Xuất khẩu cá ngừ khó đạt mốc tỷ đô

Xuất khẩu cá ngừ 7 tháng đầu năm đạt 555 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ, các doanh nghiệp kỳ vọng xuất khẩu cá ngừ có thể quay lại mốc 1 tỷ USD của năm 2022, nếu những bất cập về nguyên liệu được tháo gỡ.

Xuất khẩu cá ngừ khó đạt mốc tỷ đô
Ảnh minh họa

Xuất khẩu cá ngừ sang Hàn Quốc tăng trưởng 3 con số

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, sau khi liên tục tăng trưởng 2 con số, từ 16-32%, xuất khẩu cá ngừ tháng 7 đã tăng chậm lại, chỉ tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 7 tháng đầu năm, xuất khẩu cá ngừ đạt 555 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ.

Top thị trường nhập khẩu chính cá ngừ của Việt Nam, gồm: Mỹ (172,733, triệu USD, tăng 21%), EU (107,731 triệu USD, tăng 39,3%), khối thị trường CPTTP (55,943 triệu USD, giảm 0,9%), Hàn Quốc (14,414 triệu USD, tăng 144,4%),   

Liên tục trong 3 tháng trở lại đây, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Hàn Quốc tăng trưởng phi mã ở mức 3 con số. Đáng chú ý, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này trong tháng 6 lập đỉnh, với giá trị xuất khẩu đạt gần 6 triệu USD, tăng gấp gần 6 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Lũy kế 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá ngừ sang Hàn Quốc đạt hơn 14 triệu USD, tăng 144% so với cùng kỳ. Hàn Quốc trở thành 1 trong 10 thị trường đơn lẻ nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam.

Số liệu thống kê của Hải quan cho biết, trong 6 tháng đầu năm nay có 15 doanh nghiệp đang tham gia xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Hàn Quốc. Dẫn đầu trong số này là Nha Trang Bay, Yueh Chyang Canned Food và Trinity Vietnam, chiếm 86% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) có hiệu lực từ tháng 12/2015, đã tạo cơ sở thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước phát triển mạnh mẽ và hiệu quả hơn.

Với dân số hơn 51 triệu dân, Hàn Quốc đang là thị trường tiềm năng đối với các nhà xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam với xu hướng tăng trưởng cao từ năm ngoái.

Hàn Quốc nhập khẩu chủ yếu nhóm cá ngừ chế biến và đóng hộp từ Việt Nam, chiếm tới 99% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, Hàn Quốc nhập khẩu chủ yếu thịt loin cá ngừ vằn hấp đông lạnh.

Quảng cáo

Xu hướng tiêu dùng thủy sản ở Hàn Quốc có sự thay đổi theo xu hướng giảm chi tiêu của người tiêu dùng lại là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu những sản phẩm thủy sản có mức giá phù hợp.

Cũng như Nhật Bản, thị trường Hàn Quốc có lợi thế vị trí địa lý gần, nhu cầu tiêu thụ ổn định sẽ là điểm đến của nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới, trong bối cảnh lạm phát khiến tiêu thụ giảm mạnh ở các thị trường phương Tây.

Bên cạnh đó, căng thẳng Biển Đỏ khiến giá cước vận tải biển đi Mỹ và châu Âu tăng vọt thì những thị trường gần như Hàn Quốc đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Đặc biệt, trong khi Hàn Quốc giảm nhập khẩu cá ngừ từ các nước, lại tăng nhập khẩu từ Việt Nam.

Khó làm giấy xác nhận nguyên liệu (S/C) do vướng Nghị định 37

Theo các doanh nghiệp, nguồn cung cá ngừ vằn nguyên liệu trong nước đang sụt giảm, do quy định về kích cỡ tối thiểu của cá ngừ vằn cho phép khai thác hiện nay trong Nghị định 37 đang “bó chân” doanh nghiệp. Vì vậy, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Hàn Quốc trong nửa cuối năm khó có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng như hiện nay.

Bà Lê Hằng, Giám đốc Truyền thông VASEP cho biết, trong 2 tháng qua kể từ khi Nghị định 37 có hiệu lực, một số doanh nghiệp cá ngừ đã dừng hoàn toàn việc thu mua nguyên liệu cá vằn khai thác trong nước của ngư dân do không đảm bảo kích cỡ 100% đạt 0,5 mét trở lên.

