Xuất hiện tin tốt cho thị trường chứng khoán, nhà đầu tư cần làm gì?

Cùng chung quan điểm thị trường đang được tiếp sức bởi loạt thông tin chính sách nhưng các chuyên gia cho rằng nhà đầu cần quan sát thêm độ trễ chính sách, không nên quá kỳ vọng một đợt tăng mạnh.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Chứng khoán đang được trợ lực từ loạt tin tốt - Ảnh: Huyền Châm
Chứng khoán đang được trợ lực từ loạt tin tốt - Ảnh: Huyền Châm

Bình luận về phiên giao dịch tăng điểm mạnh của VN-Index ngày thứ Tư (15/3), ông Nguyễn Thanh Lâm, Giám đốc Phân tích Khối Khách hàng cá nhân, Maybank Investment bank (MSVN) cho rằng, phiên giao dịch thể hiện rõ tâm lý của nhà đầu tư được ủng hộ từ tin Ngân hàng nhà nước (NHNN) giảm lãi suất điều hành. Hiện nay, rủi ro lạm phát giảm bớt, thị trường ngoại hối ổn định, bối cảnh cân bằng giúp NHNN có độ linh hoạt hơn với chính sách tiền tệ thay vì thắt chặt như trước đây.

Chuyên gia này nhìn nhận, dù tốc độ giảm lãi suất điều hành đợt này không cao so với kỳ vọng của MSVN, là mức giảm vừa phải. Nhưng nhìn chung NHNN điều chỉnh lãi suất điều hành theo hướng giảm đi là điều tích cực cho thị trường, cho thấy NHNN luôn hỗ trợ thanh khoản cho nền kinh tế vốn đang khó.

“Thông tin giảm lãi suất tác động trực tiếp tới một số ngành liên đới có thể hưởng lợi khi mặt bằng lãi suất có thể rẻ hơn trong tương lai như chứng khoán, bất động sản, bán lẻ, làm tăng sức cầu”, chuyên gia MSVN cho biết.

Còn theo ông Huỳnh Anh Tuấn, Tổng giám đốc CTCK Ngân hàng Đông Á (DAS), thị trường có phiên tăng mạnh đến từ sự đồng bộ của loạt chính sách.

Cụ thể, xâu chuỗi lại, chúng ta có sửa đổi Nghị định 65 với việc ban hành Nghị định 08 với các điều kiện nới lỏng hơn về trái phiếu doanh nghiệp, thêm Nghị quyết 33 giải quyết pháp lý hỗ trợ hàng loạt vấn đề cho bất động sản.

Chúng ta vừa có thêm động thái NHNN giảm lãi suất điều hành. Ông Tuấn cho rằng, 2 động thái trên mà không có động thái giảm lãi suất thì không có ý nghĩa, bởi các chính sách trước ủng hộ cho tháo gỡ khó khăn nhưng muốn giảm khó khăn thì phải giảm lãi suất.

“Nếu không giảm lãi suất thì không giải được bài toán trên, lãi cao thì tháo cỡ nào cũng không có ai đủ năng lực, đủ tiền để vượt qua. Nhiều ngành đang gặp khó khăn, lãi suất tác động tới nhiều ngành không riêng gì bất động sản. Đây là động thái đánh trúng trọng tâm của nền kinh tế, đánh đúng tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, vì họ kỳ vọng chính ở câu chuyện này”, ông Tuấn nêu.

Thêm nữa, Thủ tướng vừa thành lập 5 tổ công tác nhằm đẩy mạnh giải ngân đầu tư công. Tất cả các giải pháp cho thấy quyết liệt chấn chỉnh thị trường, ủng hộ cho các doanh nghiệp phát triển. Hành động cụ thể, quyết liệt không chỉ là các chính sách chung chung. Điều này tạo niềm tin cho nhà đầu tư quay lại thị trường.

Kỳ vọng ở 2 nhóm vốn hóa lớn

Hiện nay câu chuyện bất động sản được bình luận nhiều, là trọng yếu trên thị trường khi ngành này chiếm tỷ trọng lớn về vốn hóa. Nợ bất động sản ảnh hưởng tới ngành bất động sản, tới ngân hàng, 2 nhóm này chiếm tới hơn 30% vốn hóa, chưa kể còn ảnh hưởng tới nhiều ngành khác.

Với bất động sản, ông Lâm cho rằng, trong ngắn hạn việc giảm lãi suất được xem như cởi nút thắt. Với Nghị định 08, cộng thêm mặt bằng lãi suất có thể giảm dần từ giữa năm là cứu cánh cho nhóm bất động sản. Dù vậy cần lưu ý hiện tại vấn đề áp lực đáo hạn trái phiếu có thể nhẹ hơn nhưng áp lực vẫn còn đó trong tương lai. Thực trạng bán hàng, phát triển dự án, cởi trói pháp lý vẫn cần chờ xem Chính phủ hỗ trợ tới đâu.

“Ngắn hạn, tôi nghĩ có quyền hy vọng tâm lý đã tốt hơn nhưng nói rằng có cải thiện căn cơ thì chưa”, ông Lâm nhìn nhận.

Ông Nguyễn Thanh Lâm (trái), ông Huỳnh Anh Tuấn (phải)

Ông Nguyễn Thanh Lâm (trái), ông Huỳnh Anh Tuấn (phải)

Còn theo ông Tuấn, thời gian qua thị trường bất động sản khó khăn là rõ và thị trường này đang ở mức gần như xấu nhất khi trái phiếu doanh nghiệp bắt đầu ngấm, sẽ có nhiều doanh nghiệp không có khả năng trả nợ, khoảng 1-3 tháng tới. Với ngân hàng, cơ cấu dư nợ ngân hàng có sản xuất, tiêu dùng, bất động sản nhưng bất động sản vẫn là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong dư nợ. Bất động sản khó thì ngân hàng cũng gặp khó theo. Tháo gỡ được cho bất động sản thì ngân hàng cũng được tháo gỡ, không vướng nợ xấu.

