An Khang, Pharmacity đang ở đâu khi Long Châu tiến đến mục tiêu 1.900 cửa hàng, bành trướng sang mảng tiêm chủng?

Trong khi hai chuỗi nhà thuốc An Khang và Pharmacity vẫn loay hoay làm sao để mô hình bán lẻ thuốc hiệu quả thì Long Châu đã bắt đầu tìm kiếm tăng trưởng mới thông qua kế hoạch chuyển đổi từ bán lẻ sang nền tảng chăm sóc sức khỏe.

Sau khi thử nghiệm mở 10 trung tâm tiêm chủng trong năm 2023, FPT Retail đặt mục tiêu mở mới 100 trung tâm tiêm chủng vaccine trong năm 2024.
Sau khi thử nghiệm mở 10 trung tâm tiêm chủng trong năm 2023, FPT Retail đặt mục tiêu mở mới 100 trung tâm tiêm chủng vaccine trong năm 2024.

FPT Retail tăng tốc mở rộng hệ sinh thái y tế

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, chia sẻ về định hướng năm 2024, bà Nguyễn Bạch Điệp, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail, mã FRT) cho biết trong bối cảnh thị trường sản phẩm công nghệ và điện tử gia dụng (ICT&CE) đã đạt đến điểm bão hoà và sức mua đối với nhóm mặt hàng không thiết yếu sẽ cần thời gian phục hồi thì mảng dược phẩm đã và sẽ là động lực tăng trưởng chính của FPT Retail.

Theo đó, FPT Retail sẽ dồn lực phát triển hệ sinh thái y tế thông qua chiến lược "Long Châu Healthcare Platform", với "vòng đời sức khỏe", tập trung vào 6 mảng: y tế dự phòng (quy mô thị trường 1-3 tỷ USD, thông qua các trung tâm tiêm chủng), chẩn đoán (1 tỷ USD, trung tâm xét nghiệm), điều trị (10 tỷ USD), nhà thuốc (7 tỷ USD), theo dõi tại nhà và bảo hiểm.

Hiện FPT Retail vẫn để ngỏ kế hoạch tham gia hai mảng trung tâm xét nghiệm và thị trường điều trị nhưng lãnh đạo FPT Retail khẳng định trong tương lai vẫn có ý định tham gia để khép kín hệ sinh thái phục vụ sức khỏe.

Còn trong năm 2024, FPT Retail có kế hoạch tiếp tục mở rộng chuỗi Long Châu với 400 nhà thuốc mở mới, nâng tổng số cửa hàng lên khoảng 1.900 vào cuối năm 2024. Trung bình mỗi nhà thuốc có vốn đầu tư khoảng 800 triệu đồng, sau ba tháng sẽ hòa vốn. Trong năm 2023, công ty đã tăng quy mô của chuỗi nhà thuốc Long Châu lên 1.497 cửa hàng (tăng 560 cửa hàng so với năm 2022), vượt qua Pharmacity để trở thành chuỗi nhà thuốc số 1 cả nước.

Đồng thời, sau khi thành công với việc thử nghiệm mở 10 trung tâm tiêm chủng trong năm 2023, FPT Retail cũng đặt mục tiêu mở mới 100 trung tâm tiêm chủng vaccine trong năm nay. Đây là bước tiến quan trọng góp phần hình thành hệ sinh thái chăm sức khỏe của công ty trong tương lai.

Để thực hiện kế hoạch này, FPT Retail dự kiến sẽ huy động vốn thông qua chào bán cổ phần riêng lẻ cho nhà đầu tư (tối đa 10%). Tuy nhiên, cho đến nay, công ty vẫn chưa thông báo cụ thể về quy mô số vốn sẽ huy động.

Có thể thấy, nền tảng chăm sóc sức khỏe là sân chơi sôi động hơn rất nhiều so với bán lẻ nhà thuốc, với hai đối thủ cạnh tranh chính của Long Châu là Pharmacity và An Khang. Tất nhiên, khi tham gia vào mảng này, FPT Retail cũng phải đối mặt với những tên tuổi đi trước, song ngoại trừ VNVC với hơn 160 trung tâm tiêm chủng trên cả nước, các đơn vị tiêm chủng dịch vụ khác như Nhi Đồng 315, Vinmec, Melatec… vẫn chưa có sự đầu tư mở rộng nhiều.

Theo đánh giá của Chủ tịch FPT Retail, thị trường tiêm chủng tại Việt Nam có tiềm năng lớn khi tỷ lệ bao phủ vaccine tại Việt Nam hiện chỉ mới chiếm 4-5% tỷ lệ dân số và các nhóm vaccine mới dự báo “rất hot” sẽ đáp ứng đúng nhu cầu cao của khách hàng hiện nay.

