“Biến động đã làm nhiều doanh nghiệp bất động sản không kịp trở tay”

Trái ngược với kỳ vọng thị trường bất động sản 2022 sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hậu COVID, hiện thực biến động đã làm nhiều doanh nghiệp không kịp trở tay...
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Đánh giá trên được ông Lưu Quang Tiến, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính – Bất động sản Dat Xanh Services (FERI) nêu trong báo cáo thị trường bất động sản 2022 mới được công bố ngày 6/1.

Nhìn lại 2022, thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam có khá nhiều sự kiện nổi bật. Sau làn sóng COVID-19 lần thứ 4 (cuối năm 2021 – đầu năm 2022), thị trường dần sôi động khi lượng giao dịch và giá một số khu vực không ngừng tăng, dẫn đến tình trạng sốt đất trên diện rộng. Việc UBND TP.HCM hủy kết quả đấu giá đất Thủ Thiêm là cơ sở để chính quyền đánh giá lại toàn bộ bức tranh thị trường, đồng thời phát triển bất động sản Thủ Thiêm một cách bền vững hơn. Chính sách siết tín dụng và tăng lãi suất cho vay ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư. Công tác thanh kiểm tra và xử lý sai phạm trên diện rộng đối với nhiều doanh nghiệp nhằm lành mạnh hóa thị trường, trong ngắn hạn đã có những tác động rất lớn về đối với tâm lý và niềm tin thị trường.

Chuyên gia nêu, đối mặt với hàng loạt khó khăn về thị trường, khách hàng, tính thanh khoản, vốn, trái phiếu…, hàng loạt chủ đầu tư và các doanh nghiệp BĐS đã chủ động tái cấu trúc, tinh gọn bộ máy, điều chỉnh chiến lược, điều chỉnh giá sản phẩm, tái cấu trúc danh mục tài sản, bán bớt tài sản để mua lại trái phiếu trước hạn… nhằm đưa công ty về trạng thái an toàn nhất có thể.

Trong năm vừa qua, nhiều chính sách, dự thảo nổi bật cũng được ban hành và nhận được sự quan tâm của cộng đồng, như đề xuất chính sách sở hữu chung cư có thời hạn; đề xuất đánh thuế BĐS thứ 2; bỏ khung giá đất, xác định theo giá thị trường; ban hành mẫu hợp đồng mua bán và quy định giấy chứng nhận quyền sở hữu cho căn hộ du lịch (condotel). Các dự thảo này được đánh giá là nỗ lực của nhà nước trong việc định hình, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển minh bạch, lành mạnh hơn, giảm tình trạng đầu cơ, sốt ảo. Tuy nhiên, cần xây dựng một hệ thống dữ liệu, đưa ra các quy định cụ thể để giải quyết những vướng mắc còn tồn đọng.

Chuyên gia đánh giá, chính sách “nắn” lại dòng tiền đối với hoạt động kinh doanh BĐS là một trong những điểm nóng được bàn thảo nhiều trong năm 2022. Nhiều chủ đầu tư và khách hàng đều kỳ vọng chính phủ có động thái mạnh mẽ hơn trong việc nới "room" tín dụng, kiểm soát lãi suất cho vay đầu tư BĐS. Bên cạnh đó, kỳ vọng chính quyền đẩy nhanh tiến độ tháo gỡ pháp lý dự án, các công trình cơ sở hạ tầng được đẩy mạnh triển khai sẽ là những trợ lực cho thị trường trong thời gian tới. Về phía khách hàng, đặc biệt là những người có nhu cầu mua ở thực mong muốn giá bán được đưa về mức hợp lý, đi kèm chính sách hỗ trợ tài chính từ ngân hàng và CĐT.

Năm vừa qua, BĐS văn phòng là một trong những phân khúc được ghi nhận phục hồi khá sau giai đoạn hậu Covid, với nguồn cung mới tăng nhẹ, giá thuê và tỷ lệ hấp thụ đã cải thiện tương đương mức trước dịch. Dự báo đến năm 2023, phân khúc này sẽ bị ảnh hưởng nhẹ do các doanh nghiệp giảm quy mô, chi phí, thuê văn phòng diện tích nhỏ hơn, hoặc chuyển sang xu hướng chọn không gian làm việc chung với chi phí tối ưu hơn.

Với BĐS bán lẻ, các nhà bán lẻ nước ngoài gia nhập thị trường khiến giá thuê tăng cao, việc trả mặt bằng diễn ra không nhiều do khách thuê nhận được hỗ trợ từ chủ đầu tư. Giai đoạn này, ghi nhận tỷ lệ hấp thụ cao hơn ở khu vực ngoài trung tâm, TTTM cơ cấu lại ngành hàng sau dịch. Dự báo, năm sau vẫn là một năm khởi sắc của phân khúc này khi xu hướng mở rộng của các nhà đầu tư bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam (đặc biệt ngành hàng siêu thị) vẫn tăng cao.

