Thị trường chứng khoán châu Á trầm lắng trước khi Mỹ công bố lạm phát

Hầu hết các chỉ số chứng khoán lớn của châu Á đều giảm điểm trong phiên giao dịch chiều 15/1, giữa bối cảnh các nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ.

a-nh-ma-n-hi-nh-2024-08-28-lu-c-17-49-47-20240828175029.png
Thị trường chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc). Ảnh: AFP/TTXVN

Thêm vào đó, các ngân hàng lớn cũng sắp công bố báo cáo doanh thu, những thông tin này có khả năng làm thay đổi triển vọng về chính sách tiền tệ, tác động đến các thị trường.

Trong phiên giao dịch chiều, chỉ số chứng khoán MSCI toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 0,2%. Tại thị trường Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 liên tục đảo chiều, trước khi dừng ở ngưỡng 38.444,58 điểm, thấp hơn 29,72 điểm (tương đương 0,08%) so với phiên trước. Trên sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải, chỉ số Shanghai Composite cũng mất 13,82 điểm (tương đương 0,43%), về mức 3.227,12 điểm. Chỉ số Hang Seng trên sàn Hong Kong (Trung Quốc), quay đầu vào phút chót, tăng nhẹ 43,85 điểm, tương đương 0,23% lên 19.263,63 điểm. Một vài chỉ số chứng khoán lớn khác cũng chứng kiến phiên mất điểm, như S&P ASX của Australia, IDX của Thái Lan và KLCI của Malaysia.

Đối với các thị trường, dữ liệu CPI của Mỹ dự kiến công bố vào cuối ngày 15/1 đóng vai trò rất quan trọng. Các dự báo tập trung vào mức tăng nhỏ 0,2% của CPI lõi (không bao gồm biến động giá thực phẩm và năng lượng). Trong trường hợp chỉ số này tăng mạnh từ 0,3% trở lên, rất có thể sẽ có một đợt bán tháo liên tục trên thị trường chứng khoán và trái phiếu toàn cầu.

Quảng cáo

Các nhà phân tích của ngân hàng JPMorgan nhấn mạnh chỉ số CPI của Mỹ là một điểm dữ liệu mang tính bước ngoặt. Một kết quả ôn hòa có thể thúc đẩy đà tăng giá, sau đòn bẩy bởi một mùa báo cáo lợi nhuận khả quan của các doanh nghiệp lớn. Nhưng một kết quả tiêu cực có thể khiến lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ tiến tới mốc 5%, làm tăng biến động trên tất cả các loại tài sản và tiếp tục gây áp lực lên thị trường chứng khoán.

Trước đó, dữ liệu về chỉ số giá sản xuất (PPI) của Mỹ trong tháng 12/2024 đã gây bất ngờ cho các nhà quan sát và các thị trường khi gần như đi ngang so với tháng trước. Yếu tố này đã phần nào kiềm chế đà tăng của đồng USD và làm giảm lợi suất trái phiếu kho bạc ngắn hạn so với mức đỉnh lập được trước đó.

Tuy nhiên, các thị trường đánh giá nhiều khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục hạ lãi suất trong năm 2025, song đợt cắt giảm đầu tiên có khả năng sẽ phải chờ đến tháng 9/2025.

Các nhà đầu tư cũng đang chờ đợi mùa báo cáo lợi nhuận quý IV/2024 của Mỹ, dự kiến sẽ được một số ngân hàng lớn nhất của Mỹ - bao gồm Citi và JPMorgan - công bố trong ngày 15/1 (theo giờ địa phương). Các tổ chức cho vay được kỳ vọng sẽ báo cáo lợi nhuận tăng mạnh nhờ vào các hoạt động giao dịch nhộn nhịp và nhiều thỏa thuận được ký kết.

Trên các thị trường châu Á, những biến động lớn nhất đến từ đồng yen Nhật và lợi suất trái phiếu của nước này. Đồng yen tăng 0,4% lên 157,3 yen/USD trong ngày 15/1. Các thị trường hiện dự đoán 70% khả năng Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ tăng lãi suất vào tháng 1/2025, sau khi Thống đốc BoJ Kazuo Ueda cho biết các nhà hoạch định chính sách sẽ thảo luận về lựa chọn này vào tuần tới.

Lợi suất trái phiếu Chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm đạt 1,255%, mức cao nhất kể từ năm 2011.

Tại Việt Nam, đóng cửa phiên 15/1 chỉ số VN-Index tăng 7,11 điểm (0,58%) lên mức 1.236,18 điểm, HNX-Index tăng 1,28 điểm (0,58%) lên 219,55 điểm.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Thị trường chứng khoán châu Á trầm lắng trước khi Mỹ công bố lạm phát

Hầu hết các chỉ số chứng khoán lớn của châu Á đều giảm điểm trong phiên giao dịch chiều 15/1, giữa bối cảnh các nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ.

Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên 13/1

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về kinh tế toàn cầu

Sự chú ý của thị trường hiện đang hướng đến dữ liệu lạm phát của Mỹ, được công bố trong tuần này, và một loạt báo cáo về lợi nhuận doanh nghiệp.

Chứng khoán châu Á giảm điểm do lo ngại về chính sách lãi suất của Mỹ Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á

Thị trường liên tục giảm điểm, nhà đầu tư có đang quá tiêu cực?

Tháng 1 là thời gian rất quan trọng, nếu tháng 1 tích cực thì cả năm cũng sẽ tích cực. Năm nay, tháng 1 khá xấu, với mức giảm từ đầu năm khoảng 4%, ông Nguyễn Việt Đức, Giám đốc Kinh doanh Số, Công ty CP Chứng khoán VPBank cho biết.

Bóng dáng Dragon Capital trong các đợt phát hành riêng lẻ của Chứng khoán Vietcap và MBS Giám đốc Dragon Capital: “Chu kỳ đầu tư mạnh mẽ đang dần hiện hữu, thị trường Việt Nam là cơ hội tốt”

Các quỹ mở “làm ăn” thế nào trong năm 2024?

Trong 1 năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam (VN-Index) đã ghi nhận mức tăng trưởng chỉ đạt 12,11%. Trong bối cảnh đó, nhiều quỹ đầu tư đã có kết quả kinh doanh tốt, thậm chí là còn vượt đỉnh cũ khi VN-Index còn đang lanh quanh ở mốc 1.180-1.280 điểm.

Quỹ ngoại quy mô 21.000 tỷ tiết lộ lý do đặt cược lớn vào cổ phiếu ngân hàng vừa vượt đỉnh Được dự báo sẽ sớm vượt Singapore, Thái Lan, Việt Nam sẽ cần bao lâu để quy mô GDP vượt mốc 1.000 tỷ USD?

Cổ phiếu của Viglacera mất gần 6 tháng để trở lại xu hướng tăng dài hạn

Bất chấp thị trường chứng khoán đang thể hiện những vận động bất ổn tuần qua, cổ phiếu VGC của Tổng Công ty Viglacera vẫn hoàn tất tuần tăng giá thứ 3 liên tiếp. Đáng chú ý, VGC đã trở lại với xu hướng tăng dài hạn.

Hạ tầng Gelex sắp “bỏ túi” hơn 280 tỷ đồng cổ tức từ Viglacera Tập đoàn GELEX trở thành cổ đông lớn tại Seaprodex