“Tôi nghĩ 2 ngành này gần như đi song song nhau. Nếu giải tỏa được khó khăn cho bất động sản sẽ giải tỏa được rủi ro cho ngân hàng. Tôi tin tưởng 2 ngành này đang ở giai đoạn tạo đáy để bắt đầu cho kỳ mới”, CEO DAS nhận định.

Nhà đầu tư nên làm gì?

Chia sẻ quan điểm thị trường hiện tại chuyên gia MSVN thiên về trung lập khi cho rằng chưa phải là giai đoạn thị trường chạy quá nhanh. Với loạt thông tin mới, rủi ro trong ngắn hạn của thị trường giảm bớt đi. Điều này dẫn tới một pha, thay vì thị trường “sideway down” sẽ chuyển thành “sideway up” tức một pha tích lũy và đi lên nhẹ trong ngắn hạn 2-3 tháng tới.

Về thế giới, sau sự kiện SVB tại Mỹ hiện có nhiều kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể chậm tay nới lỏng cường độ tăng lãi suất. Trong một thống kê, trước đây có 40% người được hỏi cho rằng FED tăng lãi suất 0,5%, nhưng gần đây 75% cho rằng chỉ tăng 0,25% và 25% cho rằng không tăng, tức không còn nhận định tăng 0,5%.

Như vậy, dù cường độ tăng lãi suất có thể chững lại nhưng vẫn tăng, vì với FED lạm phát hiện tại vẫn còn cách xa ngưỡng kỳ vọng nên chính sách vẫn theo hướng còn thắt chặt.

Đồng thời lại có rủi ro, khi một số ý kiến cho rằng có thể SVB chỉ là "tiếng súng" đầu tiên, có thể có những ngân hàng, định chế tài chính khác cũng sẽ gặp vấn đề tương tự trong bối cảnh mặt bằng lãi suất hiện tại khá cao. Đây là tiềm ẩn rủi ro không nên xem nhẹ.

“Xét về quy mô SVB không phải quá lớn, nhưng nên nhớ, trước sự kiện Ngân hàng Lehman Brothers thì cũng có vài tổ chức nhỏ bung trước sau đó tới lớn nên phải để như một rủi ro tiềm ẩn phải cân nhắc. Thị trường thế giới đã phản ánh rất rõ điều này”, ông Lâm cho biết.

Với thị trường chứng khoán Việt Nam, vị này nêu các vùng sáng tối xen lẫn nhau. Một mặt, những vấn đề lo ngại như lạm phát bớt áp lực, lãi suất đang có chiều hướng giảm, thị trường ngoại hối tỷ giá khá ổn định. Ngoài ra, yếu tố hỗ trợ còn đến từ dòng tiền của nước ngoài. Khoảng 1 tháng tới đây có dòng tiền từ Fubon, Vaneck… nhìn chung là điểm cộng nhưng ở mức vừa. Bởi, nếu thế giới có nhiều biến động đột ngột thì dòng tiền này khá mỏng manh có thể điều chỉnh.

Ngược lại có những điều cần cân nhắc, đó là tình hình sản xuất kinh doanh từ đầu năm tương đối trì trệ, xuất nhập khẩu không được tốt cho thấy sức cầu trên thế giới yếu ảnh hưởng một phần đến nền kinh tế trong nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 2023 có thể không quá cao. Hay những rủi ro về trái phiếu, áp lực còn đó.

“Tôi nghĩ nhà đầu tư nên giữ một trạng thái không quá sợ hãi với thị trường lúc này. Nhưng nên xác định đây không phải là lúc kiếm tiền quá nhanh, không thể kỳ vọng thị trường tăng như vũ bão, để tỉnh táo trong giao dịch cho hợp lý trong giai đoạn tới”, chuyên gia MSVN chia sẻ quan điểm.

Còn theo ông Huỳnh Anh Tuấn, nhà đầu tư cần lưu ý về độ trễ chính sách. Sau các động thái, chỉ đạo quyết liệt, tiếp theo là gì. Đó là room tín dụng có được nới ra, hay giảm lãi suất nhưng tín dụng vẫn ì ạch, vẫn không chảy vào nền kinh tế. Chính sách đi vào thực tiễn mới là bền vững cho thị trường, nhà đầu tư cần điều này.

Vị này cho rằng, có một "ánh sáng" thắp sáng cho nền kinh tế đó là đầu tư công, một nguồn lực tạo sức lan tỏa, tạo bệ đỡ cho các nguồn lực khác. Giờ thêm 2 ngành nghề khác đang le lói là bất động sản, ngân hàng được ủng hộ bởi các cơ chế, chính sách mới. Nhưng chính sách cần thời gian, nhà đầu tư cần chọn lựa bởi khó khăn hiện chưa phản ánh hết.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Giai đoạn thị trường chưa rõ ràng, vào lệch sóng không đem lại thành quả cho nhà đầu tư chứng khoán

Giai đoạn thị trường chưa rõ ràng, vào lệch sóng không đem lại thành quả cho nhà đầu tư chứng khoán

Ông Bùi Văn Huy, Giám đốc chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, Công ty Chứng khoán DSC cho biết dòng tiền trên thị trường vẫn chưa khắc phục được tình trạng yếu đi trước những thông tin mới ở thế giới và trong nước. Nhà đầu tư "đánh" lệch sóng trong giai đoạn gần đây thường không mang lại thành quả.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Chat với BizLIVE