Khởi đầu “chậm chạp” của thị trường chứng khoán Việt Nam

Bất chấp nhiều kỳ vọng tươi sáng, thị trường chứng khoán vẫn đang chật vật với "lối đi riêng".

Khởi đầu “chậm chạp” của thị trường chứng khoán Việt Nam

Sau khoảng 2 tuần “khởi động” năm 2025, chứng khoán Việt Nam diễn biến khá ảm đạm bất chấp nhiều kỳ vọng tích cực. VN-Index ghi nhận 5/9 phiên giảm điểm với biên độ mạnh, áp đảo so với 4 phiên tăng không đáng kể. Kết thúc phiên giao dịch 14/1, VN-Index dừng tại mốc 1.229 điểm, tương ứng mất gần 38 điểm (-3%) so với đầu năm.

jbpcom-3-1736870767609-17368707683142001110967.png

Biến động chỉ số VN-Index

Không chỉ trồi sụt về mặt điểm số, thanh khoản cũng trở nên “mất hút”. Tần suất các phiên giao dịch giá trị thấp xuất hiện khá dày. Điển hình, phiên 9/1 mới đây, giá trị khớp lệnh trên HoSE chỉ đạt hơn 6.600 tỷ đồng, thấp nhất trong vòng 21 tháng. Đáng chú ý, đà sụt giảm của thanh khoản không chỉ diễn ra mới đây mà đã hình thành xu hướng rõ rệt từ giữa năm ngoái.

screenshot-2025-01-09-at-145841-1736411810534-1736411810672854649513-1736870767609-17368707683111007266873.png

Thanh khoản thị trường giảm sút

Dòng tiền nội hạn chế, khối ngoại cũng “tháo chạy”. Từ đầu năm đến nay, nhóm nhà đầu tư ngoại tiếp tục bán ròng với giá trị lên tới gần 3.000 tỷ đồng chỉ sau 9 phiên giao dịch. Trước đó, riêng trong năm 2024, giá trị bán ròng trên HoSE vượt hơn 90.000 tỷ đồng, con số kỷ lục trong lịch sử.

Diễn biến thị trường nửa đầu tháng 1 năm nay có phần trái ngược so với hàng năm khi VN-Index thường biến động khá tích cực trong giai đoạn này với xác suất tăng điểm lên tới 70%.

Bên cạnh đó, giai đoạn quý 1, đặc biệt trong tháng 1 cũng là lúc khối ngoại thường mua ròng trên sàn chứng khoán. Kể từ 2015, có tới 7/10 năm khối ngoại mua ròng cổ phiếu Việt Nam, nổi bật năm 2018 và 2022, giá trị mua ròng các năm lên tới hơn 6.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong nửa đầu tháng 1 năm nay, xu hướng bán ròng của khối ngoại vẫn diễn ra khá mạnh.

photo-1704297789172-170429778985877900937-1736870767609-1736870768315282436505.png

screenshot-2025-01-14-165107-1736870767609-17368707683132146586431.png

2025*: Tính đến hết 14/1/2025

Điều gì khiến chứng khoán Việt Nam ảm đạm?

Tháng 1 là quãng thời gian chuẩn bị “đón Tết âm lịch” của nhà đầu tư, thanh khoản thị trường gần Tết Nguyên đán qua các năm thường khá thấp. Thêm nữa, nhà đầu tư có tâm lý nghỉ Tết sớm để phòng tránh rủi ro về thông tin bất lợi từ thế giới trong khi thị trường nghỉ giao dịch trong Tết. Do đó, việc tháng 1 có thanh khoản ảm đạm đến từ yếu tố "mùa vụ" không phải vấn đề quá lo ngại. Vấn đề lớn hơn đến từ sự thận trọng của nhà đầu tư trước nhiều áp lực đè lên thị trường.

Trong năm 2024, tỷ giá USD/VND mất giá khoảng 5%. Sang đầu năm 2025, tỷ giá dù có phần "hạ nhiệt" nhờ các biện pháp bình ổn của NHNN nhưng vẫn đang neo ở vùng đỉnh lịch sử, trong khi chỉ số sức mạnh đồng USD (DXY) vẫn tiếp tục gia tăng khiến giới đầu tư ít nhiều lo ngại về áp lực tỷ giá.

