Wall Street Journal: Lạm phát cao khiến nhiều người Mỹ nghèo đi

Tỷ lệ người trưởng thành công bố tình hình tài chính xấu đi trong năm 2022 tăng lên mức 35%, cao nhất tính từ năm 2014 khi khảo sát này lần đầu được tiến hành.

Tình hình tài chính của người dân Mỹ trong mùa thu năm ngoái suy giảm đáng kể do lạm phát cao gây tổn hại đến thu nhập và tiết kiệm của họ, theo kết quả khảo sát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố vào ngày thứ Hai.

Theo bài đăng trên Wall Street Journal, khảo sát năng lực tài chính người dân Mỹ được thực hiện vào tháng 10/2022. Kết quả khảo sát cho thấy việc giá cả tăng cao khiến cho thêm nhiều hộ gia đình khó khăn về kinh tế dù rằng họ vẫn tiếp tục hưởng lợi từ thị trường lao động tăng trưởng tốt.

Tỷ lệ người trưởng thành công bố tình hình tài chính xấu đi trong năm 2022 tăng lên mức 35%, cao nhất tính từ năm 2014 khi khảo sát này lần đầu được tiến hành. Tính chung, khoảng 73% người trưởng thành Mỹ tham gia khảo sát cho biết họ đang sống ổn, tỷ lệ thấp hơn đáng kể so với con số 78% vào năm 2021 và 75% vào năm 2020.

Lạm phát là gánh nặng tài chính lớn nhất với người dân, theo nhấn mạnh của các quan chức Fed. Khoảng 54% người trưởng thành cho biết tình hình chi tiêu của họ chịu ảnh hưởng bởi việc giá cả tăng cao.

Người da màu trưởng thành, những bậc cha mẹ sống chung với con cái và những người tàn tật chịu ảnh hưởng nặng nề hơn từ căng thẳng tài chính kiểu này.

Ước tính khoảng 2/3 người trưởng thành công bố lạm phát khiến cho họ phải giảm tiêu dùng một số loại sản phẩm hoặc thậm chí ngừng luôn việc sử dụng. Khoảng 18% cho biết giá cả tăng cao khiến họ phải làm việc nhiều giờ hơn hoặc kiếm thêm công việc khác, 8% người trưởng thành đã đề nghị cần phải được tăng lương.

Quảng cáo

Mức độ tăng của giá cả đã hạ nhiệt tính từ khi khảo sát được thực hiện vào mùa thu năm ngoái, dù rằng lạm phát vẫn ở ngưỡng cao trong lịch sử. Trong tháng 4/2023, chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước, giảm đáng kể so với mốc 9,1% gần đây vào tháng 6/2022 và 7,7% của tháng 10/2022.

Trong suốt hơn 1 năm, Fed đã không ngừng nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát bằng cách hãm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong tháng này, Fed đã nâng lãi suất ngắn hạn lần thứ 10, nâng lãi suất liên bang lên mức cao nhất trong 16 năm.

Tình hình kinh tế nói chung đã suy yếu tính từ khi khảo sát về năng lực tài chính của người Mỹ được tiến hành. Tuy nhiên, thị trường lao động vẫn vững vàng, giới chủ doanh nghiệp Mỹ tuyển mới 253.000 việc làm trong tháng, thất nghiệp giảm xuống 3,4%.

Khoảng 30% người trưởng thành được tăng lương trong năm ngoái, tỷ lệ cao hơn đáng kể so với con số 30% của năm 2021, Fed công bố. Khoảng 13% người trưởng thành công bố họ đã đề nghị được tăng lương trong năm vừa qua, tỷ lệ này vào năm 2021 chỉ là 9%.

Người trưởng thành có học thức đề nghị tăng lương nhiều hơn, và khả năng họ theo đuổi một công việc mới hoặc tự nguyện nghỉ công việc cũ cao hơn so với năm trước. Chỉ 5% người trưởng thành mất việc trong năm liền trước, tỷ lệ giảm đáng kể so với con số 7% của năm 2021.

“Các hộ gia đình đang trải qua khoảng thời gian tình hình tài chính của họ xấu đi dù tình hình thị trường việc làm vẫn ổn, số lượng việc làm đang cần người cao chóng mặt”, chuyên gia kinh tế trưởng tại ING – ông James Knightley phân tích.

Lạm phát cao khiến cho người dân khó tiết kiệm hơn, kết quả khảo sát cho thấy. Ước tính khoảng 51% người dân giảm tiết kiệm bởi giá cả tăng cao. Khoảng 31% người trưởng thành chưa về hưu cho biết kế hoạch tiết kiệm của họ hiện vẫn đúng theo dự tính, tỷ lệ thấp hơn rất nhiều so với con số 40% vào năm 2021.

Tình hình tài chính của các gia đình xấu đi khiến cho người dân khó chi trả các chi phí bất thường hơn, kết quả khảo sát cho hay. 63% người trưởng thành cho biết họ gặp khó khăn trong việc chi tiêu khoản tiền từ 400USD trở lên, họ sẽ phải sử dụng đến thẻ tín dụng, con số này tương đương với năm 2019.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?