước kỳ nghỉ lễ trở nên kém sôi động hơn. Dù vậy, thị trường vẫn có nhóm ngành Cảng biển và Logistics tạo điểm nhấn trong đó VSC đã lên mức cao nhất trong vòng 10 tháng trở lại đây.

Xu hướng thị trường giai đoạn trước và sau nghỉ lễ Thị trường phân hóa, NVL và HAG tăng đột biến

Giá vàng giảm gần 1% do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung hạ nhiệt

Giá vàng thế giới giảm gần 1% trong phiên giao dịch 29/4, khi những tín hiệu tích cực về việc hạ nhiệt căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc khiến nhu cầu trú ẩn an toàn giảm bớt.

Sau một ngày rơi mạnh, giá vàng trong nước sáng 29/4 bật tăng trở lại 1 triệu đồng mỗi lượng GIá vàng SJC tăng 1,8 triệu đồng mỗi lượng trước nghỉ lễ

Chuyên gia VPBankS: “Ngân hàng, công nghệ, tài nguyên, bán lẻ có triển vọng tốt ngay cả khi ảnh hưởng bởi thuế quan”

Ông Đào Hồng Dương, Giám đốc Phân tích Ngành và Cổ phiếu, VPBankS cho biết, triển vọng tăng trưởng về lợi nhuận của ngân hàng, công nghệ, tài nguyên, bán lẻ tương đối tốt, ngay cả trong trường hợp thuế quan có ảnh hưởng nhất định đến Việt Nam.

Bất ngờ đu sóng Anh trai vượt ngàn chông gai, Pyn Elite Fund trở thành cổ đông lớn dù vừa ẵm trọn "cây thông" thị giá Công ty chứng khoán điểm tên nhiều cổ phiếu hấp dẫn, có thể “xuống tiền”

Công ty chứng khoán điểm tên nhiều cổ phiếu hấp dẫn, có thể “xuống tiền”

Theo chuyên gia Agriseco, sự điều chỉnh của thị trường đã khiến mặt bằng định giá nhiều cổ phiếu trở nên hấp dẫn hơn so với trước đây. Một số cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng có thể kể đến như ACB, BVH, GAS, PLX, SAB, VHM, VNM, VRE.

Hòa Phát cung cấp thép dự ứng lực cho dự án cao tốc hơn 14.000 tỷ đồng Sếp lớn tại Novaland bất ngờ xin từ chức

NCB “gây sốt” với thẻ Visa phiên bản giới hạn, kết nối giá trị lịch sử và tương lai

Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) gây ấn tượng khi cho ra mắt thẻ tín dụng quốc tế NCB Visa phiên bản giới hạn mang tên “Thống Nhất” trong những ngày cuối tháng 4 lịch sử. Đây là sản phẩm thẻ đầu tiên trên thị trường kết hợp giữa giá trị tài chính hiện đại và tinh thần lịch sử dân tộc.

Kết thúc quý III, nhiều chỉ tiêu kinh doanh của NCB vượt kế hoạch cả năm VietinBank, ACB, Eximbank, Nam A Bank, VIB, NCB chuẩn bị họp đại hội cổ đông thường niên NCB lên kế hoạch lợi nhuận 59 tỷ đồng, tiếp tục tăng vốn thêm hơn 59%

Tổng Giám đốc Eximbank: Đang làm việc với nhiều đối tác ngoại tiềm năng

Sáng nay (ngày 29/4), Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - mã: EIB) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 nhằm thảo luận nhiều vấn đề quan trọng bao gồm kế hoạch kinh doanh năm 2025, phương án phân phối lợi nhuận năm 2024, việc dừng chủ trương xây dựng trụ sở chính tại Quận 1, TP. Hồ Chí Minh...

Giá vàng thế giới phục hồi nhờ lực cầu bắt đáy

Phiên 28/4, giá vàng đảo chiều tăng nhẹ nhờ lực cầu bắt đáy, giữa lúc thị trường tập trung vào các diễn biến liên quan đến căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và một loạt dữ liệu kinh tế sắp được công bố.

Giá vàng giảm hơn 1% do tín hiệu hạ nhiệt căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Giá vàng nhẫn, vàng SJC ngày 26/4 tăng, lên sát mốc cao lịch sử

Chủ tịch VPBank: GPBank sẽ thoát lỗ, đạt lợi nhuận khoảng 500 tỷ đồng trong năm nay

Chiều ngày 28/4, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã VPB) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng như kế hoạch kinh doanh 2025, phương án phân phối lợi nhuận, thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ,...

Lãnh đạo VPBank chi hơn 500 tỷ đồng mua cổ phiếu VPB VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 26%, tổng tài sản vượt 1,1 triệu tỷ đồng VPBankS báo lãi quý I gần gấp đôi cùng kỳ, dư nợ margin kỷ lục hơn 12.760 tỷ đồng