5 đặc trưng của Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mở "bản sắc" Việt Nam

Theo Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt, với nỗ lực không ngừng nghỉ, Techfest đã góp phần tạo ra một Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mở "bản sắc" Việt Nam, được khái quát trong 05 đặc điểm đặc trưng...

Tổ chức lần đầu tiên vào năm 2015, qua 8 năm, Techfest đã trở thành một sự kiện thường niên có uy tín về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thu hút được sự quan tâm của cộng đồng khởi nghiệp, các chuyên gia, nhà đầu tư, quỹ đầu tư, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và đặc biệt là sự tham gia tích cực của các tập đoàn, tổng công ty trong nước, quốc tế... những năm gần đây.

Năm 2022, mô hình Techfest đã tiếp tục được lan tỏa và cộng hưởng trên cả nước, với hơn 10 Techfest vùng, địa phương được tổ chức. Đồng thời, ra mắt nhiều mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo cấp địa phương như tại Sơn La, Lai Châu, Cần Thơ... và cấp vùng như Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

Tại "Dấu ấn Techfest 2022" - sự kiện điểm nhấn trong chuỗi chương trình Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2022 (Techfest Vietnam 2022) với chủ đề “Đổi mới sáng tạo mở - Khơi nguồn tư duy mới”, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt đã tổng kết và ghi nhận nhiều dấu ấn của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam sau hành trình gần 10 năm "ươm tạo", phát triển.

Theo ông Đạt, việc xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) đã, đang được cộng hưởng và triển khai rộng khắp trên cả nước với mạng lưới hỗ trợ phát triển ngày càng năng động và hiệu quả. Qua đó, hình thành nên một mạng lưới rộng khắp với hơn 400 thành viên, tiếp cận được hơn 1.000 nhà khoa học; nền tảng về hạ tầng và nhân lực ngày càng được củng cố; năng lực kết nối và khai thác nguồn lực quốc tế ngày càng được cải thiện.

Trong đó, ngày càng có nhiều doanh nghiệp lớn, tập đoàn kinh tế tham gia các hoạt động trong hệ sinh thái, hợp tác với các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo non trẻ, tạo thêm nguồn lực quan trọng cho hệ sinh thái.

5-dac-trung-cua-he-sinh-thai-khoi-nghiep-doi-moi-sang-tao-mo-ban-sac-viet-nam-20221204180031-4230.jpg Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại Dấu ấn Techfest 2022".

Năm 2022, hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu ghi nhận Việt Nam xếp thứ 54, tăng 5 bậc so với năm 2021. Việt Nam hiện có 4 "kỳ lân" công nghệ (VNG, VNPAY, Momo, Sky Mavis), khẳng định vị thế là một trong "tam giác" khởi nghiệp của Đông Nam Á, bên cạnh Singapore và Indonesia.

Cả nước hiện có gần 80 cơ sở ươm tạo, 40 tổ chức thúc đẩy kinh doanh, khoảng 170 trường đại học/cao đẳng hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, trong đó có 43 trường đại học thành lập vườn ươm, trung tâm, câu lạc bộ khởi nghiệp lâu dài, hơn 200 khu làm việc chung, khoảng 20 địa phương đã và đang xây dựng đề án hình thành trung tâm hỗ trợ KNĐMST

Cùng với đó, 57/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã ban hành kế hoạch triển khai Đề án 844 và sắp xếp nguồn lực triển khai tại địa phương; 39 tỉnh, thành phố đã ban hành Nghị quyết của HĐND quy định cơ chế tài chính cho hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST".

Chiến lược Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt cũng đã khẳng định xuyên suốt các nhiệm vụ trọng tâm của ĐMST đối với các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ cũng như hình thành và phát triển hệ thống ĐMST quốc gia, thúc đẩy và phát triển các mạng lưới, trung tâm và nền tảng ĐMST mở.

Với Techfesh, mô hình này đã được lan tỏa và cộng hưởng trên cả nước, với hơn 10 Techfest vùng, địa phương được tổ chức trong năm 2022. Đồng thời, ra mắt nhiều mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo cấp địa phương như tại Sơn La, Lai Châu, Cần Thơ, ... và cấp vùng như Đồng Bằng Sông Cửu Long, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ...

5-dac-trung-cua-he-sinh-thai-khoi-nghiep-doi-moi-sang-tao-mo-ban-sac-viet-nam-20221204180224-1608.jpg Techfest được ghi nhận là sự kiện thường niên lớn nhất về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.