BĐS công nghiệp cũng là một điểm sáng trong năm qua khi liên tục tăng về giá thuê và tỉ lệ lấp đầy. Giá thuê cao do nguồn cung hạn chế, tỷ lệ lấp đầy tăng nhẹ theo năm (bình quân ước đạt trên 82%). Phân khúc này tiếp tục được đánh giá lạc quan trong năm sau khi dự báo giá thuê không giảm, ghi nhận xu hướng đầu tư vào nhà kho/nhà xưởng xây sẵn, logistics, data centers...

BĐS nhà ở chịu nhiều ảnh hưởng từ những yếu tố biến động khách quan, chủ quan của thị trường, chưa thể có sự phục hồi nhanh như kỳ vọng trong trong năm qua. Nguồn cung khan hiếm khiến giá bán tăng nhẹ, cộng với chính sách siết tín dụng BĐS khiến tỷ lệ hấp thụ giảm mạnh từ quý 3/2022, và càng giảm sâu hơn trong quý 4/2022. Dự báo, nguồn cung nhà ở vẫn chưa có cải thiện nhiều trong năm 2023 do vướng mắc pháp lý chưa được tháo gỡ, giá bán đi ngang, tỷ lệ hấp thụ được kỳ vọng sẽ có chuyển biến tích cực hơn từ cuối quý 2, đầu quý 3/2023 – khi các giải pháp tháo gỡ các điểm nghẽn thị trường từ Chính phủ và các doanh nghiệp BĐS bắt đầu phát huy tác dụng.

“Trái ngược với kỳ vọng thị trường bất động sản 2022 sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hậu COVID, hiện thực biến động đã làm nhiều doanh nghiệp bất động sản không kịp trở tay”, ông Tiến đánh giá.

Nửa đầu năm, nền kinh tế phục hồi nhanh, tâm lý đầu tư thay đổi tích cực sau cao điểm dịch bệnh, nguồn cung mới khoảng 55.000 sản phẩm tạo kỳ vọng cho nhiều nhà đầu tư. Thời điểm này, nhà nước thực hiện gói hỗ trợ phục hồi kinh tế 350.000 tỷ, thu thập ý kiến để sửa Luật. Khách hàng xem BĐS là lựa chọn đầu tư hàng đầu, và quan tâm mở rộng danh mục đầu tư tại các thị trường mới nổi. Chủ đầu tư, doanh nghiệp dịch vụ BĐS triển khai hàng loạt kế hoạch để khôi phục hoạt động kinh doanh, phát triển sản phẩm, thị trường, thị phần sau dịch. Tính thanh khoản chung của thị trường khá tốt.

Nửa cuối năm, thị trường BĐS không duy trì được đà tăng trưởng kỳ vọng. Thị trường đảo chiều rất nhanh do chịu ảnh hưởng của các yếu tố khách quan (căng thẳng Nga – Ukraine); Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng lãi suất), chủ quan (siết pháp lý, tín dụng BĐS; tăng cường thanh tra chủ đầu tư BĐS). Nguồn cung và lượng giao dịch giảm mạnh, giá bán đi ngang hoặc giảm cục bộ tại một số khu vực. Hạn chế "room" tín dụng BĐS khiến cả chủ đầu tư và khách hàng mua ở thực đều khó tiếp cận nguồn vốn vay. Lúc này, Nhà nước phải cân đối giữa kiềm chế lạm phát, giữ ổn định thị trường, đồng thời triển khai các giải pháp cân đối nguồn cung BĐS.

Thị trường trầm lắng, thanh khoản kém, thiếu hụt dòng tiền nghiêm trọng, hầu hết các chủ đầu tư và các doanh nghiệp BĐS phải tập trung tái cấu trúc, tinh giản cơ cấu tổ chức, điều chỉnh chiến lược, định vị lại sản phẩm, phân khúc, thị trường, chuẩn bị các kịch bản ứng phó dài hạn khi thị trường rơi vào giai đoạn “ngủ đông”. Thị trường chuyển biến không tích cực khiến cho khách hàng mua BĐS cũng gặp khó, không tiếp cận được vốn vay, khách hàng đã sử dụng đòn bẩy tài chính để mua BĐS thì khó lại càng chồng thêm khó khi lãi suất cho vay tăng “sốc”, xuất hiện tâm lý thận trọng, chờ “bắt đáy” với các quyết định mua hàng BĐS.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Để giá chung cư ổn định, cần có sự phối hợp giữa cơ quan nhà nước và các chủ thể tham gia trên thị trường.

Chuyên gia hiến kế hạ giá nhà chung cư

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, giá chung cư Hà Nội sẽ có điểm điều chỉnh nhưng không nhiều. Để giá chung cư ổn định, cần có sự phối hợp giữa cơ quan Nhà nước và các chủ thể tham gia trên thị trường.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Giá chung cư ở Hà Nội tăng liên tục do đâu?

Giá chung cư ở Hà Nội tăng liên tục do đâu?

Khi so sánh giữa các dòng sản phẩm, người mua có nhu cầu ở thực có thể nhận thấy giá căn hộ vẫn ở mức hợp lý hơn so với những sản phẩm liền thổ trong dự án như biệt thự và nhà liền kề. Từ đó, dẫn đến câu chuyện ghi nhận mức tăng về nhu cầu và giá sơ cấp của phân khúc căn hộ trong quý I/2024.

Chat với BizLIVE