Xu hướng tăng bao trùm thị trường chứng khoán thế giới tuần qua

Mặc dù các thị trường chứng khoán trên toàn cầu đi ngược chiều nhau trong phiên ngày 18/10 nhưng kết tuần qua, Xu hướng tăng vẫn là chủ đạo.

 

111445-chung-khoan-my-lap-dinh-moi-thi-truong-chau-au-giam-diem-manh.jpg
Sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN

Các thị trường chứng khoán trên toàn cầu đi ngược chiều nhau trong phiên ngày 18/10 trong bối cảnh nhà đầu tư đánh giá dữ liệu tăng trưởng kinh tế Trung Quốc tốt hơn dự kiến, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cắt giảm lãi suất và kết quả kinh doanh khỏe mạnh của các doanh nghiệp Mỹ.

Tại New York, cả ba chỉ số chính trên Phố Wall đều tăng điểm, trong đó chỉ số công nghiệp Dow Jones và S&P 500 đạt mức cao kỷ lục mới nhờ loạt kết quả kinh doanh tích cực. Cụ thể, chỉ số Dow Jones tăng 0,1% lên 43.275,91 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0,4% lên 5.864,67 điểm, còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng 0,6% lên 18.489,55 điểm.

Chiến lược gia đầu tư cấp cao Angelo Kourkafas của công ty dịch vụ tài chính Edward Jones cho hay kết quả kinh doanh tích cực đã đóng góp sức mạnh cho thị trường. Cổ phiếu công nghệ dẫn đầu đà tăng và giúp S&P 500 đạt tuần tăng thứ sáu liên tiếp.

Kết quả kinh doanh của Netflix và các báo cáo tích cực về doanh số iPhone của Apple tại Trung Quốc đều "góp phần nâng đỡ lĩnh vực công nghệ”. Ông Angelo Kourkafas cho biết một số tin tức kinh tế tích cực từ Trung Quốc cũng hỗ trợ tâm lý nhà đầu tư. Theo số liệu đồng thuận của FactSet, cổ phiếu của gã “khổng lồ” truyền phát trực tuyến này đã tăng 11,1% sau khi công bố đạt thêm 5,1 triệu người đăng ký trả phí trong quý vừa qua, vượt qua kỳ vọng của các nhà phân tích là 3,85 triệu tài khoản đăng ký.

Thị trường chứng khoán Paris và Frankfurt tăng điểm sau quyết định cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong năm nay của ECB khi lạm phát trở lại mức bình thường. Tuy nhiên, chỉ số FTSE 100 của London lại giảm điểm, chịu áp lực bởi đồng bảng Anh tăng giá sau khi dữ liệu chính thức cho thấy doanh số bán lẻ của Anh tăng mạnh bất ngờ trong tháng trước.

Cụ thể, chỉ số CAC 40 của Paris tăng 0,4% lên 7.613,05 điểm, chỉ số DAX 30 trên sàn Frankfurt tăng 0,4% lên 19.657,37 điểm. Tuy nhiên chỉ số FTSE 100 giảm 0,3% xuống 8.358,25 điểm.

 

Quảng cáo
a-nh-ma-n-hi-nh-2024-08-28-lu-c-17-49-47-20240828175029.png
Thị trường chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc). Ảnh: AFP/TTXVN

Chứng khoán Hong Kong và Thượng Hải tăng cao nhờ hy vọng Chính phủ Trung Quốc sẽ tái khởi động nền kinh tế đang gặp khó khăn, trong đó cổ phiếu của các gã “khổng lồ” công nghệ và những nhà phát triển bất động sản nằm trong số những cổ phiếu tăng mạnh nhất. Dữ liệu chính thức công bố ngày 18/10 cho thấy nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 4,6% trong quý III/2024, cao hơn một chút so với dự báo. Tuy nhiên, đây vẫn là tốc độ tăng trưởng chậm nhất kể từ đầu năm 2023.

Các dữ liệu khác cho thấy doanh số bán lẻ và sản lượng công nghiệp của Trung Quốc tăng mạnh hơn dự kiến trong tháng 9/2024.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương nước này) đã đưa ra một nỗ lực mới nhằm thúc đẩy thị trường và đánh tín hiệu về việc cắt giảm lãi suất hơn nữa trong những tháng tới khi nước này đặt mục tiêu đạt mục tiêu tăng trưởng hàng năm là 5% trong năm nay. Truyền thông nhà nước đưa tin các ngân hàng lớn đã cắt giảm lãi suất tiền gửi bằng NDT hôm 18/10, lần thứ hai trong năm nay, để thúc đẩy cho vay.

Xu hướng tăng hầu như bao trùm thị trường chứng khoán thế giới tuần qua, với chỉ số S&P 500 và Dow Jones đều xác lập các mức cao kỷ lục mới khi thị trường chứng khoán Mỹ kết thúc phiên giao dịch đầu tuần ngày 14/10. Các nhà đầu tư đổ vốn vào nhóm cổ phiếu công nghệ trước tuần lễ sôi động với mùa báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp quý III/2024 và nhiều dữ liệu kinh tế quan trọng.

