Bất chấp dòng vốn đầu tư "khủng", nhiều dự án năng lượng sạch vẫn nằm "đắp chiếu"

Số lượng các dự án năng lượng sạch được xây dựng đang giảm mạnh trên khắp nước Mỹ dù lĩnh vực này thu hút dòng vốn đầu tư khủng.

Ngay cả khi công cuộc lắp đặt năng lượng mặt trời và gió đang được lên kế hoạch với quy mô lớn chưa từng có, số lượng các dự án xây dựng lại giảm mạnh trên khắp nước Mỹ, theo WSJ.

Bất chấp việc hàng tỷ USD tín dụng thuế liên bang được triển khai dành riêng cho các nhà đầu tư năng lượng sạch, tốc độ phát triển các dự án còn khá chậm, thậm chí nhiều khả năng đối mặt với triển vọng không chắc chắn. Cái khó trong chuỗi cung ứng, gián đoạn kết nối lưới điện và điều kiện pháp lý đầy thách thức trên toàn cầu được cho là 3 trong số những nguyên nhân chính khiến quá trình lắp đặt năng lượng mặt trời và gió chưa thực sự đi đúng kế hoạch.

Theo S&P Global Market Intelligence, hoạt động lắp đặt năng lượng gió mới giảm 77,5% trong quý 3/2022. Báo cáo từ Hiệp hội Công nghiệp Năng lượng Mặt trời và công ty nghiên cứu Wood Mackenzie cũng cho thấy hoạt động lắp đặt năng lượng mặt trời quy mô tiện ích mới có thể sẽ giảm 40% vào năm 2022.

Theo các chuyên gia, nhu cầu đối với các dự án tái tạo đang rất lớn. Ngành công nghiệp này sẵn sàng khởi động một cuộc cách mạng sau một loạt các đạo luật hỗ trợ, chẳng hạn như Đạo luật Giảm lạm phát IRA, mở rộng và tăng tín dụng thuế cho các dự án năng lượng sạch. Các biện pháp khuyến khích cũng được triển khai nhằm đẩy mạnh dự án dự trữ hydro và pin xanh cho lưới điện. Tuy nhiên, sự thành công của IRA, mục tiêu khí hậu của chính quyền Tổng thống Joe Biden cùng công cuộc khử cacbon trên khắp các tiểu bang lại phụ thuộc vào việc năng lượng tái tạo có được bổ sung vào lưới điện hay không.

im-707625-8278.jpeg

Bất chấp dòng vốn đầu tư "khủng", nhiều dự án năng lượng sạch vẫn nằm "đắp chiếu"

Hơn 40 tỷ USD phục vụ các dự án năng lượng gió, năng lượng mặt trời và pin đã được công bố trong 3 tháng cuối năm. Con số này bằng tổng lượng tiền đầu tư vào năng lượng sạch trong suốt năm 2021, theo Hiệp hội năng lượng sạch Mỹ. Các tập đoàn lớn nằm trong danh sách những người mặn mà nhất với năng lượng sạch khi cam kết cung cấp đủ năng lượng gió và mặt trời cho hơn 1.000 trung tâm dữ liệu.

“Mười năm nữa sẽ có một sự thay đổi lớn. Một lượng điện đáng kể sẽ đến từ năng lượng tái tạo”, Matt Birchby, Chủ tịch Swift Current Energy LLC nói, đồng thời cho biết thời gian xử lý trung bình đối với các thiết bị điện áp cao đã tăng từ 30 tuần lên hơn 70 tuần.

“Bạn gần như sẽ cảm thấy mình đang sống trong cuốn tiểu thuyết của Tom Clancy,” Birchby nói. Ông cho biết Swift Current Energy đã ký hợp đồng mua gần 1 tỷ USD các tấm pin mặt trời do Mỹ sản xuất.

Theo các chuyên gia, nỗ lực tạo ra một chuỗi cung ứng năng lượng mặt trời có thể đáp ứng đủ nhu cầu trong nước dự kiến sẽ mất một vài năm. Trong khi đó, nhập khẩu tấm nền (80% trong số đó đến từ Trung Quốc và các nước châu Á khác) hiện đang giảm tốc sau những thay đổi về chính sách lao động. Ước tính, vài nghìn container vận chuyển tấm pin mặt trời đã bị Hải quan Mỹ bắt giữ gần các cảng như Los Angeles.

im-707621-6396.jpeg

Theo S&P Global Market Intelligence, hoạt động lắp đặt năng lượng gió mới giảm 77,5% trong quý 3/2022.