Bên cạnh đó, việc khối ngoại vẫn chưa trở lại, thậm chí tiếp tục bán ròng dù kỳ vọng nâng hạng trong năm nay là khá "sáng" càng khiến thị trường "lặng sóng".

image9-1736870767609-17368707683151180176161.png

Tỷ giá USD/VND neo ở mức cao

Quảng cáo

Một vấn đề không mới nhưng cũng không dễ giải quyết là sự thiếu vắng hàng hoá mới niêm yết cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến thị trường thiếu động lực bứt phá. Cơ cấu thị trường gần như bị đóng khung, tỷ trọng lớn vào nhóm Bất động sản, tài chính, không có những nhân tố mới trong những ngành “hot” đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Ngoài ra, theo nhận định từ ông Nguyễn Đức Khang, Trưởng phòng Phân tích Chứng khoán Pinetree, việc VN-Index diễn biến ảm đạm, thanh khoản thấp và không có sự đồng thuận làm cho thị trường hiện tại đang rơi vào trạng thái “trả điểm” của nhịp tăng tháng trước.

Trước đó, nhịp tăng cuối tháng 11 và 12/2024 đến từ việc dòng tiền lựa chọn các cổ phiếu trụ hay còn gọi là sóng “chốt NAV” – thời điểm các quỹ, công ty chứng khoán chốt giá trị tài sản cuối năm.

Trong báo cáo mới đây, SGI Capital cho biết, thị trường luôn đồng thuận về sự hấp dẫn của TTCK Việt Nam cũng như khả năng sớm thăng hạng lên Emerging Market sẽ thu hút dòng vốn ngoại, nhưng thực tế đang diễn ra trái ngược. Việt Nam là thị trường bị bán ròng mạnh 4/5 năm gần đây với tỷ lệ bán lớn bậc nhất khu vực nếu tính trên vốn hóa hay tổng giá trị khối ngoại đang nắm giữ.

Theo SGI Capital, định giá thị trường Việt Nam không hấp dẫn nhiều hơn các thị trường khác dù phần lớn vốn hóa thuộc nhóm có rủi ro chu kỳ cao như ngân hàng, tài chính, và bất động sản. Bởi vậy, kỳ vọng dòng vốn ngoại quay lại mua ròng trong 2025 sẽ khó khả thi nếu định giá chưa đủ rẻ và rủi ro tỷ giá vẫn hiện hữu.

screenshot-2025-01-09-at-152712-1736411813029-17364118131361755434399-1736870767609-17368707683142018783549.png

Định giá P/B và ROE của TTCK Việt Nam không quá hấp dẫn so với khu vực

Nhìn chung, SGI Capital đánh giá, khác với bối cảnh đầu 2024, thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào 2025 kém thuận lợi hơn khi hai lực đẩy quan trọng là dòng tiền và tăng trưởng nội tại doanh nghiệp đều có biểu hiện suy yếu đáng kể.

TTCK vẫn hấp dẫn trong dài hạn

Dù vậy, 2025 vẫn được kỳ vọng là năm của những góc nhìn lạc quan trước động lực từ nền tảng vĩ mô ổn định dưới những chính sách điều hành của cơ quan quản lý, kỳ vọng nâng hạng thị trường đón dòng tiền lớn, khả năng tăng trưởng doanh nghiệp tích cực và định giá duy trì hấp dẫn.

Đưa ra nhận định, Pyn Elite Fund đánh giá VN-Index đang bị giới hạn trong phạm vi giao dịch 1.200 - 1.300 điểm nhưng mục tiêu dài hạn của quỹ đối với chỉ số vẫn không đổi ở mức 2.500 điểm. Mục tiêu này dựa trên mức tăng trưởng thu nhập mạnh mẽ trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 năm tới và định giá thị trường chứng khoán ở mức P/E 16.

Với các công ty niêm yết tại Việt Nam duy trì mức tăng trưởng thu nhập mạnh mẽ trong năm 2025, P/E của thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ giảm xuống còn 10,1 theo tính toán của Pyn Elite Fund. Quỹ ngoại tin rằng rủi ro giảm giá mà các nhà đầu tư lo ngại trong mùa thu sẽ không còn là vấn đề nữa, và trọng tâm sẽ chuyển sang mức tăng trưởng thu nhập mạnh mẽ của các công ty niêm yết tại Việt Nam và mức định giá cực kỳ hấp dẫn tương ứng trên thị trường.

Triển vọng thị trường chứng khoán năm 2025 cũng được Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận định tích cực nhờ xu hướng nới lỏng tiền tệ thế giới, dư địa nới lỏng tài khoá trong nước tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng và động thái quyết liệt từ Chính Phủ trong việc cải cách khuôn khổ pháp lý sẽ tác động tích cực đến tâm lý nhà đầu tư.