Tuần này, có 41 công ty thuộc S&P 500 dự kiến công bố kết quả kinh doanh quý III, mang đến dữ liệu quan trọng để giới đầu tư đánh giá sức khỏe của nền kinh tế Mỹ và khả năng các công ty có tiếp tục duy trì được mức định giá cổ phiếu cao hay không.

Trước khi loạt báo cáo tài chính được công bố, nhóm cổ phiếu công nghệ đã dẫn dắt thị trường đi lên trong phiên đầu tuần. Chỉ số nhóm ngành bán dẫn tăng 1,8%, đạt mức cao nhất trong hơn hai tháng, nhờ vào mức tăng 6,8% của Arm Holdings và 2,4% của Nvidia, đưa cổ phiếu của hai công ty này đạt đỉnh mới.

Tuy nhiên, đến phiên ngày 15/10, thị trường chứng khoán Phố Wall đi xuống, trong bối cảnh các nhà đầu tư phải "cân đo" một loạt báo cáo về kết quả kinh doanh của khối doanh nghiệp. Đáng chú ý, giá cổ phiếu của các nhà sản xuất chip sụt giảm trước thông tin Mỹ có thể áp đặt các biện pháp hạn chế xuất khẩu. Các nhà sản xuất chip đã gặp khó khăn trước thông tin Chính phủ Mỹ đang xem xét áp đặt hạn chế xuất khẩu chip AI tiên tiến sang một số quốc gia.

Sang phiên 16/10, các chỉ số S&P 500 và Dow Jones chốt phiên 16/10 tăng mạnh, với chỉ số Dow Jones lập kỷ lục phiên thứ ba trong bốn phiên vừa qua, nhờ báo cáo lợi nhuận của Morgan Stanley, United Airlines và các công ty lớn khác.

Đà tăng tiếp tục nối dài sang phiên 17/10 khi ECB cắt giảm lãi suất và kết quả kinh doanh của nhà sản xuất chip chủ chốt TSMC đã xoa dịu nỗi lo rằng lĩnh vực công nghệ đang gặp khó khăn.

Chiến lược gia trưởng của Mill Street Research, Sam Burns, nói với AFP rằng tin tức kinh tế tích cực ở Mỹ và đợt cắt giảm lãi suất ở châu Âu đã tác động tích cực đến thị trường chứng khoán.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Thị trường chứng khoán châu Á tăng theo đà của Phố Wall

Thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục đà tăng trong phiên chiều 16/1 sau khi lạm phát của Mỹ thấp hơn dự báo khiến các nhà đầu tư lạc quan và tin tưởng rằng Mỹ sẽ cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về kinh tế toàn cầu

Cổ phiếu VND tăng trần, khối ngoại bán ròng quy mô lớn

Phiên đáo hạn phái sinh đầu tiên của năm 2025 diễn ra với những vận động khó lường. Cùng với đó là hoạt động bán ròng với quy mô lớn nhất của khối ngoại trong 3 tháng trở lại đây, với hơn 3.000 tỷ đồng.

Cổ phiếu Đầu tư công "thức tỉnh" trong phiên hồi phục thứ 2 của tuần giao dịch Cổ phiếu VNDirect bất ngờ "cháy hàng", thị giá tăng kịch trần

Thị trường chứng khoán châu Á trầm lắng trước khi Mỹ công bố lạm phát

Hầu hết các chỉ số chứng khoán lớn của châu Á đều giảm điểm trong phiên giao dịch chiều 15/1, giữa bối cảnh các nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ.

Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên 13/1

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về kinh tế toàn cầu

Sự chú ý của thị trường hiện đang hướng đến dữ liệu lạm phát của Mỹ, được công bố trong tuần này, và một loạt báo cáo về lợi nhuận doanh nghiệp.

Chứng khoán châu Á giảm điểm do lo ngại về chính sách lãi suất của Mỹ Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á

Thị trường liên tục giảm điểm, nhà đầu tư có đang quá tiêu cực?

Tháng 1 là thời gian rất quan trọng, nếu tháng 1 tích cực thì cả năm cũng sẽ tích cực. Năm nay, tháng 1 khá xấu, với mức giảm từ đầu năm khoảng 4%, ông Nguyễn Việt Đức, Giám đốc Kinh doanh Số, Công ty CP Chứng khoán VPBank cho biết.

Bóng dáng Dragon Capital trong các đợt phát hành riêng lẻ của Chứng khoán Vietcap và MBS Giám đốc Dragon Capital: “Chu kỳ đầu tư mạnh mẽ đang dần hiện hữu, thị trường Việt Nam là cơ hội tốt”

Các quỹ mở “làm ăn” thế nào trong năm 2024?

Trong 1 năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam (VN-Index) đã ghi nhận mức tăng trưởng chỉ đạt 12,11%. Trong bối cảnh đó, nhiều quỹ đầu tư đã có kết quả kinh doanh tốt, thậm chí là còn vượt đỉnh cũ khi VN-Index còn đang lanh quanh ở mốc 1.180-1.280 điểm.

Quỹ ngoại quy mô 21.000 tỷ tiết lộ lý do đặt cược lớn vào cổ phiếu ngân hàng vừa vượt đỉnh Được dự báo sẽ sớm vượt Singapore, Thái Lan, Việt Nam sẽ cần bao lâu để quy mô GDP vượt mốc 1.000 tỷ USD?