Quảng cáo

Được biết ngành công nghiệp gió đã phải vật lộn trước những thách thức về chuỗi cung ứng cũng như logistics, trong đó, sự không chắc chắn về chính sách thuế liên bang là một trong những yếu tố quan trọng làm chậm quá trình lắp đặt. Các công ty đang chờ hướng dẫn của Bộ Tài chính để phác thảo chi tiết các dự án đủ điều kiện nhận tín dụng thuế từ Đạo luật Giảm lạm phát. Theo các nhà phát triển, ngay cả lĩnh vực lưu trữ pin - ngành ghi nhận nhiều bước tiến vào năm 2022, cũng bị ảnh hưởng do các vấn đề chuỗi cung ứng.

Thời gian, chi phí kết nối pin mới, trang trại gió và mặt trời với lưới điện cũng gặp vấn đề tương tự. Theo Caitlin Smith, Giám đốc cấp cao về quy định, đối ngoại và ESG tại Jupiter Power - công ty chuyên phát triển các dự án pin độc lập, ước tính quá trình kết nối có thể kéo dài đến năm 2032 ở một số thị trường.

Theo WSJ, hiện có khoảng 8.100 dự án đã được triển khai tại Mỹ vào năm 2021, tăng từ 5.600 dự án vào năm 2020. Nghiên cứu hồi năm ngoái của Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley cho thấy thời gian chờ kết nối đã tăng lên khoảng 3,7 năm đối với các dự án được bàn giao từ năm 2011 đến năm 2021, tăng từ khoảng 2,1 năm trong thập kỷ trước. Lạm phát được cho là một trong những nguyên nhân chính.

“Nó dẫn đến nhiều điều không chắc chắn khi bạn phải xếp hàng đợi khoảng hơn 3 năm trước khi nhận được thỏa thuận kết nối”, Joe Rand, trợ lý kỹ thuật khoa học cấp cao tại phòng thí nghiệm quốc gia cho biết.

im-707614-1971.jpeg

Hơn 40 tỷ USD phục vụ các dự án năng lượng gió, năng lượng mặt trời và pin đã được công bố trong 3 tháng cuối năm.

Chỉ 23% các dự án phát điện từ năm 2000 đến 2016 được xây dựng. Tỷ lệ này thậm chí còn thấp hơn đối với năng lượng gió (20%) và năng lượng mặt trời (16%). Theo phòng thí nghiệm quốc gia, khoảng 19 gigawatt gió và hơn 60 gigawatt năng lượng mặt trời đã bị rút khỏi các dự án kết nối vào năm 2020 và 2021.

Trước đó, hồi tháng 8/2022, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) trị giá 430 tỷ USD như một cách để đầu tư cho một số lĩnh vực như khí hậu, thuế và chăm sóc sức khỏe. Trong đó, IRA dành ra 370 tỷ USD hỗ trợ nước Mỹ chống biến đổi khí hậu và an ninh năng lượng, thúc đẩy năng lực sản xuất điện gió, pin mặt trời và xe điện trong nước.

“Đạo luật Giảm lạm phát là một trong những đạo luật quan trọng nhất trong lịch sử của chúng ta. Với luật này, người dân Mỹ đã chiến thắng”, Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh.

Nhờ IRA, các tấm pin mặt trời đã được đầu tư lắp đặt tại nhiều khu đất trống hoặc sân thượng các tòa nhà thương mại. Cộng đồng những người thuê nhà và cư dân căn hộ theo đó có thể đăng ký sử dụng năng lượng mặt trời và đóng phí hàng tháng dựa trên mức độ tiêu thụ. Hóa đơn điện nước cũng được chiết khấu thêm để khuyến khích người dân sử dụng nguồn điện sạch.

im-707611-6474.jpeg

Hồi tháng 8/2022, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) trị giá 430 tỷ USD

Sau khi IRA được thông qua, việc phát triển các dự án năng lượng mặt trời cộng đồng tại 21 tiểu bang và Washington D.C trở nên thêm rẻ và dễ dàng. Đạo luật cũng dành ra 7 tỷ USD giúp những lao động thu nhập thấp có cơ hội tiếp cận công nghệ không phát thải, đồng thời thiết lập các chương trình năng lượng mặt trời từ nay cho đến ít nhất tháng 9/2024.

