Dư nợ margin lập kỷ lục trong quý III/2024 chủ yếu từ cho vay theo "deal"

Bất chấp thị trường chứng khoán không thực sự thuận lợi trong quý III/2024, dư nợ cho vay margin của các CTCK vẫn tiếp tục lập kỷ lục. Theo đánh giá từ Fiintrade, dư nợ tăng đã không giúp đẩy nhanh vòng quay giao dịch trên thị trường, do gia tăng cho vay theo “deal”.

Dư nợ margin lập kỷ lục trong quý III/2024 chủ yếu từ cho vay theo

Thống kê của FiinTrade từ BCTC quý III/2024 của 68 công ty chứng khoán (đại diện 99% quy mô vốn chủ sở hữu của toàn ngành) cho thấy dư nợ cho vay giao dịch ký quỹ (margin) đạt hơn 228 nghìn tỷ đồng tại thời điểm 30/9/2024, tăng nhẹ so với cuối quý II/2024 (+4%).

Dư nợ margin lập kỷ lục trong quý III/2024 do chủ yếu cho vay theo "deal"
Quy mô dư nợ margin toàn thị trường & Tỷ lệ đòn bẩy

Nhóm phân tích của Fiintrade cũng đưa ra một vài lưu ý về bức tranh dư nợ cho vay margin trong quý III/2024.

Dư nợ margin lập kỷ lục trong quý III/2024 do chủ yếu cho vay theo "deal"
Chi tiết Dư nợ cho vay margin và Tiền gửi của NĐT tại 20 CTCK
Quảng cáo

Cụ thể, tăng trưởng quy mô dư nợ cho vay margin không đồng đều ở các CTCK. Tại thời điểm 30/9/2024, 7 CTCK có dư nợ margin đạt trên 10 nghìn tỷ đồng, trong đó VCI là “gương mặt” mới nhất với mức tăng +28,6% so với quý trước và +77,5% so với cùng kỳ, đạt 10,1 nghìn tỷ đồng, và 6 CTCK còn lại (TCBS, SSI, HCM, Mirae Asset, VPS, VND) ghi nhận mức tăng khiêm tốn hay thậm chí là sụt giảm (SSI, VND). Ngược lại, quy mô dư nợ margin bất ngờ tăng mạnh trong quý III/2024 ở một số CTCK nhỏ, bao gồm DSE (+16,6%), KAFI (+18,9%), Chứng khoán Liên Việt (+496,5%).

Trong khi đó, dư nợ cho vay margin liên tục lập đỉnh mới, nhưng không giúp thị trường sôi động. Cụ thể, giá trị cho vay margin tiếp tục tăng lập đỉnh mới trong quý III/2024, nhưng thanh khoản chung kém đi và cá nhân giảm mua ròng (thậm chí quay ra bán ròng trong tháng 8-9 qua khớp lệnh). Thêm vào đó, tỷ lệ đòn bẩy (Tỷ lệ giữa Margin/Tổng vốn hóa điều chỉnh theo free-float) và tỷ lệ margin/GTGD bình quân duy trì ở mức cao trong quý III/2024. Điều này cho thấy dư nợ margin tăng thêm không giúp đẩy nhanh vòng quay giao dịch trên thị trường (do gia tăng cho vay theo “deal” – thỏa thuận).

Dư nợ margin lập kỷ lục trong quý III/2024 do chủ yếu cho vay theo "deal"
Tỷ lệ Dư nợ margin so với quy mô vốn chủ sở hữu của các CTCK

Về “lực cầu tiềm năng”, dữ liệu cho thấy số dư tiền gửi của nhà đầu tư giảm quý thứ 2 liên tiếp bất chấp số lượng tài khoản mở mới duy trì tăng mạnh, đạt 819 nghìn tài khoản trong quý III/2024 (so với 349 nghìn tài khoản trong quý II/2024).

Số dư tiền gửi của NĐT tiếp tục giảm
Quy mô dư nợ margin so với tổng giá trị tài sản tài chính của NĐT
Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Dư nợ margin lập kỷ lục trong quý III/2024 chủ yếu từ cho vay theo "deal"

Bất chấp thị trường chứng khoán không thực sự thuận lợi trong quý III/2024, dư nợ cho vay margin của các CTCK vẫn tiếp tục lập kỷ lục. Theo đánh giá từ Fiintrade, dư nợ tăng đã không giúp đẩy nhanh vòng quay giao dịch trên thị trường, do gia tăng cho vay theo “deal”.

Chứng khoán HSC tiến gần hơn đến tham vọng cho vay 20.000 tỷ đồng Margin toàn thị trường tăng 6 quý liên tiếp, lập kỷ lục mới, VN-Index vẫn chưa phá “dớp” 1.300

Margin toàn thị trường tiếp tục phá kỷ lục, các CTCK vẫn còn có thể cho vay thêm 277.000 tỷ đồng

Không chỉ phục vụ cho nhu cầu margin của nhà đầu tư trong nước, các CTCK sẽ phải không ngừng nâng cao năng lực về vốn để đảm bảo khả năng thanh toán cho nhà đầu tư nước ngoài sau khi Thông tư 68/2024/TT-BTC chính thức có hiệu lực từ 2/11 tới đây.

HoSE cắt margin với 85 mã chứng khoán trong quý 4/2024: Loạt cổ phiếu "hot" như NVL, QCG, HVN, HAG, ITA...đều góp mặt Thêm 85 cổ phiếu bị cắt margin, tổng cộng 170 mã chứng khoán không được giao dịch ký quỹ trong quý 4/2024

Sắc đỏ bảo trùm, thị trường lại đánh mất xu hướng tăng ngắn hạn

Dù có một số cổ phiếu lớn tăng đột biến nhưng thị trường tiếp tục giảm điểm. Đóng cửa phiên, chỉ số VN-Index đã một lần nữa lùi xuống dưới đường MA20.

Thị trường bị dồn nén trong tuần đáo hạn phái sinh tháng 10/2024 "Nhàm chán" với câu chuyện vượt 1.300 điểm, thị trường cần tìm động lực mới

Thị trường bị dồn nén trong tuần đáo hạn phái sinh tháng 10/2024

Tuần giao dịch có sự kiện đáo hạn phái sinh khép lại với trạng thái giảm điểm nhẹ của thị trường chung. Mốc 1.300 điểm vẫn là chướng ngại lớn dù chỉ số VN-Index đã ở rất gần.

Có các mã Ngân hàng lập kỷ lục giá trong phiên, thị trường vẫn chưa hết ảm đạm Chứng khoán HSC tiến gần hơn đến tham vọng cho vay 20.000 tỷ đồng

"Nhàm chán" với câu chuyện vượt 1.300 điểm, thị trường cần tìm động lực mới

Thị trường chứng khoán liên tục bị dồn nén và thiếu đi sự hào hứng trước mốc 1.300 điểm. Các chuyên gia đã đưa ra quan điểm về vận động thị trường khi xuất hiện tâm lý nhàm chán trong một bộ phận nhà đầu tư.

Quý III, lợi nhuận sau thuế DNSE tăng 10% so với cùng kỳ Giải mã nguyên nhân VN-Index vẫn “dậm chân tại chỗ”, duy trì quanh ngưỡng 1.200 điểm suốt 2 thập kỷ