Chứng khoán 24/8

Bế tắc phát triển đà tăng, nhà đầu tư e ngại hiện tượng kéo xả?

Các trụ hàng đầu vẫn đảm bảo cho chỉ số neo sát vùng 1.280 điểm bất chấp các nhịp rung lắc nhẹ trong phiên chiều. Tuy nhiên, độ rộng lẫn biên độ của các cổ phiếu hầu hết lại chững lại khiến nhà đầu tư đặt câu hỏi về hiện tưởng kéo xả.
VN-Index phiên 24/8
VN-Index phiên 24/8

Nỗi lo vô hình của nhà đầu tư lúc này là việc các trụ có thể được dùng được kéo và xả các cổ phiếu midcap và penny. Hẳn không mấy nhà đầu tư mong muốn diễn biến này xảy ra, nhưng việc cả thị trường bế tắc trong phát triển đà tăng ở phiên sáng lẫn phiên chiều khiến hoài nghi đặt ra.

VN-Index tới cuối phiên vẫn chỉ loay hoay ở ngay dưới 1.280 điểm. Chỉ số tăng 6,35 điểm lên 1.277,16 điểm (+0,5%). Thanh khoản đạt 601,88 triệu đơn vị, tương đương 15.195 tỷ đồng.

Các cổ phiếu trong VN30 đều làm rất tròn vai như VNM (+2,5%), VCB (+2,2%, STB (+1,6%), TCB (+1,2%), POW (+1,1%) nhưng thị trường ít có sự thay đổi. Số mã tăng vẫn là trên 50% trong khi đó có 33,4% mã giảm giá.

Trên HNX và UPCoM, tâm lý của nhà đầu tư tỏ ra hào phóng và cả 2 chỉ số đều ghi nhận mức tăng tốt hơn. HNX-Index tăng 0,72% còn UPCoM-Index tăng 0,56%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 2.700 tỷ đồng.

*****

Các mã sôi động nhất HOSE như GEX (+4,07%), VNM (+2,24%), DGC (+3,38%), HAG (+3,64%), DCM (+5,41%) đều duy trì thành quả giao dịch cho tới cuối phiên sáng. Tuy nhiên, thực tế thì đà tăng của các mã này có sự dàn trải.

Để mở rộng thêm độ rộng của sắc xanh, các cổ phiếu này cần phải có sự cải thiện so với đầu phiên sáng. Tuy nhiên, rốt cuộc thị trường đang gặp phải một bức tường vô hình.

VN-Index tới cuối phiên sáng vẫn chưa vượt được qua mốc 1.280 điểm, tăng 6,72 điểm lên 1.277,53 điểm. Giá trị giao dịch đạt 8.876 tỷ đồng, cao hơn so với phiên sáng hôm qua gần 1.000 tỷ đồng.

Trong khi đó, HNX-Index đã vươn lên được 300 điểm (+0,3%). Giá trị giao dịch sàn đạt 917 tỷ đồng.

*****

VN-Index đã nảy lên khá nhanh trong phiên chiều qua và tạo nên một sự phản ứng được xem là chuẩn mực khi chạm vào đường MA20.

Các mã vốn hóa lớn như VNM (+2%), VCB (+1,7%), CTG (+0,7%), VIC (+0,9%) đang thể hiện hiện rõ tham vọng muốn chỉ số tranh thủ đà tăng để vượt được mốc 1.280 điểm.

Mức độ lan tỏa mà các mã trụ để lại cho thị trường đang khá tốt với 45% mã tăng so với 36% mã giảm. Nhà đầu tư đang hào hứng với các cổ phiếu như GEX (+3,87%), HAG (+3,64%), HDG (+2,58%), PNJ (+2,62 tỷ đồng), DBC (+2,11%), DGC (+2,84%) đều giao dịch được trên 100 tỷ đồng.

Sau một phiên hụt thanh khoản, thì HOSE cũng đang ghi nhận dòng tiền cải thiện hơn. Cụ thể, tại thời điểm 10h30, đã có thêm gần 500 tỷ đồng được bổ sung vào giá trị giao dịch của sàn, đạt 5.585 tỷ đồng.

Trên HNX, PVS (0%), IDC (-0,62%), PLC (+2,84%), PVC (+5,91%) đang biến động trái chiều nhau khiến cho chỉ số có biên độ hẹp hơn, áp sát mốc 300 điểm.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm sau 4 phiên

VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm sau 4 phiên

Chuỗi 4 phiên giao dịch dưới mốc 1.200 điểm đã tạm thời được cắt đứt. VN-Index đã xuất hiện một phiên tăng hơn 2% giúp cho nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu, cũng như nhóm đã bắt đáy có được sự nhẹ nhõm trong tâm lý giao dịch.

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

Theo sát hành trình chi tiêu không tiền mặt của khách hàng từ những ngày đầu ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng đến cột mốc tái cấu trúc thẻ cách đây nhiều năm, dấu ấn của VIB không chỉ là những con số biết nói, là vị thế dẫn đầu về công nghệ, ưu đãi và trải nghiệm người dùng, mà còn là sự tin tưởng, gắn bó của chủ thẻ.

Chat với BizLIVE