Theo Bloomberg, IRA đã cung cấp khoản tín dụng thuế lên đến 50% đối với các dự án xây dựng và lắp đặt hệ thống điện mặt trời phục vụ các hộ gia đình thu nhập thấp để tạo ra 5 megawatt điện. Các dự án pin lưu trữ năng lượng cũng được hưởng ưu đãi thuế tín dụng lên tới 30%.

Theo Markettimes Sao chép

Cùng chuyên mục Năng lượng tái tạo

“Xanh hóa” năng lượng sản xuất: Doanh nghiệp có thể tự chủ đầu tư nhưng cần chính sách rõ ràng hơn

“Vấn đề tài chính để đầu tư vào năng lượng xanh, nhiều doanh nghiệp có thể tự chủ được, nhưng vấn đề là chính sách phải được khơi thông, phải rõ ràng và có sự hỗ trợ từ các cơ quan nhà nước, không hẳn là hỗ trợ tài chính”, ông Nguyễn Hữu Thắng, Chủ tịch HĐQT Intech Group cho biết.

Đến năm 2045, tỷ trọng năng lượng tái tạo sẽ chiếm 65 - 70% trong tổng năng lượng sơ cấp Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030

Cơ chế bù chéo giá điện kéo dài, chưa tính đúng, tính đủ... cản trở thu hút đầu tư vào ngành điện

Theo các chuyên gia, giá điện cần được điều chỉnh theo giá thị trường, tính đúng, tính đủ để đảm bảo việc thu hút đầu tư ngành điện, tránh nguy cơ thiếu điện trong tương lai.

Một năm tăng giá điện 2 lần, EVN vẫn báo lỗ gần 30.000 tỷ đồng Giá điện bán buôn âm khi năng lượng tái tạo dư thừa

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030

Với tiềm năng khổng lồ về năng lượng mặt trời và điện gió, đồng thời, có thể giải quyết thử thách về than đá thông qua hợp tác, cộng thêm việc các chính sách công có thể tăng quy mô cho các giải pháp tài chính mới, chuyên gia của HSBC cho rằng nguồn năng lượng tái tạo tại ASEAN có thể tăng gần gấp 3 vào cuối thập kỷ này.

HSBC: Khởi đầu hanh thông của kinh tế Việt Nam phát tín hiệu tích cực về triển vọng cả năm HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,5%

EliTe Solar muốn làm nhà máy sản xuất pin mặt trời công suất 800 triệu tấm/năm tại Hà Nam

Sau nhà máy tại Bắc Giang, EliTe Solar - ông lớn sản xuất pin mặt trời có trụ sở chính tại Trung Quốc đang lên kế hoạch xây dựng nhà máy tại Hà Nam với công suất lên đến 800 triệu tấm pin/năm.

Bùng nổ năng lượng tái tạo, "miếng bánh" nào cho doanh nghiệp Việt? Một "đại gia" năng lượng tái tạo muốn bán 50% cổ phần DA điện gió 2.000 tỷ đồng tại Quảng Trị cho đối tác Trung Quốc

Bùng nổ năng lượng tái tạo, "miếng bánh" nào cho doanh nghiệp Việt?

Theo giới chuyên gia, nếu không có chiến lược dài hạn cộng với việc chủ động nội địa hoá thì các doanh nghiệp Việt có thể ‘thua ngay trên sân nhà” khi cạnh tranh thị phần ‘miếng bánh’ mang tên năng lượng tái tạo.

Một "đại gia" năng lượng tái tạo muốn bán 50% cổ phần DA điện gió 2.000 tỷ đồng tại Quảng Trị cho đối tác Trung Quốc Trung Quốc phóng vệ tinh năng lượng mặt trời: Mỏng như thẻ ngân hàng, dễ dàng gấp gọn, cạnh tranh với tham vọng của Mỹ