Lãnh đạo FPT Retail cũng khẳng định mảng tiêm chủng sẽ ghi nhận tăng trưởng tích cực dựa trên kinh nghiệm đúc rút từ thời gian triển khai thử nghiệm các trung tâm tiêm chủng vaccine và kinh nghiệm thị trường, vận hành đã có trong ngành chăm sóc sức khỏe thông qua chuỗi nhà thuốc Long Châu.

Với lợi thế sử dụng chung mặt bằng với nhà thuốc Long Châu, khả năng mở rộng các trung tâm tiêm chủng của FPT Retail rất nhanh. Đến tháng 5/2024, số lượng trung tâm tiêm chủng của FPT Retail đã cán mốc 60 trung tâm, trong đó, các trung tâm hoạt động trên 6 tháng đã có thể đem về doanh thu thực tiêm là 1,5 tỷ đồng/trung tâm, vượt doanh thu bình quân 1,2 tỷ đồng của cửa hàng thuốc Long Châu.

Pharmacity, An Khang vẫn loay hoay tìm "công thức thành công"

Quay trở lại với chuỗi nhà thuốc Long Châu, trong quý đầu năm 2024, FPT Retail đã tiếp tục nâng số cửa hàng Long Châu lên 1.587 cửa hàng. Cùng với tăng trưởng về quy mô cửa hàng, doanh thu chuỗi Long Châu trong quý I cũng tăng 68% so với cùng kỳ, đạt 5.534 tỷ đồng, chiếm 61% tổng doanh thu của FRT.

Quảng cáo

Hiện biên lợi nhuận gộp ước tính của chuỗi Long Châu đã đạt trên 23% nhờ lợi thế về danh mục sản phẩm rộng, đặc biệt là các loại thuốc kê đơn, và lợi thế quy mô với độ phủ lớn.

nha-thuoc-6364.png

Nếu so sánh về hiệu quả hoạt động, Long Châu đang vượt xa An Khang - chuỗi nhà thuốc được Thế Giới Di Động (MWG) mua lại cũng trong năm 2017 và có mô hình hoạt động có nhiều tương đồng với Long Châu.

Tuy nhiên, theo đánh giá của người mua, vị trí của An Khang không "đắc địa" và giá bán cũng không cạnh tranh bằng chuỗi cửa hàng thuốc thuộc FPT Retail. Hơn thế nữa Long Châu còn có lợi thế hơn An Khang về mảng thuốc kê đơn cho các bệnh mãn tính nên An Khang sẽ khó giành được thị phần từ kênh nhà thuốc bệnh viện.

Với An Khang, MWG từng đặt kỳ vọng sẽ đạt điểm hòa vốn vào cuối năm 2023 nhưng đến quý I/2024, mảng dược phẩm của MWG vẫn chưa thể "mang tiền về cho mẹ" khi chuỗi nhà thuốc này vẫn lỗ tính thuế gần 70 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế từ năm 2016 tới hết quý I năm nay lên hơn 731 tỷ đồng.

Trong khi Long Châu vẫn đẩy mạnh chiến lược mở rộng trong năm 2024, thì An Khang lại tiếp tục chiến lược ngưng mở mới và dự kiến sẽ không mở cửa hàng mới trước khi đạt điểm hòa vốn. Đến hết quý I, số lượng cửa hàng An Khang đang dừng lại ở con số 526, giảm 1 cửa hàng so với cuối năm 2023.

Theo ban lãnh đạo MWG, An Khang vẫn chưa thể đạt điểm hòa vốn bởi tốn nhiều chi phí nâng cấp cửa hàng và thử nghiệm để tìm "công thức thành công". Để đạt điểm hòa vốn thì doanh thu trung bình trên mỗi cửa hàng của An Khang phải đạt 550 triệu đồng, từ mức 450 triệu đồng vào cuối năm 2023. Do đó, năm nay, An Khang sẽ tập trung cho mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của các cửa hàng, và duy trì tăng trưởng hai chữ số.

Lãnh đạo MWG cũng cho biết, năm nay, An Khang có thể bước vào giai đoạn mở rộng nếu vận hành ổn định, có hiệu quả và xây dựng được mô hình kinh doanh thành công.

Trong báo cáo hồi tháng 4, Chứng khoán SSI nhận định An Khang vẫn có cơ hội giành thị phần từ các nhà thuốc nhỏ hơn trong dài hạn nhờ yếu tố có hóa đơn điện tử, giúp bệnh nhân có thể làm đơn bồi thường từ bảo hiểm y tế tư nhân và thuốc có nguồn gốc rõ ràng là mối quan tâm hàng đầu của người bệnh.