Thêm vào đó, vĩ mô Việt Nam đã và đang dần cho thấy bước chuyển mình mạnh mẽ trong nỗ lực tăng trưởng kinh tế khi GDP năm 2024 được dự báo đứng đầu khu vực ASEAN, đem đến kỳ vọng lớn cho năm 2025. Cùng với đó là triển vọng nâng hạng thị trường từ cận biên lên mới nổi khi Việt Nam đã hoàn thành 7/9 tiêu chí nâng hạng của FTSE.

VCBS dự báo lợi nhuận toàn thị trường tiếp tục tăng trưởng trong năm 2025, ở mức 12%, với động lực từ ngân hàng và bất động sản. Với kịch bản cơ sở, chỉ số VN-Index được dự báo có thể đạt 1.555 điểm với P/E của VN-Index đạt 14,6x và EPS thị trường +12%. Với kịch bản khả quan, chỉ số có thể đạt 1.663 điểm với kỳ vọng nâng hạng thị trường.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về kinh tế toàn cầu

Sự chú ý của thị trường hiện đang hướng đến dữ liệu lạm phát của Mỹ, được công bố trong tuần này, và một loạt báo cáo về lợi nhuận doanh nghiệp.

Chứng khoán châu Á giảm điểm do lo ngại về chính sách lãi suất của Mỹ Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á

Thị trường liên tục giảm điểm, nhà đầu tư có đang quá tiêu cực?

Tháng 1 là thời gian rất quan trọng, nếu tháng 1 tích cực thì cả năm cũng sẽ tích cực. Năm nay, tháng 1 khá xấu, với mức giảm từ đầu năm khoảng 4%, ông Nguyễn Việt Đức, Giám đốc Kinh doanh Số, Công ty CP Chứng khoán VPBank cho biết.

Bóng dáng Dragon Capital trong các đợt phát hành riêng lẻ của Chứng khoán Vietcap và MBS Giám đốc Dragon Capital: “Chu kỳ đầu tư mạnh mẽ đang dần hiện hữu, thị trường Việt Nam là cơ hội tốt”

Các quỹ mở “làm ăn” thế nào trong năm 2024?

Trong 1 năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam (VN-Index) đã ghi nhận mức tăng trưởng chỉ đạt 12,11%. Trong bối cảnh đó, nhiều quỹ đầu tư đã có kết quả kinh doanh tốt, thậm chí là còn vượt đỉnh cũ khi VN-Index còn đang lanh quanh ở mốc 1.180-1.280 điểm.

Quỹ ngoại quy mô 21.000 tỷ tiết lộ lý do đặt cược lớn vào cổ phiếu ngân hàng vừa vượt đỉnh Được dự báo sẽ sớm vượt Singapore, Thái Lan, Việt Nam sẽ cần bao lâu để quy mô GDP vượt mốc 1.000 tỷ USD?

Cổ phiếu của Viglacera mất gần 6 tháng để trở lại xu hướng tăng dài hạn

Bất chấp thị trường chứng khoán đang thể hiện những vận động bất ổn tuần qua, cổ phiếu VGC của Tổng Công ty Viglacera vẫn hoàn tất tuần tăng giá thứ 3 liên tiếp. Đáng chú ý, VGC đã trở lại với xu hướng tăng dài hạn.

Hạ tầng Gelex sắp “bỏ túi” hơn 280 tỷ đồng cổ tức từ Viglacera Tập đoàn GELEX trở thành cổ đông lớn tại Seaprodex

Chứng khoán HSC tạm ứng cổ tức tiền mặt vào cuối tháng 02/2025

CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh vừa có công bố thông tin bất thường về việc tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt và quyết định tái bổ nhiệm ông Trịnh Hoài Giang ở vị trí Tổng Giám đốc cho nhiệm kỳ 2025-2030.

Chứng khoán HSC công bố tăng vốn tỷ lệ 2:1, giá phát hành gần 1/3 thị giá ĐHĐCĐ bất thường HSC: Thông qua kế hoạch tăng vốn, dự báo lợi nhuận năm 2024 tăng 55%

Giám đốc Dragon Capital: “Chu kỳ đầu tư mạnh mẽ đang dần hiện hữu, thị trường Việt Nam là cơ hội tốt”

Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc đầu tư Dragon Capital đưa ra những dự báo lạc quan về tăng trưởng GDP cũng như thị trường chứng khoán, khả năng nâng hạng thị trường, tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp và cho rằng chu kỳ đầu tư mạnh mẽ đang dần hiệu hữu.

Dragon Capital bán ròng hơn 11 triệu cổ phiếu DXG, giảm sở hữu xuống dưới 10% Bóng dáng Dragon Capital trong các đợt phát hành riêng lẻ của Chứng khoán Vietcap và MBS