“Hầu hết các cảng cá hiện nay cũng đã ngừng xác nhận nguyên liệu (S/C) cho các lô hàng cá ngừ vằn do kích thước cá khai thác nhỏ hơn quy định của Nghị định 37. Trong khi tháng 7, 8 và 9 là giai đoạn “vào vụ” cao điểm khai thác cá ngừ vằn của ngư dân Việt Nam, nên xu hướng tăng trưởng xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường kể trên đang khó có thể duy trì được”, bà Lê Hằng cho hay.

Ngày 04/4/2024, Nghị định số 37/2024/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản có hiệu lực, đang có một vấn đề, đó là kích cỡ tối thiểu của cá ngừ vằn cho phép khai thác hiện nay quy định trong Nghị định 37 là 0,5m (tương đương trọng lượng từ 5kg-7kg).

Từ khi Nghị định 37 có hiệu lực, tất cả các cảng cá không dám cấp xác nhận nguyên liệu đối với cá ngừ vằn nhỏ hơn kích cỡ khai thác, và điều này sẽ khiến cho nguồn cung cá ngừ vằn trong nước giảm. Đồng nghĩa doanh nghiệp không có nguồn nguyên liệu có xuất xứ thuần túy để sản xuất.

Nhằm chuẩn bị cho dịp lễ, tết cuối năm nhu cầu các thị trường nhập khẩu đang tăng, đây là dịp cho các doanh nghiệp tăng xuất khẩu và là cơ hội để ngành cá ngừ quay lại mốc tỷ đô, nếu những bất cập về nguyên liệu được tháo gỡ.

Theo Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

SeABank ra mắt Định vị giá trị mới dành cho khách hàng SeAPremium

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa tổ chức thành công giải golf SeAPremium Master 2024, một sự kiện kết nối đẳng cấp dành riêng cho khách hàng ưu tiên tại sân golf Legend Valley Country Club.

Dư nợ cho vay của Chứng khoán KB thu hẹp hơn 15% so với quý trước Giá vàng ổn định sau lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump

Châu Á sẽ là điểm đến được ưa thích nhất của khách du lịch Mỹ năm 2025

Skyscanner dự báo chi phí vé máy bay và khách sạn sẽ quyết định lựa chọn điểm du lịch của người Mỹ trong năm 2025, với châu Á là điểm đến được ưa thích nhất

Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu Giá vàng châu Á hướng đến tuần tăng thứ ba liên tiếp

Giải mã thông điệp được gửi gắm trong bộ sưu tập Vàng 24K năm Ất Tỵ của DOJI

Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ, hệ sinh thái sản phẩm vàng 24K năm Ất Tỵ của DOJI còn chứa đựng những thông điệp tinh thần độc đáo, gợi mở hành trình chinh phục thành công và thịnh vượng trong năm mới.

Giá vàng thế giới nối dài đà tăng Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu, đề xuất chính sách thuế nhằm hạn chế đầu cơ bất động sản

Đề xuất đầu tư tuyến đường gần 800 tỷ, dài 5,7km kết nối với cao tốc Tp.HCM

Dự án Hương lộ 2 nối dài, đoạn 2 kết nối với đường cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây được xem là một trong số ít tuyến đường lớn có khả năng tháo gỡ các “nút thắt” về hạ tầng giao thông, phục vụ hoạt động đi lại trên địa bàn TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng

Chính thức thi công dự án gần 1.500 tỷ đồng nâng cấp tuyến đường kết nối sân bay Long Thành, dự kiến hoạt động từ năm 2026 Tuyến đường sắt hơn 200 tỷ đồng, 31 ga, tốc độ 160km/h sẽ đi qua 9 tỉnh, thành phía Bắc nào?

Hà Nội muốn giải quyết từ 8-10 điểm ùn tắc giao thông trong năm 2025

Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 13/1/2025 về việc thực hiện công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025.

Đường song hành Vành đai 4 dài 58km gồm 6 làn xe đi qua 7 quận, huyện của Hà Nội dự kiến hoàn thành vào quý 4 năm nay Chủ tịch Thuduc House từ nhiệm, hội đồng quản trị không còn thành viên