SSI Research cho rằng trong ngắn hạn nhà thuốc An Khang cần tinh chỉnh lại danh mục sản phẩm theo hướng đa dạng hơn, công việc này sẽ mất rất nhiều thời gian do đó chuỗi nhà thuốc vẫn có thể chưa thể thoát lỗ. Chứng khoán SSI dự báo chuỗi An Khang sẽ tiếp tục lỗ lần lượt 339 tỷ đồng và 243 tỷ đồng năm 2024 - 2025.

Tương tự, một đối thủ của Long Châu và An Khang là Pharmacity cũng đang dần đuối sức trong “cuộc đua tam mã” giữa các nhà thuốc hiện đại. Sau thời gian “đốt tiền” để đạt đỉnh quy mô gần 1.100 cửa hàng vào cuối tháng 9/2022 đến cuối năm 2023, số lượng cửa hàng Pharmacity đã giảm về gần 1.000 cửa hàng. Sự thu hẹp quy mô của Pharmacity gắn liền với bối cảnh cơ cấu cổ đông lớn và nhân sự cấp cao có nhiều biến động kể từ tháng 9/2022.

Trong một chia sẻ với truyền thông hồi tháng 4, ông Deepanshu Madan - người đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc Pharmacity từ tháng 11/2023 - cho biết Pharmacity đã trải qua một giai đoạn chuyển đổi chông gai trong 18 tháng qua. “Chúng tôi thừa nhận chuỗi còn nhiều thiếu sót, từ định giá bán sản phẩm chưa cạnh tranh với thị trường đến không đảm bảo được lượng hàng hóa tại nhà thuốc đủ để đáp ứng nhu cầu người dân”, ông nói.

Theo lãnh đạo Pharmacity, chuỗi này gặp khó khăn trong việc đảm bảo dự trữ được đúng và đủ số lượng thuốc ở các nhà thuốc của mình. Ngoài ra, chiến lược giá của chuỗi cũng chưa thực sự phù hợp với thị trường nên giá bán thường cao hơn so với thị trường.

Do đó, chuỗi nhà thuốc này đang nỗ lực phục vị bằng việc định hình lại hoạt động kinh doanh thông qua chiến lược cung cấp đủ thuốc, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe với mức giá cạnh tranh. Hiện, Pharmacity đã phải điều chỉnh giá bán một của hơn 1.000 mặt hàng thuốc.

Như vậy, dù có sự thụt lùi so với Long Châu trong giai đoạn vừa qua nhưng cả An Khang và Pharmacity đều đang có những kế hoạch để trở lại đường đua trong giai đoạn sắp tới.

Cuộc đua giữa các chuỗi nhà thuốc này được dự báo vẫn sẽ khốc liệt nhất là khi kênh nhà thuốc hiện đại ở Việt Nam vẫn còn dư địa để giành thị phần từ các nhà thuốc nhỏ lẻ và nhà thuốc bệnh viện - vốn vẫn chiếm khoảng 85% tổng giá trị thị trường.

Theo Thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Giá chung cư ở TP. Hồ Chí Minh bất ngờ quay đầu giảm

Sự thay đổi về cơ cấu nguồn cung trong quý đã góp phần làm thay đổi giá bán sơ cấp trung bình của toàn thị trường. Hết quý III/2024, giá trung bình nguồn cung sơ cấp (bao gồm cả hàng tồn kho & nguồn cung mới) toàn TP. Hồ Chí Minh đạt 68 triệu đồng/m2 thông thủy.

Sẽ có gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho nhà xã hội ngay trong tháng 10 Siêu cảng 55.000 tỷ đồng của Việt Nam sẽ sở hữu cầu vượt biển dài gần 18km, gấp 3 lần cầu vượt biển dài nhất Đông Nam Á

Thêm 54 thửa đất ở huyện vùng ven Hà Nội chuẩn bị được mang ra đấu giá

Công ty Đấu giá hợp danh Số 5 - Quốc gia vừa thông báo, vào ngày 13/10 sẽ phối hợp với Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Quốc Oai tổ chức đấu giá 54 thửa đất tại khu đất đấu giá thôn Sơn Trung, xã Yên Sơn.

Tại sao dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô giảm 2.129 tỷ đồng vốn đầu tư? 70% căn hộ chung cư bán được ở Hà Nội có giá trên 4 tỷ đồng

70% căn hộ chung cư bán được ở Hà Nội có giá trên 4 tỷ đồng

9 tháng đầu năm 2024, các căn hộ trên 4 tỷ đồng chiếm 70% số lượng căn bán được, tăng mạnh từ mức 2% trong năm 2020. Các căn hộ từ 2 - 4 tỷ đồng chiếm 29% thị phần và chỉ 1% số căn hộ có giá dưới 2 tỷ đồng.