5 đặc trưng của "bản sắc" KNĐMST Việt Nam

Quảng cáo

Từ biểu dương, ghi nhận những kết quả ấn tượng, ý nghĩa đã đạt được, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt đã tổng kết, khái quát về Hệ sinh thái KNĐMST mở của Việt Nam với 05 đặc điểm đặc trưng.

Thứ nhất, việc xây dựng và phát triển hệ sinh thái được cộng hưởng và triển khai rộng khắp trên cả nước. Đó là sự đồng hành của các địa phương, các bộ, ban, ngành, với 58 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành kế hoạch triển khai Đề án 844 và sắp xếp nguồn lực triển khai tại địa phương; có 35 tỉnh/thành phố đã ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh/thành phố quy định cơ chế tài chính cho hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo.

Thông qua hoạt động tổng thể của Ban Điều hành Đề án 844 với thành viên là lãnh đạo các bộ ngành, địa phương, các chuyên gia, quỹ đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ đã thực hiện vai trò đầu mối, chủ trì, phối hợp với các bộ ngành, tổ chức chính trị - xã hội triển khai mạnh mẽ các hoạt động trên khắp cả nước.

Hai là, mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đã và đang phát triển ngày càng năng động và hiệu quả, với sự tham gia tích cực của các chủ thể trong hệ sinh thái.

Theo đó, mạng lưới nghiên cứu khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hiện đã có hơn 400 thành viên, tiếp cận được hơn 1.000 nhà khoa học, chuyên gia và các đối tượng quan tâm về khởi nghiệp từ các trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức hỗ trợ trong nước và quốc tế.

Mạng lưới cũng đã liên kết truyền thông với hơn 60 đơn vị đã đồng hành, cam kết và kiến tạo nhiều kênh thông tin từ các phương tiện thông tin truyền thông chính thống tới mạng xã hội, từ địa phương tới trung ương và gắn kết chặt chẽ với các kênh quốc tế, trải rộng từ đưa tin kịp thời, phân tích chuyên sâu tới quảng bá hình ảnh của hệ sinh thái Việt Nam tới cộng đồng quốc tế. Thông qua đó đã và đang từng bước hình thành tinh thần, triết lý và văn hóa khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, văn hóa dấn thân, và văn hóa chấp nhận rủi ro.

Mô hình Techfest được lan tỏa và cộng hưởng trên cả nước, với hơn 10 Techfest vùng, địa phương được tổ chức trong năm 2022, thu hút hàng chục ngàn lượt người tham dự, trình diễn và vinh danh hàng trăm sản phẩm, dịch vụ đổi mới sáng tạo của địa phương, vùng miền.

5-dac-trung-cua-he-sinh-thai-khoi-nghiep-doi-moi-sang-tao-mo-ban-sac-viet-nam-20221204180437-3308.jpg Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nói về 5 đặc trưng của Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mở "bản sắc" Việt Nam.

Ba là, nền tảng về hạ tầng và nhân lực ngày càng được củng cố. Hơn 20 địa phương đã và đang thành lập Trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, kết nối các nguồn lực địa phương, vùng phát triển hệ sinh thái. Hơn 170 trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã và đang có những hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hơn 200 không gian làm việc chung được hình thành và phát triển. Hệ thống cố vấn, huấn luyện viên, tư vấn viên từng bước được chuyên nghiệp hóa, kết nối chặt chẽ với mạng lưới các cố vấn, huấn luyện viên quốc tế.

Bốn là, năng lực kết nối và khai thác nguồn lực quốc tế ngày càng được cải thiện. Thông qua các hoạt động của mình, các cơ quan quản lý cũng như khu vực tư nhân đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ việc hợp tác quốc tế, tạo điều kiện tối đa cho việc thu hút các nguồn lực quốc tế về Việt Nam.

Sau thời kỳ đóng cửa bởi COVID-19, ngày càng nhiều các tổ chức quốc tế kết nối với hệ sinh khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam, mở ra thời kỳ tái hội nhập hậu COVID-19, tạo động lực mới để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam.

Năm là, ngày càng có nhiều doanh nghiệp lớn, tập đoàn kinh tế tham gia các hoạt động trong hệ sinh thái, hợp tác với các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo non trẻ, tạo thêm nguồn lực quan trọng cho hệ sinh thái.

Bên cạnh đó, các hoạt động của hệ sinh thái nói chung ngày càng được mở rộng, gắn kết chặt chẽ với những chương trình, chiến lược của quốc gia và quốc tế như cam kết tại Hội nghị COP26 về giảm phát thải khí nhà kính tới năm 2050, Chương trình Nghị sự 2030 về phát triển bền vững...