Từ ngày 7/10 tới đây, Hà Nội áp dụng quy định mới về tách thửa, giá nhà đất có tăng cao? Siêu dự án 12 tỷ USD ngoài khơi của Việt Nam tăng tốc, “đại gia” dầu khí được dự báo lãi có thể vượt xa kế hoạch

Hà Nội: Nguồn cung căn hộ mới trong quý 3 tăng mạnh nhưng giá trung bình vẫn 70 triệu đồng/m2, dự báo giá còn tiếp tục tăng

Căn hộ ở Hà Nội vẫn thu hút nhờ tổng giá trị phù hợp hơn, tính đa dụng và tiềm năng sinh lời so với các kênh đầu tư khác, nhận định của bà Đỗ Thu Hằng - Giám đốc Cấp Cao, Bộ Phận Nghiên cứu và Tư vấn Savills Hà Nội.

Chung cư phía Nam bước vào cuộc đua cuối năm Giá nhiều chung cư tăng thêm tới 15% sau khi các tuyến metro đi vào hoạt động

Đề xuất loạt tiêu chí xác định giá từng thửa đất theo giá thị trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Thông tư quy định chi tiết về xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn.

Quốc hội yêu cầu tập trung triển khai đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội Phát Đạt chốt thời gian phát hành cổ phiếu hoán đổi khoản nợ 30 triệu USD

Từ ngày 7/10 tới đây, Hà Nội áp dụng quy định mới về tách thửa, giá nhà đất có tăng cao?

Theo giới chuyên môn, việc tăng diện tích tách thửa tối thiểu của TP Hà Nội sẽ giúp hạn chế việc phân lô bán nền manh mún làm xấu bộ mặt đô thị. Tuy nhiên, quy định này cũng tác động đến các nhà đầu tư và những người mua bán bất động sản, nhất là những

Đất nền tách thửa phân lô ven đô vẫn "đóng băng" dù giá giảm sâu 40% Hà Nội: Quyết định tách thửa trở lại – "cơn gió mát" cho đất nền vùng ven

“Ông lớn” bất động sản Singapore muốn rút 70% vốn tại “siêu dự án” Saigon Sports City

Saigon Sports City là dự án khu phức hợp lớn gồm nhà ở cao cấp, khu thương mại dịch vụ và khu thể thao công cộng với quy mô lên đến 64 ha. Đây được xem là một trong những khu phức hợp lớn nhất TP.HCM, thuộc khu liên hợp thể thao Rạch Chiếc, phường An Phú, TP. Thủ Đức.

Bộ GTVT: Tốc độ 350km/h sẽ "hút khách" cao hơn khoảng 12,5% so với tốc độ 250 km/h Hạ tầng Gelex sắp “bỏ túi” hơn 280 tỷ đồng cổ tức từ Viglacera

Không đảm bảo quỹ đất xây nhà ở xã hội, dự án 1.800 tỷ đồng ở Thanh Hóa bị khai tử

UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 3835/QĐ-UBND bãi bỏ Văn bản số 4636/QĐ-UBND ngày 18/11/2021 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu dân cư mới và chợ kết hợp thương mại tại phường Quảng Thọ, TP. Sầm Sơn và phường Quảng Tâm, TP. Thanh Hóa.

Đánh thuế người sở hữu nhiều nhà đất có ngăn chặn được tình trạng đầu cơ, găm giữ với tư duy “không gì giàu bằng buôn đất”? Gần 60.000 tỷ nợ vay của Novaland gồm những gì, ai đang là chủ nợ lớn nhất?

Ứng dụng AI, “siêu cảng” logistics của T&T - YCH giảm 95% thời gian vận chuyển trong kho

“Siêu cảng” ICD Vĩnh Phúc sẽ được tích hợp công nghệ AI hiện đại bậc nhất trên thế giới, kết hợp cùng giải pháp công nghệ đột phá để nâng cao hiệu quả của hệ thống logistics tại Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một mắt xích chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Lợi nhuận quý III của nhiều ngân hàng dự báo tăng trưởng 40-70% Đánh thuế người sở hữu nhiều nhà đất có ngăn chặn được tình trạng đầu cơ, găm giữ với tư duy “không gì giàu bằng buôn đất”?

Đánh thuế người sở hữu nhiều nhà đất có ngăn chặn được tình trạng đầu cơ, găm giữ với tư duy “không gì giàu bằng buôn đất”?

Ông Nguyễn Văn Đỉnh - Chuyên gia pháp lý bất động sản cho rằng, nếu chính sách đánh thuế bất động sản được áp dụng thì hiện tượng đầu cơ bất động sản sẽ gần như bị ngăn chặn.

Đánh thuế bất động sản cần xác định theo giá thị trường Đánh thuế bất động sản bỏ hoang luỹ tiến theo năm?