"Điển hình như trong Techfest năm nay, đã hình thành các làng công nghệ mới như Công nghệ sinh thái, Kinh tế tuần hoàn, Năng lượng Xanh...", Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nói.

Khởi xướng bởi Bộ Khoa học và Công nghệ, sau 8 năm tổ chức, Techfest được ghi nhận là sự kiện thường niên lớn nhất, có uy tín, thu hút được sự quan tâm của cộng đồng khởi nghiệp, các chuyên gia, nhà đầu tư, quỹ đầu tư, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.

Đến nay, Techfest Vietnam đã thu hút sự tham gia của 2.600 doanh nghiệp khởi nghiệp, 1.000 lượt khách đầu tư trong nước và quốc tế và hơn 20.000 lượt khách tham dự.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Công nghệ

One Mount Group nhận nhiệm vụ xây dựng mạng Blockchain Layer 1 “Make in Vietnam”

Công ty CP One Mount Group - Thành viên của Hiệp hội Blockchain Việt Nam, cam kết đầu tư 200 - 500 triệu USD để làm chủ công nghệ chuỗi khối nền tảng và triển khai mạng blockchain Layer 1, nhằm xây dựng hạ tầng chuỗi khối quốc gia, bao gồm mạng Blockchain

Ứng dụng Blockchain và AI vào học tập để làm chủ tương lai Ông Phan Đức Trung làm Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam

Nóng các từ khóa "phạt nguội", "nghị định 168"

Báo cáo mới đây của Cốc Cốc đã phân tích mức độ quan tâm của người dùng internet đối với Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HHV) 'mua thêm' 2 dự án cao tốc 23.000 tỷ Năm 2025 sẽ khởi công 10 dự án giao thông lớn tại Tp.HCM

"Ông lớn" công nghệ Meta gặp rắc rối tại Mỹ

Quyết định về việc chấm dứt chương trình kiểm chứng thông tin của bên thứ ba tại Mỹ của Meta (công ty mẹ của Facebook) đã gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ từ các nhà nghiên cứu và chuyên gia.

Meta có nguy cơ bị phạt hàng tỷ USD vì vi phạm đạo luật kỹ thuật số EU Tòa án Tây Ban Nha điều tra Meta về việc sử dụng dữ liệu cho AI

Ông Phan Đức Trung làm Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam

Ngày 3/1/2025, Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA) tổ chức thành công Phiên họp lần thứ 4 của Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2022 - 2027. Ông Phan Đức Trung - Phó Chủ tịch Thường trực được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam kể từ ngày 3/1/2025.

Hiệp hội Blockchain Việt Nam đưa Dự án chống lừa đảo vào trọng tâm hoạt động Ứng dụng Blockchain và AI vào học tập để làm chủ tương lai

Ứng dụng Blockchain và AI vào học tập để làm chủ tương lai

Theo Microsoft, cứ 4 người thì có 3 người đang sử dụng AI tại nơi làm việc và mức sử dụng AI tăng gần gấp đôi trong sáu tháng qua. Thực tế, các nghiên cứu toàn cầu dự báo rằng AI sẽ tăng năng suất lao động toàn cầu thêm 40% vào năm 2035, mở ra cơ hội lớn

Thúc đẩy hợp tác đầu tư công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực Blockchain Ứng dụng Blockchain trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng đứng trước nhiều "chông gai"

Tăng cường phòng ngừa, xử lý lừa đảo công nghệ cao trên không gian mạng

Tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang diễn biến phức tạp, với nhiều thủ đoạn hoạt động mới, tinh vi, nhất là tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng, gây thiệt hại lớn về tài sản của người dân.

Cẩn trọng với các hình thức lừa đảo qua giao dịch thẻ FBI: Các vụ lừa đảo liên quan đến tiền kỹ thuật số gây thiệt hại 5,6 tỷ USD Thái Lan thiệt hại hơn 20 triệu USD do lừa đảo trực tuyến

Thanh tra Chính phủ “nhắc tên" Tập đoàn Hoàng Huy tại 2 dự án bất động sản đối ứng BT tại Hải Phòng

Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa có kết luận chỉ ra nhiều hạn chế, thiếu sót tại 02 dự án bất động sản đối ứng BT là dự án Hoàng Huy Sở Dầu và dự án Hoàng Huy Green River tại Hải Phòng.

Thanh tra Chính phủ nhắc tên, cổ phiếu họ “Hoàng Huy” nằm sàn Pyn Elite Fund chi trăm tỷ đồng mua cổ phiếu NTL, Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy có cổ đông lớn mới